Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin hội nhập Quốc TếHoa Kỳ bãi bỏ việc tính thuế hai lần

Hoa Kỳ bãi bỏ việc tính thuế hai lần

Theo tin từ tờ báo Washington Trade Daily tại Geneva, Hoa Kỳ đã đồng ý thực thi khuyến nghị của Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO (DSB) trong vụ việc DS379 đối với việc Hoa Kỳ đồng thời áp biện pháp chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) cho một số danh mục hàng hóa (bao gồm: ống thép tròn cacbon, lốp địa hình, ống thép chữ nhật và bao tải dệt) từ Trung Quốc - nước có nền kinh tế phi thị trường (NME).Thời hạn để Hoa Kỳ thực thi khuyến nghị của DSB là đến 25/3/2012.

WTO đã công nhận rằng Hoa Kỳ đồng thời áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đã dẫn đến việc tính thuế hai lần (double counting). WTO đã kết luận rằng “Việc tính thuế hai lần, nghĩa là bù trừ cùng một khoản trợ cấp hai lần thông qua việc áp đồng thời thuế chống bán phá giá tính toán trên cơ sở phương pháp nền kinh tế phi thị trường và thuế chống trợ cấp là không phù hợp với Điều 19.3 Hiệp định Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM)”. Điều 19.3 quy định mức thuế chống trợ cấp phải được cơ quan điều tra xác định ở mức độ phù hợp (appropriate).

Cơ quan Phúc thẩm cũng phản bác quyết định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) rằng việc các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước (SOEs) cung cấp nguyên liệu đầu vào là gây ra trợ cấp. Cơ quan Phúc thẩm cho rằng Hoa Kỳ đã vi phạm Hiệp định SCM khi giả định rằng những doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước  cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà sản xuất bị điều tra của Trung Quốc thì bị coi là các tổ chức công (public body) , coi đây là các khoản đóng góp tài chính (financial contributions) của chính phủ. Đối với vấn đề “tổ chức công” theo Điều 1.1 của Hiệp định SCM, Cơ quan Phúc thẩm đã đưa ra định nghĩa là: “tổ chức công là một thực thể sở hữu, thực thi hoặc được trao thẩm quyền mang tính nhà nước chứ không phải là một thực thể do nhà nước kiểm soát hoặc làm chủ”. Vì vậy, việc xác định một tổ chức công không dựa nhiều vào quan hệ sở hữu hoặc kiểm soát giữa nhà nước và thực thể đó mà tập trung nhiều hơn vào phân tích chức năng, hoạt động của thực thể đó.

Cơ quan Phúc thẩm cũng bác bỏ các cáo buộc của Hoa Kỳ rằng tất cả các thực thể do chính phủ kiểm soát- bao gồm những doanh nghiệp mà chính phủ nắm giữ sở hữu đa số- là không thể tách biệt được với chính phủ khi Hoa Kỳ áp thuế đối kháng.

Có thể coi đây là một thắng lợi lớn đối với Trung Quốc bởi những kết luận có tính chất bất lợi với Hoa Kỳ mà Cơ quan Phúc thẩm đưa ra đối với vấn đề “tổ chức công” và “tính thuế hai lần” là những vấn đề đặc biệt liên quan đến các nền kinh tế phi thị trường. DOC sẽ phải sửa lại những quyết định hiện tại đối với 4 vụ điều tra AD/CVD đang tranh chấp để đảm bảo phù hợp với kết luận của Cơ quan Phúc thẩm tại vụ việc DS379.

Tuy nhiên, kết luận của Cơ quan Phúc thẩm chỉ được áp dụng cho vụ việc cụ thể DS379. Cơ quan Phúc thẩm không ra kết luận rằng Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) bị cấm hoàn toàn việc sử dụng điều tra đồng thời chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường mà chỉ cho rằng việc tính thuế hai lần là vi phạm luật WTO. Do cả hai Hiệp định chống bán phá giá (AD), Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) và pháp luật của Hoa Kỳ không đề cập đến vấn đề tính thuế hai lần, nên Hoa Kỳ sẽ không phải sửa đổi các quy định về chống bán phá giá và chống trợ cấp. DOC chỉ cần phát triển được một phương pháp “đánh giá liệu việc tính thuế hai lần có phải là do đồng thời áp dụng AD/CVD hay không” và loại bỏ phương pháp gây ra tính thuế hai lần là được. Vì vậy, khả năng Hoa Kỳ sẽ chỉ thay đổi phương pháp tính toán (cụ thể hơn là công thức tính toán) biên độ bán phá giá đối với một nước có nền kinh tế phi thị trường (và chỉ sửa đổi khi họ điều tra vụ việc chống bán phá giá đồng thời với điều tra chống trợ cấp, nếu họ chỉ điều tra vụ việc chống bán phá giá thì không cần phải sửa đổi). Có rất ít khả năng DOC sẽ không cho phép điều tra đồng thời AD/CVD đối với hàng nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường.

Trong vụ việc DS379, rất nhiều nước (EU, Argentina, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Nhật Bản) ủng hộ Hoa Kỳ vì họ có lợi ích chung trong việc áp dụng đồng thời cả chống trợ cấp và chống bán phá giá đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường.

Xét về mặt định nghĩa trong Hiệp định WTO thì Trung Quốc đã đạt được một thắng lợi lớn. Những kết luận của Cơ quan Phúc thẩm sẽ buộc Hoa Kỳ phải có những thay đổi trong chính sách của mình về việc áp dụng thuế chống trợ cấp đối với các nền kinh tế phi thị trường nhưng về mặt thực tế việc Hoa Kỳ tuân thủ các kết luận của Cơ quan Phúc thẩm là không dễ dàng do Hoa Kỳ có rất nhiều quyết định liên quan đến việc tính thuế hai lần cần phải sửa đổi. Hoa Kỳ vẫn còn “cánh cửa rất rộng” để tiếp tục các cuộc điều tra đồng thời chống trợ cấp, chống bán phá giá của mình trong thời gian tới (trước khi Trung Quốc được công nhận là có nền kinh tế thị trường vào năm 2016 và Việt Nam vào năm 2018 theo Thỏa thuận gia nhập WTO của mỗi nước).

Có thể nói, những kết luận này của Cơ quan Phúc thẩm sẽ có tác động đáng kể trong quá trình đàm phán giữa Hoa Kỳ và các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường (trong đó có Việt Nam). Trước khi có kết luận này của Cơ quan Phúc thẩm, các vụ việc thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đã áp đối với Trung Quốc và các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường cũng như nguy cơ của các vụ kiện trong tương lai trở thành một gánh nặng rất lớn đối với các nền kinh tế đó và là một công cụ rất mạnh được Hoa Kỳ sử dụng.

Kết luận của Cơ quan Phúc thẩm cũng tạo ra một tiền lệ tốt cho các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, đặc biệt là Việt Nam vì năm 2009, Hoa Kỳ đã điều tra và áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm túi nhựa PE nhập khẩu từ Việt Nam. Với việc bị áp đồng thời thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp, doanh nghiệp xuất khẩu túi nhựa PE của Việt Nam gần như không còn cơ hội xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, Tòa Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (CIT) đã ra phán quyết rằng phương pháp CVD NME của DOC trong vụ kiện đối với sản phẩm lốp xe địa hình Trung Quốc (là một vụ kiện được nêu trong vụ DS379) là vi phạm pháp luật Hoa Kỳ. Vụ kiện này đang trong giai đoạn kháng cáo tại Tòa Phúc thẩm Liên bang (CAFC) và nếu tòa CAFC giữ nguyên kết luận của Tòa CIT, thì sẽ có cả kết luận của Tòa án Hoa Kỳ và Cơ quan Phúc thẩm của WTO ra phán quyết đối với chính sách chống trợ cấp đối với các nền kinh tế phi thị trường hiện tại của DOC hiện đang được sử dụng trong rất nhiều vụ kiện chống lại Trung Quốc và trong vụ túi PE đối với Việt Nam.

(Ban Phòng vệ thương mại – Cục Quản lý cạnh tranh)
Theo http://www.vca.gov.vn

Từ khóa: Hoa Kỳ, thuế, bãi bỏ, thương mại

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403669
Go to top