Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin quốc tếTrung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu, nhiều quốc gia tìm cách ứng phó

Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu, nhiều quốc gia tìm cách ứng phó

Việc tăng lượng hàng hóa xuất khẩu đang tác động tích cực đến nền kinh tế Trung Quốc, nhưng lại gây lo ngại ở nhiều quốc gia.

1 tin11 13.03.2024

Trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 12/2023, các nhà lãnh đạo châu Âu cảnh báo rằng Trung Quốc đang bù đắp cho cuộc khủng hoảng bất động sản bằng cách xây dựng nhiều nhà máy hơn mức cần thiết. Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đã sản xuất 1/3 số lượng hàng hóa trên toàn thế giới, nhiều hơn cả Mỹ, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc cộng lại.

Trung Quốc vừa công bố số liệu xuất khẩu của nước này đã tăng mạnh hơn dự kiến trong tháng 1 và 2. Theo đó, xuất khẩu của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2024 đã tăng 7,1% so với một năm trước đó, lên 528 tỷ USD, vượt xa các dự báo tăng 3,9%, cao hơn nhiều mức tăng 2,3% trong tháng 12/2023.

Giới chuyên gia nhận định, sự bùng nổ xuất khẩu của Trung Quốc có thể thấy rõ qua thặng dư thương mại của nước này lớn nhất thế giới từng chứng kiến kể từ Thế chiến II. Những khoản thặng dư đó đồng nghĩa với thâm hụt thương mại ở các quốc gia khác, có thể là lực cản cho sự tăng trưởng của họ.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc ngày càng lớn không chỉ là do xuất khẩu tăng. Trung Quốc đã giảm hoặc ngừng mua nhiều hàng hóa sản xuất từ phương Tây như một phần của hàng loạt biện pháp phát triển kinh tế và an ninh quốc gia trong hai thập kỷ qua.

Theo tính toán của Brad Setser và Michael Weilandt, các nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Quốc tế, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York, thặng dư thương mại hiện nay của Trung Quốc bằng mức thặng dư lớn nhất mà Nhật Bản đạt được trong những năm 1980 hoặc Đức ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. 

Sự trỗi dậy của Trung Quốc đang làm nhiều quốc gia lo ngại và đang bắt đầu hành động. Tuần trước, Liên minh châu Âu (EU) thông báo rằng họ đang chuẩn bị thu thuế nhập khẩu đối với tất cả ô tô điện đến từ Trung Quốc. EU cho biết họ đã tìm thấy nhiều bằng chứng đáng kể cho thấy các cơ quan chính phủ Trung Quốc đã trợ cấp bất hợp pháp cho những mặt hàng xuất khẩu này- điều mà Bắc Kinh đã phủ nhận.

EU cũng đang cân nhắc các hạn chế nhập khẩu đối với tuabin gió và tấm pin mặt trời từ Trung Quốc. Ấn Độ tuyên bố vào tháng 9 năm ngoái rằng họ sẽ áp thuế đối với thép từ Trung Quốc. Thổ Nhĩ Kỳ đã phàn nàn rằng thâm hụt thương mại với Trung Quốc đang ngày càng lớn.

Ngoài thuế quan sắp áp dụng đối với các sản phẩm năng lượng sạch nhập khẩu, EU sẽ sớm áp dụng thuế đối với hàng nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới dựa trên lượng carbon dioxide làm thay đổi khí hậu thải ra trong quá trình sản xuất.

Loại thuế mới của EU được gọi là cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Nếu CBAM chính thức được áp dụng, điều này sẽ giáng mạnh vào hàng nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp từ Trung Quốc. Hai phần ba lượng điện ở Trung Quốc được tạo ra bằng cách đốt than gây ô nhiễm nặng, điều đó có nghĩa là nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước này sang châu Âu có thể bị ảnh hưởng bởi mức thuế mới.

Trong khi đó, chính quyền Tống thống Mỹ Joe Biden vẫn giữ nguyên mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc mà chính quyền  cựu Tổng thống Donald J. Trump đã áp dụng. Đặc biệt, mới đây Mỹ đã áp đặt một danh sách hạn chế đối với hàng xuất khẩu công nghệ cao của Mỹ.

Bà Katherine Tai, Đại diện thương mại Hoa Kỳ, đã đưa ra cảnh báo tại một sự kiện của Viện Brookings rằng Hiệp định Hoa Kỳ-Mexico-Canada, thay thế Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, sẽ được xem xét vào mùa hè năm 2026. 

Theo bà Tai, Mỹ có thể nhất quyết thắt chặt các quy định về nguồn gốc linh kiện, đặc biệt là ô tô. Bình luận này được đưa ra sau khi có ý kiến cho rằng, các linh kiện do Trung Quốc sản xuất được xuất khẩu sang Mexico để hoàn thiện và sau đó xuất khẩu sang Mỹ nhằm tránh bị áp thuế.

Tuy nhiên, ông  Zhiwei Zhang, chuyên gia kinh tế trưởng của Pinpoint Asset Management, cho rằng sự cải thiện của hoạt động xuất khẩu có thể củng cố niềm tin của các nhà hoạch định chính sách vào nền kinh tế Trung Quốc và hỗ trợ các mục tiêu chính sách của họ như giảm đòn bẩy tài chính của chính quyền địa phương.

Nhưng chuyên gia này cũng cảnh báo, Trung Quốc có nguy cơ lặp lại tình trạng tăng trưởng trì trệ trước đây của Nhật Bản vào cuối thập niên này, nếu giới chức trách lãnh đạo nước này không điều chỉnh lại nền kinh tế theo hướng chú trọng tiêu dùng hộ gia đình và phân bổ nguồn lực theo thị trường.

Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp

Từ khóa: Trung Quốc, lượng hàng xuất khẩu, thặng dư thương mại, CBAM

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403575
Go to top