Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin quốc tếLạm phát là 'liều thuốc độc' đối với kinh tế toàn cầu

Lạm phát là 'liều thuốc độc' đối với kinh tế toàn cầu

istock1368385930crop 1655976622 600x400Châu Âu và Mỹ đang phải đối diện với rủi ro suy thoái trong bối cảnh các ngân hàng trung ương quyết liệt thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm sớm đẩy lùi lạm phát, theo CEO Deutsche Bank Christian Sewing. 

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) và ngân hàng trung ương Anh (BoE) đều có những động thái, với các mức độ khác nhau, nhằm sớm kéo giảm đà tăng giá.

Chỉ số giá tiêu dùng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu chạm ngưỡng cao kỷ lục 8,1% trong tháng 5, buộc ECB lần đầu tiên lên tiếng xác nhận họ sẽ tăng lãi suất sau kỳ họp tháng 7 tới. 

Lãnh đạo các ngân hàng trung ương và các chuyên gia kinh tế trên toàn thế giới thừa nhận rằng việc siết chính sách tiền tệ một cách quyết liệt là điều cần thiết để có thể sớm đẩy lùi lạm phát, nhưng đó cũng khiến cho rủi ro suy thoái kinh tế ngày một tăng lên trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó trước tác động của một loạt các yếu tố toàn cầu, trong đó có cuộc xung đột Nga - Ukraine. 

Với vị trí nằm sát vùng chiến sự và phụ thuộc lớn vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga, châu Âu trở nên dễ tổn thương hơn bao giờ hết. “Có một điều chắc chắn là: nếu nguồn cung khí đốt tới châu Âu bị cắt đứt, một cuộc suy thoái sẽ đến sớm hơn dự kiến”, ông Sewing chia sẻ. 

“Nhìn chung, chúng ta đang ở trong một giai đoạn hết sức khó khăn, với khả năng một cuộc suy thoái xảy ra tại Đức, hoặc tại châu Âu vào năm 2023 và có thể là năm 2024. Rủi ro suy thoái hiện tại cao hơn so với những năm trước đây, và nó không chỉ bắt nguồn từ cuộc chiến tại Ukraine, mà còn từ lạm phát và những thay đổi chính sách nhằm sớm kiểm soát nó”, ông chia sẻ. 

Bên cạnh xung đột Ukraine và các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga, lạm phát còn bắt nguồn từ tình trạng chuỗi cung ứng bị bóp nghẹt bởi nhu cầu hàng hóa sau đại dịch và sự quay trở lại của một loạt các biện pháp phòng Covid-19, đặc biệt là tại Trung Quốc. 

“Tình hình hết sức nghiêm trọng khi chúng ta có 3-4 yếu tố tác động tiêu cực tới nền kinh tế, và chúng xuất hiện vào cùng một thời điểm. Điều đó giải thích tại sao rủi ro suy thoái tại châu Âu và tại Mỹ hiện cao hơn bao giờ hết”, ông nhận định. 

Lạm phát là vấn đề lớn nhất

Nền kinh tế toàn cầu đang đối diện với một “cơn bão hoàn hảo” với sự xuất hiện của 3-4 “cơn gió chướng” mang theo rủi ro suy thoái.

Tuy nhiên, tất cả đều góp phần đẩy lạm phát lên cao và đây chính là mối lo lớn nhất.  

“Lạm phát chính là vấn đề khiến tôi lo lắng nhất, do vậy, tôi nhận định tín hiệu mà chúng ta nhận được từ các ngân hàng trung ương, trước đó là Fed và gần đây nhất là ECB, là hoàn toàn chính xác”, ông nói. 

“Chúng ta cần phải đẩy lùi lại lạm phát, vì nó chính là liều thuốc độc đối với nền kinh tế”, ông chia sẻ.

Nguồn: Người Đồng hành

Từ khóa: châu Âu, Mỹ, chính sách tiền tệ, chuỗi cung ứng, lạm phát

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007412926
Go to top