Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin hội nhập trong nướcPhát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ - cần thay đổi phương thức sản xuất và quản lý

Phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ - cần thay đổi phương thức sản xuất và quản lý

Trong vòng 7 năm qua, ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đã phát triển rất nhanh và trở thành một trong những ngành kinh tế mang lại giá trị xuất khẩu cao với kim ngạch năm 2013 dự kiến đạt 5,5 tỉ đô la Mỹ. Công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam hiện đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á, thứ 2 châu Á và thứ 6 trên thế giới. Tuy nhiên, trước áp lực tăng trưởng quá nhanh nhưng quy mô nhỏ, lại đang chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế và cạnh tranh của các nước, ngành công nghiệp chế biến gỗ gặp phải một số thách thức đối với sự phát triển mang tính ổn định, bền vững.

* Tăng trưởng nóng

Sản phẩm công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia trên thế giới; trong đó thị trường chủ yếu là Mỹ (40%), khối EU (30%), Nhật Bản (15%). Theo các chuyên gia, ngành công nghiệp chế biến gỗ tăng mạnh từ năm 2006 đến nay với hàng nghìn doanh nghiệp, nhà máy chế biến đồ gỗ, dăm gỗ được xây dựng, nhất là các doanh nghiệp, nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu. Với chi phí đầu tư thấp, thời gian hoàn vốn nhanh, đã có khoảng 100 doanh nghiệp với 112 nhà máy chế biến dăm gỗ được thành lập mới. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu từ đồ gỗ của Việt Nam đạt 1,93 tỉ đô la Mỹ thì đến năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đạt 4,67 tỉ đô la Mỹ; dự kiến năm nay đạt 5,5 tỉ đô la Mỹ. Trong giai đoạn này, mức tăng trưởng cả về sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu đều ở mức tăng trưởng nóng, trên dưới 14%/năm.

Ngoài việc đưa về giá trị xuất khẩu ngày càng cao, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến gỗ đã sử dụng một lượng lao động lên tới 250.000 người, góp phần hình thành nên một số khu công nghiệp chế biến tập trung, xây dựng nhiều cơ sở chế biến ván nhân tạo (ván sợi, MDF) quy mô lớn; tiêu thụ nguyên liệu rừng trồng trong nước… Hơn hết, ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã hội nhập mạnh mẽ thị trường quốc tế, tạo thị trường rộng lớn cho một lĩnh vực kinh tế của Việt Nam, tiếp cận nhiều công nghệ mới...

Ông Nguyễn Mạnh Dũng - Cục chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay: công nghiệp chế biến gỗ là động lực phát triển kinh tế lâm nghiệp, thúc đẩy trồng rừng, tăng cường sự hợp tác giữa các cơ sở chế biến gỗ với người trồng rừng. Việc kết hợp các khu vực sản xuất tập trung có quy mô đủ lớn và các vệ tinh góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Hiện tại, ngành công nghiệp chế biến gỗ là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của nhiều địa phương trong cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Định… Riêng tại Bình Định, được xem là trung tâm công nghiệp chế biến gỗ của cả khu vực miền Trung – Tây nguyên, hiện có 180 doanh nghiệp và cơ sở chế biến gỗ, giải quyết việc làm cho trên 35.000 lao động, thu nhập bình quân 2,8 – 3 triệu đồng/người/tháng. Giá trị công nghiệp chế biến gỗ chiếm đến hơn 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh và chiếm 45% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Trong giai đoạn từ 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân lĩnh vực công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định lên tới 14%/năm về sản phẩm gỗ và 12%/năm về kim ngạch xuất khẩu.

* Nhiều thách thức và áp lực chuyển đổi

Nếu chỉ nhìn vào con số thống kê, việc đứng đầu Đông Nam Á, thứ 2 châu Á và thứ 6 thế giới về giá trị xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ là điều đáng tự hào. Tuy nhiên, bên trong con số đó vẫn còn nhiều điều đáng lưu ý. Theo thống kê của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam , cả nước hiện có hơn 3.900 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến gỗ, tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố phía Nam . Trong đó, chỉ có 19 doanh nghiệp nước ngoài nhưng chiếm tới gần 50% giá trị xuất khẩu của ngành này.

Cục chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối đã thống kê các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ như sau: Xét theo số lao động thì 46% doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, 49% quy mô nhỏ, 1,7% quy mô vừa và chỉ có 2,5% quy mô lớn. Xét về vốn đầu tư thì hơn 93% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, 5,5% quy mô vừa và chỉ có 1,2% doanh nghiệp quy mô lớn. Việc hầu hết các doanh nghiệp có quy cũng tạo áp lực cho chính các doanh nghiệp và cả ngành công nghiệp chế biến gỗ. Việc đầu tư công nghệ, hệ thống sản xuất quản lý hiện đại, khoa học nhằm giảm giá thành sản phẩm và nâng cao giá trị tăng thêm rất khó khăn. Tại nhiều doanh nghiệp nước ngoài, mỗi công nhân tạo nên giá trị sản phẩm xuất khẩu lên tới hàng chục ngàn đô la Mỹ mỗi năm; trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam con số này thấp hơn khoảng 10 lần (1.000 đô la Mỹ/công nhân/năm).

Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định, ông Đỗ Xuân Lập nói: Chưa kể các quốc gia phát triển về công nghiệp chế biến gỗ, mà sự chênh lệch về công nghệ ngay tại các doanh nghiệp trong nước cũng rất cao. Tại Đồng Nai, có doanh nghiệp chỉ sử dụng 600 lao động nhưng mỗi tháng xuất khẩu 150 container sản phẩm; trong khi đó, với các doanh nghiệp tại Bình Định, để làm ra lượng sản phẩm như thế cần đến 2.500 người. Tại các quốc gia phát triển mạnh về lĩnh vực này, dây chuyền sản xuất hiện đại giúp họ tránh sai sót trong quá trình sản xuất; giảm thiểu tối đa thời gian lưu kho và ứ đọng vốn. Họ dùng dòng chảy sản xuất để đánh giá chất lượng sản phẩm thay cho việc công nhân phải kiểm tra từng sản phẩm.

Hàng loạt các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ gặp khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và hiện đang chịu sự cạnh tranh rất mạnh từ các quốc gia khác trong khu vực. Tỉnh Bình Định có trên 180 doanh nghiệp, đơn vị công nghiệp chế biến gỗ nhưng từ đầu năm đến nay chỉ có khoảng 5 doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tuy nhiên, đằng sau những thách thức đều có những cơ hội. Các thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn trên thế giới đang dành nhiều ưu tiên cho Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất. Vấn đề khó là từ trước đến nay, thế mạnh của phần lớn doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam là đồ gỗ ngoài trời. Vì vậy, các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ cần nhanh chóng chuyển đổi từ sản xuất đồ gỗ ngoài trời sang sản xuất đồ gỗ nội thất. Hầu hết doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ nên việc chuyển đổi luôn luôn gặp khó khăn, nhưng nếu liên kết với nhau giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ vẫn cho thấy hiệu quả. Điều chính yếu là phải thay đổi phương thức sản xuất và quản lý, nâng cao trình độ thương mại quốc tế của bản thân các doanh nghiệp.

Vấn đề khó khăn, giảm thiểu sức cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam thường được lý giải do vấn đề nguyên liệu, sản phẩm công nghiệp phụ trợ… Tuy nhiên, ông Đỗ Xuân Lập cho rằng, vấn đề nguyên liệu không quá khó khăn vì Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy hoạch rừng trồng, rừng tự nhiên; thị trường nhập khẩu gỗ của Việt Nam cũng rất lớn từ các nước châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Phi và cả khu vực Đông Nam Á. Cả vấn đề nhập khẩu nguyên liệu phụ trợ cũng không mang tính quyết định. Điều chính yếu nhất là các doanh nghiệp chế biến gỗ phải thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, tạo dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất lao động, cải thiện trình độ thương mại quốc tế.

Một vấn đề khác cũng được Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam nêu ra, đó là mẫu mã các sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam rất giống nhau. “Tại nhiều hội chợ quốc tế, khách hàng hầu như không nhận biết sự khác biệt mẫu mã hàng đồ gỗ giữa các doanh nghiệp của Việt Nam . Cứ nhìn 19 doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ nước ngoài tại Việt Nam thì rõ, doanh nghiệp của chúng ta thì khó khăn, nhưng họ thì vẫn phát triển và ngày càng mở rộng quy mô sản xuất” – ông Lập nhấn mạnh.

Theo TTXVN

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403701
Go to top