Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnThị trườngThiếu hụt đường trong nước: Đâu là lối ra?

Thiếu hụt đường trong nước: Đâu là lối ra?

mia duong

Vụ mía 2021-2022, toàn ngành đường Việt Nam ép được 7,5 triệu tấn mía sản xuất gần 747.000 tấn đường, trong khi đó sản lượng tiêu thụ trong nước ước tính gần 2 triệu tấn/năm.

Ngày 23/9/2022, Bộ trưởng Bộ Công thương đã phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2022 với tổng lượng 113.000 tấn. Đây được coi là động thái mới nhất của nhà nước nhằm hỗ trợ ngành mía đường giải quyết tình hình thiếu hụt đường nội địa trong ngắn hạn. Tuy vậy, con số này có phải là định mức phù hợp trước tình trạng thiếu hụt trầm trọng khi nhu cầu tiêu dùng trong nước ước tính là gần 2 triệu tấn/năm, nhưng vụ ép 2021-2022 kết thúc chỉ sản xuất được 747.000 tấn đường.

Nút thắt của ngành mía đường Việt Nam khi liên tục đối mặt với thâm hụt

Tính đến ngày 30/9/2022, ngành đường Việt Nam đã hoàn thành vụ mía 2021-2022. Lũy kế đến kết thúc vụ toàn ngành đã ép được 7,5 triệu tấn mía sản xuất gần 747.000 tấn đường, trong khi đó sản lượng tiêu thụ trong nước ước tính là gần 2 triệu tấn/năm. Như vậy, đường mía mới chỉ đáp ứng được 37% nhu cầu trong nước.

Trong trung và dài hạn, việc phục hồi vùng nguyên liệu vẫn là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp, vì đây là giải pháp căn cơ và bền vững trong cạnh tranh quốc tế. Tuy vậy, đây không phải câu chuyện ngày một ngày hai khi thực tế niên vụ 2021-2022 giá mía tại ruộng ở nhiều khu vực trên 1 triệu đồng/tấn, giá mía nguyên liệu có tăng, người nông dân đã có tín hiệu quay trở lại với cây mía nhưng sản lượng đường cả nước vụ 2021-2022 cũng chỉ tăng 11,64% so với vụ 2020-2021. Đặc biệt, do diện tích mía nguyên liệu giảm, giá đường, giá mía tăng, tình trạng tranh mua mía nguyên liệu không lành mạnh giữa các nhà máy đường thông qua chính sách “ngầm” tái diễn ở nhiều vùng, đã và đang gián tiếp phá vỡ mối liên kết giữa các nhà máy đường với nông dân trồng mía, gây mất ổn định cho sự phát triển của các vùng mía tập trung.

Trong khi đó, giai đoạn quý III, IV là thời điểm nhu cầu đường sản xuất tăng cho sản xuất bánh kẹo dịp Trung thu và chuẩn bị hàng hoá cho Tết Nguyên đán. Trong khi vụ ép mía của các nhà máy thường bắt đầu từ tháng 12 đã gây ra tình trạng thiếu hụt “giáp hạt” - tồn kho giảm mà chưa vào vụ ép.

Nguồn cầu tăng kết hợp với những khó khăn về chuỗi cung ứng, chi phí phát sinh hậu đại dịch Covid-19 đã tạo “nút thắt cổ chai” đối với ngành mía đường phản ánh qua giá đường trong nước tăng mạnh trong giai đoạn qua khi cầu vượt quá cung. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến ngành đường, thị trường và người tiêu dùng trong nước, cũng như tạo kẽ hở cho đường lậu hoành hành.

Thế giới đối mặt với nguy cơ cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nguy cơ cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng, vấn đề an ninh lương thực và hiện đại hóa nông nghiệp lại càng cần được ưu tiên. Xu hướng tích trữ lương thực và hàng hóa, đặc biệt mặt hàng thiết yếu như đường vẫn là mặt hàng được quan tâm.

Triển vọng cung cầu ngành đường thế giới trong 5 năm tới được dự báo sẽ từ trạng thái cân bằng đến thiếu hụt, khó có khả năng xảy ra dư thừa lớn như những chu kỳ trước đây của ngành đường. Ngoài ra, lạm phát đang làm tăng chi phí sản xuất, trong đó cước phí vận tải và phân bón đứng đầu mức tăng sẽ tiếp tục đẩy giá đường lên cao (giá đường thế giới đạt 20,3 cents/lb vào tháng 4, mức cao nhất trong 5 năm qua). Hiện tại, lượng cung toàn cầu cũng đang bó hẹp khi sản lượng Brazil vụ 2022-2023 có thể giảm xuống mức 29 triệu tấn, so với dự báo ban đầu 32,8 triệu tấn, sản lượng đường tại Trung Quốc được dự báo cũng sẽ sụt giảm. Ngoài ra, chính phủ Ấn Độ cũng vừa chính thức quyết định hạn chế xuất khẩu đường trong niên vụ 2021-2022 ở mức 10 triệu tấn nhằm đảm bảo nguồn cung. Chuỗi cung ứng toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục khó khăn đến hết năm 2022.

Tháo gỡ khó khăn trước mắt

Sau hội nhập ATIGA, thị trường đường nội vẫn còn còn non trẻ để có thể “thả nổi” trong sân chơi cạnh tranh quốc tế khi chỉ 26/41 nhà máy còn hoạt động.

Với vai trò và công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, thuế phòng vệ thương mại là một chính sách xác đáng của Nhà nước giúp ngành mía đường có thể phục hồi và cạnh tranh công bằng cùng bạn bè quốc tế trong trung hạn. Song song đó, đấu giá hạn ngạch thuế quan được xem là công cụ hữu ích nhằm tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp trong ngắn hạn khi nguồn cung từ vùng nguyên liệu vẫn chưa phục hồi và đáp ứng cho hoạt động sản xuất. Việc thực hiện đấu giá hạn ngạch thuế quan kịp thời, không những giúp tăng ngân sách cho Nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mía đường trong nước bổ sung nguồn cung nguyên liệu mà còn góp phần đáp ứng nhu cầu của ngày càng tăng cao của người dân.

Trong bối cảnh thiếu hụt như hiện tại, Bộ Công thương đã định mức hạn ngạch thuế quan 2022 là 113.000 tấn, gồm 79.000 tấn đường thô và 34.000 tấn đường tinh luyện. Mức hạn ngạch này trong ngắn hạn sẽ giúp bổ sung nguyên liệu, phát huy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trong nước từ đó giải quyết tình trạng hiếu hụt nguồn cung, đội giá cao, bên cạnh đó là nhu cầu đường cho sản xuất thực phẩm các dịp lễ Trung thu, Tết Nguyên đán lại gia tăng đột biến. Tuy vậy, trong dài hạn, trước tình hình thiếu trầm trọng nguồn cung và nhu cầu sản xuất dự kiến tăng mạnh dịp cuối năm, thì lượng quota năm 2022 chỉ đáp ứng nửa tháng tiêu thụ toàn quốc cũng như muối bỏ bể. Các doanh nghiệp nội địa cũng đã có những động thái đề nghị bổ sung lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường. Cụ thể Hiệp hội sữa Việt Nam mới đây có công văn gửi Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiến nghị về vấn đề này để đảm bảo nhu cầu sử dụng nguyên liệu đường trên cả nước. Hội LTTP TP. HCM cũng đã có công văn gửi đến Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đề xuất xem xét cho tiến hành thêm ít nhất 2 lần đấu thầu hạn ngạch bổ sung sớm trong năm 2022.

Hoạt động đấu giá hạn ngạch dù “lợi nhiều hơn hại” nhưng vẫn cần sự điều tiết sát sao của Nhà nước, nhằm đảm bảo là chất xúc tác cho ngành mía đường phát triển, góp phần cân bằng lợi ích của các bên liên quan trong chuỗi cung ứng mía đường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp và nông dân cũng cần xây dựng lòng tin và cơ chế hợp tác để phát triển năng lực cạnh tranh cốt lõi trong thời gian sớm nhất để thực sự “tự lập” ngay trên sân nhà trong cuộc chơi toàn cầu hoá.

Nguồn: Nông nghiệp

Từ khóa: mía đường

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403229
Go to top