Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnThị trườngCách mạng công nghiệp 4.0 - Thách thức và cơ hội cho dệt may Việt Nam

Cách mạng công nghiệp 4.0 - Thách thức và cơ hội cho dệt may Việt Nam

cong nghiep 4.0

Những năm qua, ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng vượt bậc, mỗi năm luôn ở hai con số và sự minh bạch trong hoạt động, năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế đưa Việt Nam vào danh sách tốp 5 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Năm nay, dệt may Việt Nam có thể đạt kim ngạch xuất khẩu từ 28 đến 29 tỷ USD.

Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ xóa bỏ các lợi thế cũ

Trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khi mức độ tự động hóa được đẩy lên tối đa, dệt may Việt Nam sẽ mất lợi thế về nhân công giá thấp và tay nghề cao. Vì thế có ý kiến lo lắng dệt may Việt Nam sẽ lao đao vì hàng loạt đơn hàng sẽ quay về các quốc gia phát triển. Vậy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thực sự đe dọa đến ngành dệt may Việt Nam?

Nhờ chính sách hội nhập kinh tế, cùng với tính nhạy bén và linh hoạt, trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã đón được xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ sản xuất hàng dệt may của thế giới tới Việt Nam. Sau 10 năm gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng dệt may Việt Nam tăng lên 3,6 lần, nhưng trong đó, giá trị của Việt Nam trong sản phẩm dệt may xuất khẩu lại tăng từ 2,5 tỷ USD năm 2007 lên 16 tỷ USD năm 2017 (nghĩa là tăng trên 6 lần). Đặc biệt, trong khoảng thời gian 15 năm, sau khi chúng ta có BTA với Mỹ vào năm 2002, KNXK hàng dệt may của chúng ta tăng lên gấp 10 lần, từ 3 tỷ USD lên 31 tỷ USD năm 2017.

Trong 10 năm qua, dệt may Việt Nam vươn lên mạnh mẽ là nhờ lợi thế nhân công giá thấp, có kỹ năng tay nghề cao, sự phù hợp của tính cách người lao động Việt Nam với nghề dệt may, cùng vị trí địa lý thuận lợi do có nhiều cảng biển. Tuy nhiên, trước xu thế phát triển mới của nền kinh tế thế giới, khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bắt đầu diễn ra, với trình độ tự động hóa, robot hóa cao, cùng với internet kết nối vạn vật (IOT) áp dụng trong quá trình sản xuất, lưu thông thì tất yếu lượng lao động cần thiết trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm mạnh. Đơn cử trong ngành sợi, thập niên 1990-2000, nhà máy với 1 vạn cọc sợi cần đến 110 công nhân vận hành, thì tới năm 2017, với máy móc thiết bị thay đổi hiện đại có tốc độ tăng 20%, cũng nhà máy đó sẽ có năng suất trên đầu người tăng gấp 7 lần và giảm đi chỉ còn 15-20 công nhân (tương đương lượng nhân sự giảm đi 6 lần). Còn trong ngành dệt, vào những năm 1990-2000, thiết bị máy dệt hiện đại nhất có thể đạt tốc độ 400-450 vòng/phút, thì đến năm 2012-2013, máy dệt đạt tốc độ 1.000 vòng/phút. Hiện nay, máy dệt phổ biến có tốc độ lên tới 1.600-1.800 vòng/phút, cho sản lượng tăng gấp 4 lần. Không những thế, với xu thế IOT, các khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông được kết nối với nhau nên chi phí quản lý, thiết kế cũng giảm đi đáng kể. Trong ngành may, với hệ thống vận chuyển tự động giữa các khâu trong dây chuyền sản xuất, máy móc có thể thay thế con người ở những khâu khó nhất, đạt năng suất cao hơn và chất lượng ổn định hơn.

Như vậy, lợi thế về nhân công giá thấp sẽ không còn, dẫn đến nguy cơ sản xuất hàng dệt may sẽ dịch chuyển ngược trở lại các quốc gia phát triển. Thực tế, khi khâu sản xuất dệt may trở về với các quốc gia phát triển, nơi là trung tâm tiêu thụ hàng thời trang, sẽ có lợi thế về vận chuyển, bởi hàng sẽ ra thị trường với tốc độ nhanh hơn. Mà trong ngành hàng thời trang thì tốc độ từ khi thiết kế cho đến khi hàng ra thị trường là một yếu tố cạnh tranh quan trọng.

Như vậy, trong lúc này, dệt may Việt Nam đứng trước bối cảnh bị kẹt về lợi thế, nhân công giá thấp của Việt Nam không so được với các quốc gia như Bangladesh, Campuchia, nhưng về công nghệ lại không thể cao bằng các quốc gia phát triển. Trước tình thế này, nếu dệt may Việt Nam không có chiến lược chuyển đổi hợp lý, lựa chọn đầu tư đúng đắn thì sẽ gặp trở ngại lớn trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển.

Con đường nào cho dệt may Việt Nam?

Ngành dệt may Việt Nam đặt quyết tâm tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, chúng ta sẽ đi con đường nào và bằng phương thức nào?

Trước hết, để có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh thì năng suất lao động của dệt may Việt Nam phải tăng. Nhưng chúng ta không chọn tăng năng suất bằng tay nghề lao động, mà phải bằng công nghệ. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải đầu tư tiếp cận công nghệ hàng đầu của thế giới, giảm lượng lao động trên một sản phẩm. Như vậy, các doanh nghiệp dệt may có thể tăng năng suất, rút ngắn thời gian giao hàng, cùng với đó là tăng lương cho người lao động, thu hút được nhân sự chất lượng cao và đồng thời giải quyết được bài toán cạnh tranh nhân sự.

Với phương thức đó, vấn đề quan ngại đặt ra là liệu ngành sản xuất dệt may có giảm đáng kể lượng nhân sự, khiến một số lượng người lao động mất việc làm?

Trong thực tế những năm gần đây, KNXK dệt may Việt Nam liên tục tăng ở mức 3 tỷ USD/năm. Để đạt mức tăng trưởng ấn tượng này thì một nửa trong số đó dựa vào sự đầu tư mới các nhà máy sản xuất. Nhưng với phương thức đầu tư vào công nghệ hiện đại thì chúng ta không cần mở thêm nhà máy mới, vẫn sử dụng lượng nhân công như cũ mà vẫn tăng trưởng nhờ tăng năng suất. Dệt may Việt Nam đang ở vị thế tốt trên thị trường với lượng khách hàng truyền thống ổn định. Trong thời điểm này, việc chuyển đổi công nghệ hiện đại theo lộ trình là phương thức đúng đắn để chúng ta giữ được đơn hàng và đủ việc làm cho người lao động, không phải giảm bớt nhân công. Trong cả ba lĩnh vực: Sợi-dệt-may chúng ta đều phải tiết giảm chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm để bảo đảm sự tồn tại và phát triển trong khi tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Điều cốt yếu mà ngành dệt may Việt Nam phải tập trung thực hiện bằng được là tiết giảm chi phí lao động/đơn vị sản phẩm. Theo ước tính, với tốc độ tăng trưởng 10%/năm trong thời gian qua, mỗi năm ngành dệt may Việt Nam cần thêm 200.000 người lao động mới. Tuy nhiên, khi ngành có thể tập trung vào đầu tư thiết bị công nghệ cao thì vẫn có thể tăng trưởng ở mức 10%, mà chỉ cần tuyển thêm 100.000 người lao động/năm. Hơn thế, khi ngành áp dụng công nghệ quản lý kết nối tất cả các khâu trong quá trình sản xuất thì còn giảm được chi phí tồn kho. Đơn cử, bên may có thể biết thông tin bên dệt đang sản xuất hàng gì, có thể phù hợp thì đăng ký ngay để sau khi dệt, hàng sẽ được chuyển ngay tới bên may, tiết kiệm thời gian lưu kho cho bên dệt và giảm thời gian giao hàng cho bên may. Sự kết nối thông tin như vậy khiến các bên có thể sử dụng sản phẩm của nhau trong chuỗi sản xuất nhanh nhất, tối ưu hóa thời gian di chuyển hàng, giảm chi phí chung trong cả quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể đào tạo và phát triển năng lực người lao động theo hướng vận hành được trong cả hệ thống chuỗi của mình.

Tuy nhiên, về vĩ mô, để có thể bắt kịp nhanh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thực hiện chiến lược phát triển trong tương lai của dệt may Việt Nam thì Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho ngành trong quá trình đầu tư công nghệ cao, thông qua giảm thuế, lãi suất vay vốn ưu đãi dành cho những doanh nghiệp đầu tư để đạt mức xanh, sạch trong sản xuất. Cùng với đó, Nhà nước cũng cần có quy hoạch tổng thể đối với ngành dệt may Việt Nam, nên đặt ở địa phương hoặc khu vực nào thuận lợi nhất, để ngành có thể vượt qua thách thức mới, tiếp tục phát triển mạnh, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu. Bởi khi giữ vững được tốc độ phát triển như những năm qua thì ngành dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể tăng mức kim ngạch xuất khẩu lên tới 60 tỷ USD vào năm 2030.

LÊ TIẾN TRƯỜNG

Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam,

Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam

Nguồn: Quân Đội Nhân Dân

Từ khóa: cách mạng công nghiệp, 4.0, thách thức, cơ hội, dệt may, Việt Nam

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404616
Go to top