Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin trong nướcNam Mỹ là thị trường tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam

Nam Mỹ là thị trường tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam

4001 xuat khau det may 1652591797Nam Mỹ là thị trường thời trang rất tiềm năng với dân số hơn 437 triệu người. Nhưng, người tiêu dùng khu vực Nam Mỹ ít biết đến các sản phẩm thời trang của Việt Nam. Hiện, xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Brazil chỉ từ 150 - 200 triệu USD/năm, Chile từ 70 - 90 triệu USD/năm, Peru khoảng 30 - 40 triệu USD/năm.

Với dư địa trên, doanh nghiệp hai bên vẫn còn nhiều cơ hội nâng cao kim ngạch thương mại.

Nguyên liệu cho dệt may chủ yếu là bông, thì Việt Nam nhập khẩu bông từ Brazil khoảng 300 - 500 triệu USD/năm. Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, khối lượng cũng như trị giá xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nam Mỹ còn hạn chế.

Ông Tài nhận định: “Mặc dù đã có tăng trưởng đáng kể nhưng mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước khu vực Nam Mỹ chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là đối với lĩnh vực thời trang. Hiện nay, ngành dệt may của Việt Nam rất phát triển, đáp ứng được nhiều đơn hàng lớn với mức độ yêu cầu cao nhưng mức độ cung ứng cho thị trường khu vực Nam Mỹ chỉ chiếm số lượng và kim ngạch hết sức hạn chế..."

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam đánh giá, sự hiểu biết về văn hóa dân tộc cũng như văn hóa tiêu dùng, phong tục tập quán... của các doanh nghiệp Việt Nam về các nước Nam Mỹ còn ít và ngược lại. Trong khi đó, nhiều nước Nam Mỹ là nước sản xuất dệt may lớn nên vừa mang tính hợp tác, vừa mang tính cạnh tranh với doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Theo ông Trương Văn Cẩm, cần sớm xúc tiến khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Khối thị trường chung Nam Mỹ và Việt Nam để doanh nghiệp dệt may Việt Nam và các nước Nam Mỹ hợp tác phát triển cùng có lợi.

“Sự hiểu biết về văn hóa dân tộc, văn hóa tiêu dùng, phong tục tập quán của các doanh nghiệp Việt Nam với các nước Nam Mỹ thì còn ít và ngược lại song các nước Nam Mỹ cũng là những nước sản xuất dệt may lớn. Chúng ta cũng phải tính đến là vừa hợp tác vừa có cạnh tranh để phát triển, các nước lớn là khu vực Nam Mỹ thì Việt Nam cũng chưa có ký kết hiệp định thương mại tự do. Chúng tôi cho rằng, cần những thông tin về xu hướng thị trường, nhu cầu như yêu cầu thị trường, làm thế nào để kết nối doanh nghiệp dệt may Việt Nam trực tiếp với các nước Nam Mỹ, đồng thời, tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại tại khu vực này, chia sẻ những thông tin về xúc tiến đầu tư để thu hút nhà đầu tư Nam Mỹ”, ông Trương Văn Cẩm nêu ý kiến.

Các Thương vụ Việt Nam tại khu vực Nam Mỹ cho rằng, sau dịch Covid-19 các quốc gia trong khu vực đều có xu hướng định hình lại chuỗi cung ứng, đa dạng hóa nguồn cung hàng hóa nhập khẩu, đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp, ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam, trong đó có dệt may đẩy mạnh xúc tiến thương mại, gia tăng sự hiện diện tại khu vực Nam Mỹ nhằm nâng cao thị phần và giá trị xuất khẩu.

Nguồn: Thương hiệu Công luận

Từ khoá: Nam Mỹ, dệt may, kim ngạch thương mại

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404476
Go to top