Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin trong nướcDoanh nghiệp dệt may trước áp lực tra soát chuỗi cung ứng

Doanh nghiệp dệt may trước áp lực tra soát chuỗi cung ứng

Phát sinh chi phí trong khi không có sự chia sẻ từ các nhãn hàng, doanh nghiệp dệt may đang rất lo lắng trước việc phải thực hiện tra soát chuỗi cung ứng.

san xuat det may

Với 90% sản lượng dành cho xuất khẩu, hợp tác với trên 60 nhãn hàng, May 10 đã quá quen với các cuộc đánh giá, tuy nhiên ông Nguyễn Tiến Dũng- Trưởng phòng QA, Tổng Công ty May 10- CTCP vẫn nhận định: Việc tra soát chuỗi cung ứng không dễ dàng.

“Riêng năm 2022 May 10 thực hiện 170 cuộc đánh giá, 60% trong số đó liên quan đến trách nhiệm xã hội, bình quân 1,8 cuộc/ngày. Điều này không chỉ tốn chi phí mà còn mất rất nhiều thời gian của doanh nghiệp”, ông Nguyễn Tiến Dũng nói.

Đại diện May 10 cũng cho hay: Hầu hết doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện đang sản xuất gia công, ngay cả với sản xuất FOB, chuỗi cung ứng do đối tác chỉ định, việc đánh giá được các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, lao động, truy xuất nguồn gốc rất khó khăn. Chưa kể, doanh nghiệp phải gánh thêm chi phí kiểm tra chất lượng sản phẩm, bên cạnh chi phí khác về lao động và môi trường.

“Có quá nhiều tiêu chuẩn mà không có nhiều sự khác biệt được đưa ra, dẫn đến tăng chi phí đầu tư và nguồn lực, cộng hưởng với chi phí sản xuất và người lao động cùng tăng nhưng giá bán lại giảm khiến doanh nghiệp đã khó càng thêm khó”, ông Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.

Cùng chung nỗi niềm với May 10, nhiều doanh nghiệp dệt may phản ánh: Các nhãn hàng có yêu cầu về thử nghiệm sản phẩm tương đối giống nhau, chẳng hạn kiểm tra hóa chất, trong khi đó chi phí thử nghiệm hóa chất cao, tới mấy chục nghìn USD. Cùng đó, có quá nhiều cuộc đánh gía từ các nhãn hàng, gây khó khăn và tiêu tốn nguồn lực của doanh nghiệp.

Ở góc độ vĩ mô toàn ngành, ông Trương Văn Cẩm- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng: Thực hiện tra soát chuỗi cung ứng mang 3 thách thức lớn cho dệt may Việt Nam. Thứ nhất, phải thay đổi nhận thức của cả hệ thống, từ cơ quan quản lý nhà nước, nhà sản xuất, nhãn hàng, thậm chí người tiêu dùng; doanh nghiệp phải thay đổi công nghệ, thay đổi quy trình nhận diện các bất lợi để có hành động ngăn ngừa và giảm thiểu những tác động. Thứ hai, tăng chi phí gây bất lợi trong cạnh tranh về giá. Thứ ba, có thể ảnh hưởng đến thu hút FDI vào ngành, nhất là với các nước đang và chậm phát triển.

Đảm bảo trách nhiệm xã hội với người lao động, sản xuất xanh… không còn tiêu chuẩn mềm trong xét chọn nhà cung ứng của các nhãn hàng mà đã được Chính phủ của các thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn xây dựng thành các quy định cứng. Đơn cử, Luật tra soát chuỗi cung ứng của Đức có hiệu lực từ ngày 1/1/2023, áp dụng cho các công ty có quy mô từ 3.000 lao động trở lên nhưng từ 1/1/2024 sẽ áp dụng cho các công ty có quy mô từ 1.000 lao động trở lên; Chỉ thị của EU về trách nhiệm tra soát tính bền vững của doanh nghiệp; Luật về trách nhiệm tra soát môi trường và quyền con người của Hà Lan…

Việc thực hiện tra soát chuỗi cung ứng khiến doanh nghiệp dệt may lo lắng bởi phát sinh nhiều chi phí. Tuy nhiên, bà Claudia Anselmi- Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, cho rằng: Cũng có cơ hội lớn được mở ra.

Tra soát chuỗi cung sẽ giúp Việt Nam phát triển hơn nữa thị trường của mình trong nhóm khách hàng EU, đồng thời giúp phân biệt Việt Nam với nhóm các quốc gia sản xuất không đạt chuẩn quốc tế. Đây sẽ là đà giúp Việt Nam thực hiện tốt hơn các cam kết trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU.

Quan trọng hơn, hành vi của các nhà mua hàng sẽ thay đổi, không nhảy từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Họ phải xây dựng mối quan hệ dài hạn với các nhà cung cấp đạt các tiêu chuẩn của chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng.

Nhận định dệt may là một ngành mang tính phân mảnh, các mối quan hệ kinh doanh ngắn hạn, bà Annabel Meurs- Trưởng bộ phận chuyển đổi chuỗi cung ứng của Quỹ May mặc Công bằng, thông tin: Tra soát chuỗi cung sẽ thay đổi tình trạng mất cân đối về quyền và trách nhiệm giữa nhãn hàng và nhà sản xuất. Các nhãn hàng áp đặt các tiêu chí lên nhà sản xuất, nhưng ít chịu trách nhiệm tra soát về nhân quyền và môi trường. Ngược lại, nhà sản xuất trong tình trạng yếu thế hơn, vừa phải chịu toàn bộ áp đặt của nhà mua hàng, vừa phải thực hiện hầu hết các trách nhiệm.

Chỉ thị của EU về trách nhiệm tra soát tính bền vững của doanh nghiệp đang được phía EU đẩy nhanh tốc độ thực hiện. Dự kiến tháng 5/2023 sẽ bỏ phiếu và đàm phán 3 bên liên quan về chỉ thị này của EU. Đồng nghĩa, trách nhiệm tra soát chuỗi cung ứng của các bên, bao gồm nhà cung ứng sẽ sớm phải thực hiện.

Để được thực hiện một cách công bằng, hiệu quả việc tra soát cần chia sẻ công bằng giữa các bên trong chuỗi cung ứng, không thể chỉ đẩy rủi ro và trách nhiệm về phía các nhà sản xuất và gia công.

“Cần có cam kết và định rõ trách nhiệm của từng bên và cách thức hợp tác, chia sẻ trách nhiệm. Thực hiện tra soát chuỗi cung ứng áp dụng ở cấp độ doanh nghiệp cung ứng cần có lộ trình và nên bắt đầu với các doanh nghiệp tiên phong, những doanh nghiệp có mức độ cam kết, nhận thức cao hơn và có năng lực, nguồn lực để triển khai”, Ông Lưu Tiến Chung- Phó Chủ tịch Vitas nói.

Nguồn: Kinh tế VN

Từ khóa: dệt may, tra soát chuỗi cung ứng

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007405640
Go to top