Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin trong nướcTrưởng đại diện IMF: Việt Nam có thể tránh được những cú sốc bên trong và bên ngoài

Trưởng đại diện IMF: Việt Nam có thể tránh được những cú sốc bên trong và bên ngoài

Trong bản báo cáo công bố mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay còn 5,2% thay vì 5,8% như dự kiến trước đây, và trong năm 2014 cũng vẫn là 5,2% thay vì 6,4%. Đây là mức hạ nhiều nhất trong các nước Đông Nam Á chỉ sau Singapore. Trong cuộc trao đổi giữa phóng viên TTXVN, ông Sanjay Kalra, Trưởng Đại diện IMF tại Việt Nam đã nhìn nhận Việt Nam không cần quá phụ thuộc vào kinh tế toàn cầu mà nên tìm cách để cải thiện chính mình để có được giá trị lớn hơn trong thị trường.

Phóng viên (PV): Xin ông làm rõ hơn những lý do khiến IMF điều chỉnh giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay từ 5,8% xuống còn 5,2%?

Ông Sanjay Kalra – Trưởng Đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam:

Lý do chính mà IMF hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam so với dự báo trước đây đó là do cải tổ kinh tế của Việt Nam trong khoảng thời gian này có dấu hiệu chậm lại. Bên cạnh đó tình trạng của hệ thống ngân hàng cũng như các doanh nghiệp cũng đã tỏ ra yếu hơn so với thời điểm dự báo trước đây của IMF. Đặc biệt các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với tình trạng giảm cầu trong nước đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Tôi muốn nhấn mạnh tới sự yếu đi của hệ thống ngân hàng khi mà tín dụng chưa chuyển mạnh vào nền kinh tế. Năm 2013, tăng trưởng tín dụng vẫn còn chậm khi mà vấn đề đến từ cả bên cung và bên cầu. Các ngân hàng thì cân nhắc cho doanh nghiệp vay khi mà chưa chắc về các diễn biến của nền kinh tế. Trong khi các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp hoạt động tốt cũng do dự vay vốn từ ngân hàng khi mà những khoản nợ cũ vẫn còn mà nền kinh tế lại chưa có những dấu hiệu chắc chắn về sự phục hồi. Và cuối cùng là những động thái chậm của Việt Nam trong những bước cải tổ các doanh nghiệp nhà nước.

PV: Mặc dù chúng ta còn rất nhiều vấn đề tồn tại, tuy nhiên theo ông đâu là những nhân tố có thể giúp Việt Nam duy trì được tăng trưởng trong thời gian tới?

Ông Sanjay Kalra:

Tôi cho rằng Việt Nam đã có rất nhiều thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua trong đó là lực lượng lao động trẻ so với các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên vấn đề hiện nay là làm sao để nâng cao kĩ năng cho lực lượng này, giúp họ có thể tiếp cận với những công việc có hàm lượng giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị của khu vực. Bên cạnh đó, nhìn vào tình hình thế giới hiện nay thì lãi suất cơ bản đang giảm, nguồn vốn vì vậy mà cũng có xu hướng dịch chuyển trên khắp thế giới trong đó các quốc gia có nền kinh tế vĩ mô ổn định sẽ là những ưu tiên. Năm 2012, kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả tích cực như lạm phát giảm, tỷ giá hối đoái ổn định, dự trữ ngoại hối đã tăng lên… Đây là những nhân tố sẽ giúp Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên để tạo ra một môi trường kinh doanh đầu tư thuận lợi thì Việt Nam cần phải tiếp tục quá trình cải cách hiệu quả, tạo ra cơ sở hạ tầng tốt, thiết lập hệ thống doanh nghiệp nội địa hiệu quả để tận dụng cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư lớn của nước ngoài.

PV : Dự báo của IMF cũng không mấy lạc quan về tình hình kinh tế thế giới trong năm nay và năm tới. Tình hình này có ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế Việt Nam?

Ông Sanjay Kalra:

Mặc dù là dự báo về tình hình kinh tế thế giới có vẻ không mấy lạc quan song lại có phần cải thiện hơn so với 6 tháng trước đây. Ví dụ như những nguy cơ ở thị trường Mỹ đã lắng dịu, những vấn đề nghiêm trọng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng đã phần nào được giải quyết… Những nền kinh tế phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản được dự báo tăng trưởng sẽ chậm trong nửa đầu năm nay nhưng với những tín hiệu trên chúng tôi hi vọng là tình hình sẽ có nhiều chuyển biến tích cực trong thời điểm cuối năm. Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở ngày càng lớn, là điểm đến của đầu tư nước ngoài, vừa là nơi cung và nơi cầu của thế giới. Vì vậy nếu kinh tế thế giới cải thiện sẽ giúp rất nhiều cho vấn đề xuất khẩu của Việt Nam . Tuy nhiên nếu nhìn vào tình hình của Việt Nam trong năm 2012 thì mặc dù kinh tế thế giới không mấy thuận lợi nhưng Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu lớn. Lý do ở đây chính là Việt Nam đang chuyển dần lĩnh vực xuất khẩu truyền thống như nông nghiệp…sang lĩnh vực có xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao hơn như điện tử… Vì vậy rõ ràng, Việt Nam không cần quá phụ thuộc vào kinh tế toàn cầu mà nên tìm cách để cải thiện chính mình để có được giá trị lớn hơn trong thị trường. Đồng thời có thể tránh được những cú sốc bên trong và bên ngoài./.

PV : Xin cảm ơn ông!

Theo TTXVN

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007405108
Go to top