Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnThị trườngMở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản, tránh tình trạng ‘được mùa mất giá’

Mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản, tránh tình trạng ‘được mùa mất giá’

nong san

Việc tổ chức các kênh tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước và quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đồng thời phục vụ quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và bền vững hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Những chuyển biến tích cực

Thời gian qua, thị trường nông sản của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cùng với những thành tựu to lớn của nền nông nghiệp nước nhà. Theo ông Dương Thái Trung, Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) xuất khẩu nông sản tăng nhanh cả về sản lượng và kim ngạch. Nếu như năm 2010 mới chỉ có 03 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD thì đến hết năm 2021, nhóm hàng nông sản đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD,  trong đó 6 nhóm hàng xuất khẩu trên 3 tỷ USD. 

Một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam có thị phần lớn và chiếm vị trí dẫn đầu trong các nước xuất khẩu nông sản như: gạo (đứng thứ 2 thế giới với khoảng 18,2% thị phần), hồ tiêu (đứng thứ nhất thế giới với khoảng 14,3% thị phần), hạt điều (đứng thứ 2 thế giới với khoảng 9,5% thị phần, cà phê (40% thị phần).... Hiện tại, nông sản Việt Nam đã có mặt ở thị trường hơn 100 quốc gia trên thế giới; ngoài các thị trường truyền thống như Trung Quốc, ASEAN, Nga; nông sản Việt Nam  đã thâm nhập thị trường Trung Đông, EU, Hoa Kỳ và Châu Phi. 

Như vậy, thời gian qua ngành nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, sản lượng hàng nông sản tăng nhanh, chất lượng dần đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước và quốc tế. Hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được đổi mới phù hợp hơn với cơ chế thị trường và sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Hình thành nhiều trang trại, hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển, quy mô ngày càng lớn hơn. Các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo mô hình liên kết chuỗi giá trị, gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên tham gia (doanh nghiệp - hợp tác xã - hộ nông dân) ngày càng được nhân rộng.

Tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ

Tuy nhiên, theo ông Trung, việc tổ chức các kênh tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước và quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đồng thời phục vụ quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và bền vững vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Cụ thể, tiêu thụ hàng nông sản nước ta liên tục gặp khó khăn, hàng nông sản có thời điểm rơi vào tình trạng “được mùa mất giá”. Hệ thống phân phối nông sản phần lớn tự phát, manh mún, nhỏ lẻ tổ chức kém và thiếu liên kết làm tăng rủi ro, chi phí giao dịch, gây khó khăn cho kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và kiểm soát dịch bệnh. Thị trường xuất khẩu nông sản lệ thuộc nhiều vào thị trường truyền thống dễ bị tổn thương khi thị trường này bị ngưng trệ do nguyên nhân khách quan và chủ quan (gần đây nhất là tác động của dịch Covid 19). Hện tượng mất cân đối cung cầu đối với nhiều mặt hàng nông sản vẫn diễn ra phổ biến (như tình trạng dư cung, giá giảm mạnh đối với ngành hàng thịt lợn vào đầu năm 2017 những lại thiếu và giá tăng cao năm 2020...).

Nguyên nhân của hiện tượng trên, do một số vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, do đặc điểm sản xuất nông nghiệp nước ta có quy mô nhỏ, manh mún, phân tán trên diện rộng; cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển dần từ hộ sản xuất sang hình thức hợp tác xã, doanh nghiệp với tốc độ chuyển dịch còn khá chậm, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu hiện nay vẫn ở dạng hộ sản xuất.

Thứ hai, nông sản sản xuất ra chưa theo kịp tín hiệu thị trường; khâu chế biến, dự trữ, bảo quản nông sản kém, hạ tầng logicstics vừa thiếu vừa yếu trong khi nông sản mang tính mùa vụ cao lại khó bảo quản để giữ phẩm cấp, chất lượng; tập quán, thói quen của đại bộ phận người tiêu dùng (thích đồ tươi sống, mua bán linh hoạt, giá bán cạnh tranh hơn…); thị trường tiêu thụ nông sản chưa bền vững, chưa dự báo phân tích thị trường kịp thời về sản lượng và giá bán; tư duy sản xuất của người dân chưa đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường.

Thứ ba, cơ chế chưa hấp dẫn, nên khó thu hút được các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân tham gia kinh doanh nông sản; đầu tư xã hội cho nông lâm thủy sản chiếm tỷ lệ thấp trong tổng đầu tư của xã hội.

Vì vậy, để từng bước giải quyết, xử lý những hạn chế nêu trên, thời gian tới, ông Trung cho biết, các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện một số giải pháp:

Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật nhằm: Phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng thương mại, để phát tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, nói chung, các mặt hàng nông sản nói riêng; Thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông dân và nông thôn, vì đây là nguồn lực để phát triển nông nghiệp;

Phát triển kinh tế trang trại, HTX, tạo điều kiện để HTX tham gia sâu vào liên kết chuỗi giá trị, giúp HTX phát triển các hoạt động có giá trị gia tăng, khuyến khích các hộ nông dân tham gia HTX; Tăng cường nguồn lực để thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước và quốc tế; Phát triển mạnh thương mại điện tử và áp dụng truy xuất nguốn gốc trong kinh doanh tiêu thụ nông sản. Bảo đảm vận hành tốt các kênh trực tiếp và online.

Các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với các địa phương, doanh nghiệp trong việc triển khai Chương trình bình ổn thị trường, giá cả, góp phần tiêu thụ sản phẩm nông sản với giá ổn định. Việc triển khai chương trình vừa thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, vừa tạo điều kiện để gắn kết các doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ với nông dân, qua đó giúp nông dân yên tâm sản xuất khi đầu ra tiêu thụ ổn định...

Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin và truyền thông trên các phương tiện thông tin nhằm cung cấp thông tin kịp thời để hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, đặc biệt là các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn, thường gặp khó khăn trong tiêu thụ khi vào chính vụ thu hoạch...

Nguồn: VietQ

Từ khóa: nông sản

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403641
Go to top