Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin trong nướcDoanh nghiệp Việt cần chuẩn bị gì để bắt nhịp cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0?

Doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị gì để bắt nhịp cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0?

Nền kinh tế số Việt Nam có thể đạt 50 tỉ USD vào 2025, nhưng để khai thác tiềm năng đó cần một công cụ để đánh giá mức độ sẵn sàng về đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt.

Ratnam 1

Tiềm năng của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 là không thể phủ nhận. Theo tính toán của Google, Temasek và Bain & Company, tổng giá trị hàng hóa nền kinh tế số Việt Nam 2022 đã đạt 23 tỉ USD và có thể lên tới 50 tỉ USD vào 2025.

Tiềm năng là vậy nhưng trên thực tế, vẫn còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa đặt ra yêu cầu chuyển đổi số một cách bức thiết. Thực tế này đặt ra câu hỏi về việc liệu các doanh nghiệp Việt có thể thích nghi và đương đầu với những thay đổi chóng mặt do tiến bộ công nghệ mang lại?

Câu hỏi đó phần nào được giải đáp trong Sách trắng với tiêu đề “Việt Nam thông minh 4.0, Lộ trình hướng tới nền kinh tế công nghệ cao” do công ty Consulus Việt Nam phối hợp với Đại học RMIT nghiên cứu và phát hành ngày 7/3 mới đây.

Thông qua nghiên cứu hơn 500 doanh nghiệp, bộ công cụ này đã đánh giá mức độ sẵn sàng và khả năng phục hồi của các công ty Việt Nam trên tám nhóm ngành khác nhau, bao gồm: giáo dục, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin, sản xuất, y tế/chăm sóc sức khỏe, bất động sản, khách sạn/du lịch và kinh doanh quốc tế.

Về thực trạng đổi mới của doanh nghiệp Việt, ông Võ Xuân Hoài, phó giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia đã chỉ ra, Việt Nam có những doanh nghiệp đi đầu trong chuyển đổi số, được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Thế nhưng, có một khoảng cách lớn giữa nhóm đi đầu và nhóm phía sau, bao gồm cả những ngành quan trọng của đất nước như công nghiệp chế biến, bán lẻ (chưa tới 1% áp dụng công nghệ hiện đại), hay nông nghiệp (hầu như không có kỹ thuật tự động chính xác).

Thực trạng đó đặt ra yêu cầu Việt Nam cần có một cái nhìn cụ thể về khả năng sẵn sàng trong chuyển đổi số áp dụng vào vận hành doanh nghiệp.

Bà Helena Phạm, Giám đốc điều hành của Consulus Việt Nam, đồng tác giả của Sách trắng, nhấn mạnh: “Nghiên cứu kết luận với những khuyến nghị và đề xuất thực tiễn để Việt Nam sẵn sàng hơn cho Công nghiệp 4.0, hướng tới trở thành nền kinh tế công nghệ cao, đồng thời chủ động tạo cơ sở hệ thống để giải quyết những thách thức của Công nghiệp 5.0”. 

Trong tiến trình đó, Singapore có thể là một đối tác quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và thúc đẩy chuyển đổi số một cách toàn diện. Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Singapore tại Việt Nam, Jaya Ratnam, lưu ý rằng Singapore và Việt Nam đã có Biên bản ghi nhớ về Quan hệ đối tác kinh tế số và kinh tế xanh mới kí kết. Đây sẽ là cơ sở để đưa hợp tác song phương lên tầm cao mới về năng lượng, tính bền vững, cơ sở hạ tầng, nền kinh tế số và đổi mới, cũng như tính kết nối, đặc biệt trong năm hai nước kỉ niệm 50 năm thiết lập ngoại giao và 10 năm kí kết quan hệ đối tác chiến lược.

Đánh giá về tác động của Sách trắng 4.0 của Consulus, ông Ratnam kỳ vọng đây sẽ là một công cụ quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu tiến tới chuyển đổi số toàn diện, đúng theo tinh thần của Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính đề ra trong Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10/2022, là “chuyển đổi số một cách toàn diện với sự tham gia của người dân, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan hành chính nhà nước”.

Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp

Từ khóa: doanh nghiệp Việt, cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402050
Go to top