Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin quốc tếTriển vọng kinh tế Đông Nam Á

Triển vọng kinh tế Đông Nam Á

dna

Các nền kinh tế Đông Nam Á đang hứng chịu nhiều cú sốc xảy ra gần như đồng thời, trong đó có đại dịch Covid-19, cuộc xung đột ở Ukraine và xu hướng thắt chặt tiền tệ toàn cầu.

Điều này gây ra những nguy cơ đối với Đông Nam Á, song cũng tạo ra nhiều cơ hội, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải thay đổi cũng như tăng cường hợp tác quốc tế.

Tiến sỹ Aaditya Mattoo - nhà kinh tế trưởng về Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng hiện vẫn còn quá sớm để nói đại dịch Covid-19 đã qua. Covid-19 vẫn đang tồn tại, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi dịch bệnh đang tác động tới hoạt động kinh tế, ảnh hưởng tới toàn bộ khu vực và thế giới.

Cú sốc thứ hai là xung đột tại Ukraine, khiến giá hàng hóa và nhiên liệu tăng đột biến, niềm tin kinh doanh bị lung lay và thị trường tài chính biến động hơn. Không chỉ vậy, thế giới còn đang phải trải qua cú sốc lạm phát, buộc các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới phải thắt chặt các chính sách tài chính và tiền tệ. Đây chính là những thách thức mới cho quá trình “phục hồi nửa chừng” của khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, những cú sốc, đặc biệt là từ Covid-19, cũng tạo ra những cơ hội mới. Thứ nhất, việc dịch chuyển chuỗi giá trị ra khỏi Trung Quốc đã mang lại lợi ích cho một số nước trong khu vực. Sự thay đổi này đã xảy ra trước đại dịch do mức lương thực tế của Trung Quốc tăng và dân số già. Malaysia cũng đã tận dụng lợi thế bằng cách thu hút các nhà sản xuất linh kiện điện tử và một số hoạt động có giá trị cao đang đến với Singapore.

Bên cạnh đó còn phải nhắc tới cơ hội từ việc triển khai nhanh hơn công nghệ trong khu vực. Hiện Đông Nam Á đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể về tự động hóa và số hóa, tác động đến cả sản xuất và đặc biệt là các dịch vụ như thương mại điện tử và thương mại xuyên biên giới.

Trước thực trạng trên, giới chuyên gia cho rằng các quốc gia cần theo đuổi cải cách giáo dục để tạo ra các kỹ năng cần thiết nhằm tận dụng các cơ hội mới nổi và tham gia vào chuỗi giá trị. Ngoài ra, các nước cần tập trung phát triển nguồn lực con người, đẩy mạnh hợp tác quốc tế đối với khí hậu và thương mại.

Nguồn: Hải quan

Từ khóa: triển vọng kinh tế, Đông Nam Á

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402121
Go to top