Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin hội nhập trong nướcTP Hồ Chí Minh đưa hàng Tết đến tay người dân

TP Hồ Chí Minh đưa hàng Tết đến tay người dân

 

Nguồn cung dồi dào
 
Thông tin từ các doanh nghiệp cho thấy, đến nay các doanh nghiệp đã xây dựng và chuẩn bị xong nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Thìn. Trong đó, nguồn cung từ các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường chiếm từ 30% đến 40% thị phần; nguồn cung từ các chợ đầu mối chiếm từ 40% đến 50% thị phần. Ðể có được lượng hàng hóa phục vụ mùa Tết, Liên hiệp HTX thương mại thành phố (Saigon Co.op) đã chi hơn 2.770 tỷ đồng, trong đó chuẩn bị cho hàng bình ổn thị trường là hơn 906 tỷ đồng; Công ty Vissan dành hơn 958 tỷ đồng, riêng các mặt hàng bình ổn thị trường chiếm 654,55 tỷ đồng; Công ty Phạm Tôn dành gần 433 tỷ đồng; Công ty Thực phẩm công nghệ Sài Gòn dành 230 tỷ đồng...
 
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Hồng, tổng nguồn vốn các doanh nghiệp chủ động huy động để chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho ba tháng trước, trong và sau Tết đạt hơn 5.566 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn dành cho các mặt hàng bình ổn thị trường hơn 2.830 tỷ đồng, các mặt hàng ngoài Chương trình bình ổn thị trường là 2.735,5 tỷ đồng. Nhờ vậy, nguồn hàng hóa tích trữ tăng gấp ba đến bốn lần so kế hoạch thành phố giao, chiếm 30%-40% nhu cầu thị trường.
 
Trong đó, nhiều mặt hàng có lượng dự trữ khá cao như: gạo, nếp (doanh nghiệp có khả năng cung ứng đến 22.360 tấn, vượt 42% kế hoạch được giao); đường RE (khả năng cung ứng khoảng 10.900 tấn, vượt 68% kế hoạch); dầu ăn (khả năng cung ứng khoảng 6.130 tấn, vượt 145%);  thịt gia súc (khả năng cung ứng được 14.830 tấn, vượt 36%); thịt gia cầm (khả năng cung ứng được 13.750 tấn, vượt 149%); thực phẩm chế biến (chuẩn bị 8.479 tấn, vượt 155%); trứng gia cầm (chuẩn bị 98 triệu quả, vượt 61%)...
 
Cùng với các doanh nghiệp sản xuất, các nhà phân phối cũng về vào cuộc để phục vụ Tết khá rôm rả. Hệ thống siêu thị Co.opMart đã tăng lượng hàng thiết yếu lên gấp bốn lần so tháng kinh doanh bình thường. Tổng lượng hàng được dự trữ khoảng 24 nghìn tấn với tổng số vốn 2.800 tỷ đồng. Còn siêu thị Maximart thì tăng gấp ba lần lượng hàng hóa so ngày thường; hệ thống siêu thị Big C chuẩn bị lượng hàng hóa tăng từ 25% đến 30% so cùng kỳ.
 
Bên cạnh đó, lượng hàng về ba chợ đầu mối của thành phố đã tăng 80% đến 100% so ngày thường, các mặt hàng tăng mạnh là thịt gia súc, rau củ quả và trái cây. Ngoài ra, nhằm tăng thêm mặt hàng thực phẩm cung ứng cho người dân thành phố, Hội Lương thực, thực phẩm, các công ty, doanh nghiệp lớn sản xuất đồ uống, bánh kẹo, dầu ăn... đóng trên địa bàn cũng đưa ra kế hoạch đáp ứng nguồn hàng Tết. Riêng mặt hàng bánh kẹo, lượng cung tương đối dồi dào với nhiều sản phẩm mới và thiết thực hơn.
 
Ổn định giá cả, hàng Việt “lên ngôi”
 
Không những tăng lượng cung mà các doanh nghiệp phân phối còn tung ra nhiều chương trình hấp dẫn người tiêu dùng trong mùa mua sắm cuối năm. Saigon Co.op và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) tăng thời gian bán hàng thêm bốn giờ mỗi ngày, mở cửa sớm hơn và đóng cửa trễ so ngày thường, phục vụ đến 29 Tết và sẽ mở cửa bán hàng trở lại từ sáng mùng 2 Tết.
 
Hệ thống siêu thị Big C tăng thời gian bán hàng hai giờ mỗi ngày, mở cửa phục vụ đến 29 Tết và sẽ mở cửa bán hàng trở lại từ sáng mùng 3 Tết. Big C còn thực hiện khuyến mãi giảm giá từ 5% đến 50% đối với hơn 3.000 mặt hàng cho đến ngày 29 Tết. Hệ thống siêu thị Vinatexmart thì giảm giá từ 20% đến 50% các sản phẩm thiết yếu như: sản phẩm may mặc, đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm, thực phẩm. Tập đoàn CP, mỗi ngày cung cấp cho thị trường thành phố khoảng 800 đến 1.000 con heo thịt, 300 tấn xúc xích và bốn triệu quả trứng/tháng, cam kết tăng lượng hàng Tết từ 20% đến 30% và không tăng giá...
 
Cùng với những doanh nghiệp khác, Saigon Co.op cũng sẵn sàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp Tết với giá cả ổn định. Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op Bùi Hạnh Thu cho biết: Ðến nay, nhờ bền bỉ với chiến lược nội địa hóa, hàng Việt Nam đã chiếm tỷ trọng hơn 90% trong cơ cấu hàng hóa của Co.opMart. Riêng mùa Tết này, hàng sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ 95% các mặt hàng kinh doanh tại các Co.opMart.
 
Theo đánh giá của Sở Công thương, phần lớn hàng hóa được sản xuất trong nước có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá cả rẻ hơn hàng ngoại cùng loại từ 15% đến 20%. Ðến thời điểm hiện nay, các đơn vị đã chuẩn bị cơ bản lượng hàng hóa phục vụ Tết và cam kết đủ nguồn hàng cung ứng với giá cả ổn định.
 
Với quan điểm không để thiếu hàng lẫn tăng giá đột biến, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Hồng cho biết thêm: UBND thành phố đã chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện việc kiểm tra công tác bình ổn thị trường của các doanh nghiệp tham gia các Chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố, kiểm tra công tác tạo nguồn, cung ứng hàng hóa.
 
Qua kiểm tra cho thấy, các doanh nghiệp đã cung ứng hàng hóa ra thị trường kịp thời, đầy đủ, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Số lượng hàng bình ổn giá đã cung ứng ra thị trường kiểm tra trên chứng từ phù hợp với số liệu báo cáo của doanh nghiệp. Tiếp đó, kiểm tra trực tiếp hoạt động sản xuất, chăn nuôi, thu mua tạo nguồn hàng của các doanh nghiệp tại các tỉnh miền Ðông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.
 
Bên cạnh đó, kiểm tra trực tiếp 76 điểm bán bình ổn giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Ngoài ra, các đoàn thanh tra và kiểm tra liên ngành cũng phối hợp kiểm tra 242 siêu thị, cửa hàng tiện ích, 143 sạp chợ. Qua đó, nhắc nhở doanh nghiệp, điều chỉnh thông tin 36 điểm bán do vi phạm về treo băng-rôn, niêm yết giá, trưng bày, thông tin địa chỉ chưa chính xác.
 
Mở rộng mạng lưới phân phối
 
Phó Giám đốc Sở Công thương thành phố Lê Ngọc Ðào cho biết: Hiện nay thành phố đã có 2.568 điểm bán hàng thuộc Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu (tăng 380 điểm so Tết Tân Mão 2011 và tăng 252 điểm so thời điểm đầu Chương trình, ngày 1-4-2011).
 
Mục tiêu của Chương trình năm 2011 và Tết Nhâm Thìn 2012 là tập trung phát triển điểm bán đến các quận, huyện ven ngoại thành, khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX-KCN), chợ truyền thống.
 
Ðến nay, thành phố đã phát triển được 879 điểm bán bình ổn thị trường tại 151 chợ truyền thống, 467 điểm bán tại các quận, huyện ngoại thành. Ðáng mừng là trong tháng 7-2011, huyện Cần Giờ đã có được năm cửa hàng tiện ích và sáu điểm bán lẻ các mặt hàng bình ổn thị trường.
 
Ngày 12-1 vừa qua, siêu thị Co.opMart đầu tiên đã được khai trương tại thị trấn Cần Thạnh. Bên cạnh đó, các KCX-KCN cũng có thêm chín điểm bán hàng cố định và hai điểm bán hàng lưu động (tại KCN Tây Bắc Củ Chi, của Công ty Ba Huân) phục vụ công nhân. Ðặc biệt, các doanh nghiệp phân phối và sản xuất hàng đầu của thành phố như Saigon Co.op, SATRA, Vissan... đã phát triển được thêm 315 cửa hàng tiện ích.
 
Ngoài ra, nhằm đưa hàng bình ổn thị trường đi sâu vào địa bàn dân cư, Sở Công thương đã giao SATRA và Saigon Co.op làm đầu mối, phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ và Thành đoàn thành phố xây dựng mô hình “Cửa hàng Co.op” và “Tiệm tạp hóa Thanh niên”.
 
Ðến nay, các chị em hội viên đã tham gia mở 459 điểm bán hàng bình ổn thị trường, gồm: 294 điểm tại 51 chợ truyền thống, 161 điểm bán trong khu dân cư, ba cửa hàng Co.op tại hộ gia đình, bốn điểm bán tại huyện Cần Giờ. Hiện Hội đang tiếp tục giới thiệu 14 chị em có mặt bằng đăng ký tham gia. Còn Thành đoàn thì đã phát triển được 14 điểm bán và tham gia quản lý sáu cửa hàng tiện ích tại các KCX-KCN, hiện đang khảo sát và chuẩn bị mở thêm ba điểm tại huyện Nhà Bè và quận 8 trong thời gian trước Tết Nguyên đán.
 
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Hồng thì cho biết: Nhờ thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt trong phát triển siêu thị, cửa hàng, điểm bán tại các KCX-KCN, các quận ven, huyện ngoại thành nên đến nay đã có 4.230 điểm bán hàng bình ổn của 36 doanh nghiệp tham gia Chương trình, tăng 1.015 điểm so thời điểm ban đầu, giảm được phần nào khó khăn của người dân trong cuộc sống hằng ngày.
 
Cùng với đó, thành phố sẽ tiếp tục tăng tần suất đưa hàng hóa về các khu dân cư, các KCX-KCN thông qua công tác đưa các chuyến hàng và tổ chức hội chợ đưa hàng Việt về nông thôn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của người dân vùng ngoại thành, người lao động có thu nhập thấp và công nhân trong các KCX-KCN.
 

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402226
Go to top