Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin hội nhập trong nướcNăm 2012: Hàng nhập khẩu vào Việt Nam được ưu đãi thuế

Năm 2012: Hàng nhập khẩu vào Việt Nam được ưu đãi thuế

(TBKTSG) - Nhiều hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tiếp tục được cắt giảm thuế trong năm 2012, trong đó có nhiều dòng thuế được đưa xuống 0%, theo cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại hàng hóa.

Về song phương, Việt Nam đã ký kết và đang thực hiện Hiệp định đối tác Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam có cam kết gỡ bỏ dần hàng rào thuế quan để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (ATIGA), và Hiệp định thương mại hàng hóa (FTA) giữa ASEAN và năm nước trong khu vực Đông Á gồm FTA ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), FTA ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA), FTA ASEAN-Nhật Bản (AJCEP), FTA ASEAN-Úc-New Zealand (AANZFTA), và FTA ASEAN-Ấn Độ (AITIG).

Nhiều hàng nhập từ ASEAN có thuế 0%

Theo Bộ Tài chính, Việt Nam đã cam kết cắt giảm 9.368 dòng thuế. Trong đó từ ngày 1-1-2012 đến năm 2014, Việt Nam tiếp tục cắt giảm thuế với mức thuế suất đã công bố theo Quyết định số 36/2008/QĐ-BTC về ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt CEPT/AFTA giai đoạn 2008-2013.

Tuy nhiên, theo sửa đổi mới đây, trong năm 2012, khoảng 1.600 dòng thuế thuộc ngành đẩy nhanh hội nhập (PIS) được đưa xuống mức 0% thay vì 5% như Quyết định số 36 nói trên. Theo đó, các mặt hàng như thủy sản, cao su và sản phẩm cao su, dệt may, sản phẩm công nghệ thông tin, thiết bị và sản phẩm y tế, gỗ và sản phẩm gỗ, điện tử... sẽ được hưởng thuế suất 0%.

Ngoài ra, theo cam kết, trong năm 2012, nhiều mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam được cắt giảm xuống còn một nửa. Cụ thể, theo Bộ Tài chính, có 44 dòng thuế gồm các mặt hàng thịt gà, thóc, gạo lứt, chanh, bưởi, các sản phẩm từ thịt heo (như xúc xích, thịt đóng hộp), các sản phẩm chế biến từ trâu, bò, được cắt giảm từ các mức 10-20% xuống còn 5-10%.

Để được hưởng các ưu đãi thuế quan trên, hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN phải có hàm lượng ASEAN từ 40% trở lên và có giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D. Ngoài ra, hàng hóa được sản xuất tại khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường nội địa cũng được hưởng ưu đãi này nếu đáp ứng quy định về xuất xứ và có chứng nhận mẫu D do Bộ Công Thương cấp.

Giảm 200 dòng thuế cho hàng hóa Trung Quốc

Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, trong năm 2012, gần 200 dòng thuế được cắt giảm, với mức cắt giảm khoảng 5-10 điểm phần trăm so với năm 2011, và hơn 8.700 dòng thuế còn lại vẫn giữ nguyên thuế suất như năm 2011. Cắt giảm nhiều nhất, với mức giảm 10 điểm phần trăm, là các sản phẩm: bộ đồ ăn, dụng cụ nhà bếp, đồ gia dụng, sản phẩm vệ  sinh bằng sứ, sản phẩm trang trí bằng gốm sứ, máy hút bụi, máy đánh bóng sàn, xe tải van, xe tải thông thường trên hoặc dưới 5 tấn, xe đạp máy và xe gắn máy.
\"\"Các mặt hàng được cắt giảm thuế suất từ 15% xuống còn 10% là: gạo, một số loại dầu thực vật, nước khoáng, đồ uống, mỹ phẩm, một số sản phẩm từ gỗ (quạt, tăm tre...), một số sản phẩm sắt thép (kìm, khóa, bản lề), lò vi sóng, bình đun nước nóng nhanh; thuế giảm từ 15% xuống 5% là webcam và camera; hay từ 20% xuống 15% là quạt (quạt bàn, quạt hộp, quạt tường, quạt trần).

Nhìn chung, Việt Nam có lộ trình cắt giảm thuế khá chậm trong thời gian năm năm đầu kể từ khi FTA ASEAN-Trung Quốc được ký kết vào năm 2004, nhưng lại nhanh hơn từ giai đoạn 2010-2015. Từ ngày 1-1-2008, Việt Nam đã áp dụng thuế suất 0% với các mặt hàng nông sản chưa chế biến nhập khẩu từ Trung Quốc (từ chương 1 đến chương 8 trong biểu thuế nhập khẩu).

Ngoài ra, nhiều sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản từ ngày 1-4-2011 đến 31-3-2012 đều được giảm thuế với mức giảm trung bình từ 0,5-3 điểm phần trăm so với thuế suất áp dụng từ ngày 1-4-2010 đến ngày 31-3-2011. Đó là các sản phẩm: cá, kẹo, ca cao, mì, miến, rau quả, nước ép..., theo cam kết của Việt Nam trong Hiệp định đối tác Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA).

Tuy nhiên, nhìn chung, so với ATIGA và ACFTA, lộ trình cắt giảm thuế mà Việt Nam cam kết trong VJEPA, FTA ASEAN-Nhật Bản, và ASEAN-Hàn Quốc có chậm hơn và không mạnh bằng. Trong đó, 90% số dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam được giảm thuế từ năm 2007, và giảm về 0% vào năm 2016, một số linh hoạt đến năm 2018. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản, có 92% tổng dòng thuế có mức thuế 0% vào năm 2026, trong đó khoảng 85% sẽ có mức thuế 0% vào năm 2020, theo VJEPA. Có một số mặt hàng được cắt giảm thuế mạnh hơn trong VJEPA so với AJCEP, nhưng có một số mặt hàng lại ngược lại. Theo Bộ Tài chính, thuế suất FTA ASEAN-Hàn Quốc trong năm 2012 sẽ bằng với thuế suất trong năm 2011.

Ngoài ra, nhiều sản phẩm nhập khẩu từ Úc, New Zealand cũng được giảm thuế trung bình 5 điểm phần trăm, như cá, sữa, rau quả, các chế phẩm ăn được, thuốc lá chưa chế biến, muối, mỹ phẩm, xà phòng, vải, quần áo... Trong khi đó, đối với FTA ASEAN - Ấn Độ, trong năm 2012, nhiều sản phẩm cũng được giảm thuế, nhưng mức giảm không đáng kể, giảm thêm từ 0,5-3 điểm phần trăm so với năm 2011.

Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401777
Go to top