Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếMỹ hỗ trợ ASEAN chống dịch Covid-19

Mỹ hỗ trợ ASEAN chống dịch Covid-19

5121

Với vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực y tế và nhân đạo toàn cầu chống lại đại dịch Covid-19, nước Mỹ đã hành động nhanh chóng để hỗ trợ các đối tác ASEAN trong cuộc chiến với virus Covid-19. Từ khi đại dịch bùng phát, Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ khoản 18,3 triệu USD cho lĩnh vực y tế khẩn cấp và hỗ trợ nhân đạo đến các nước thành viên ASEAN. Trên toàn cầu, ngoài nguồn vốn tài trợ mà Mỹ đã gửi đến các tổ chức đa phương như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và UNICEF, tính đến 26/3/2020, Mỹ đã đầu tư gần 274 triệu USD vào hỗ trợ y tế và nhân đạo khẩn cấp nhằm viện trợ cho các nước cần giúp đỡ.

Tổng số tiền trợ cấp tính đến nay bao gồm gần 100 triệu USD hỗ trợ y tế khẩn cấp từ Qũy dự trữ khẩn cấp y tế toàn cầu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và 110 triệu USD hỗ trợ nhân đạo từ Qũy hỗ trợ thiên tai quốc tế của USAID, dùng để viện trợ cho 64 quốc gia có nguy cơ cao nhất khi đối mặt với mối đe dọa từ đại dịch toàn cầu này. Thông qua Cục dân số, Tỵ nạn và Di dân, Cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR) sẽ nhận được 64 triệu USD hỗ trợ nhân đạo nhằm giải quyết các mối nguy hại do Covid-19 gây ra trong hoàn cảnh khủng hoảng nhân đạo đối với một số khu vực đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất hiện nay.

Nguồn tài trợ mới để hỗ trợ ASEAN trong cuộc chiến với Covid-19:

Mỹ viện trợ cho các nước ASEAN trong đại dịch Covid-19 nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

- Chuẩn bị các phòng thí nghiệm cho xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng;

- Phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm;

- Thực hiến kế hoạch khẩn cấp về y tế cộng đồng đối với các điểm nhập cảnh tại biên giới;

- Tăng cường giám sát phát hiện trường hợp nhiễm bệnh;

- Tập huấn và trang bị cho đội phản ứng nhanh về điều tra và tìm dấu vết tiếp xúc của người bệnh;

- Cập nhật tài liệu đào tạo cho nhân viên y tế.

Các cơ quan chính phủ Mỹ phụ trách hoạt động trong ứng phó quốc tế, bao gồm Bộ ngoại giao, USAID, và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đang phối hợp chặt chẽ với nhau để phân bố tiền viện trợ dựa trên các điểm nóng Covid-19 và những khu vực dễ bị ảnh hưởng. Mỹ cũng đang phối hợp với các nhà tài trợ khác để tăng cường hỗ trợ và tránh các nỗ lực trùng lặp.

Mỹ dẫn đầu về nỗ lực hỗ trợ dành cho nền y tế cộng đồng của ASEAN

Lần hỗ trợ khẩn cấp này là gói bổ sung vào khoản hỗ trợ y tế cộng đồng gần 3,5 tỷ USD mà Mỹ đã viện trợ cho các nước thành viên của ASEAN trong 20 năm qua. Mỹ đang đứng đầu thế giới về hỗ trợ y tế cộng đồng, với hơn 9,5 tỷ USD được dùng để hỗ trợ y tế cộng đồng tại nước ngoài vào năm 2019, bao gồm cả Đông Nam Á.

Con số này bao gồm chi phí hỗ trợ để chống lại các mối đe dọa từ đại dịch, HIV/AIDS, sốt rét, lao (TB), và các nhu cầu y tế khác. Kể từ năm 2009, Mỹ đã phóng khoáng tài trợ hơn 100 tỷ USD hỗ trợ y tế và gần 70 tỷ USD hỗ trợ nhân đạo trên toàn cầu. Mỹ sẽ tiếp tục là nhà tài trợ y tế và nhân đạo lớn nhất không chỉ đối với nỗ lực phát triển dài hạn mà còn đối với nỗ lực nâng cao năng lực cho các đối tác và nỗ lực ứng phó khẩn cấp trong trường hợp tái khủng hoảng. Số tiền này đã cứu sống và bảo vệ những người đang có nguy cơ mắc phải bệnh dịch cao nhất, xây dựng các cơ sở y tế, và thúc đẩy tính ổn định trong cộng đồng và các quốc gia.

Hỗ trợ khẩn cấp chống Covid-19 của Mỹ cho các nước ASEAN (theo quốc gia, tính đến ngày 26/3):

Mỹ đang hỗ trợ các nước thành viên ASEAN về cả kỹ thuật lẫn tài chính, với chi phí hỗ trợ ban đầu là 18,3 triệu USD. Mức hỗ trợ cụ thể như sau:

Brunei:

- Bộ ngoại giao đã đáp ứng lời đề nghị giúp đỡ của Brunei về máy thở và thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) sau khi nhu cầu trong nước của Mỹ được đáp ứng.

Campuchia:

- Khoản tiền 2 triệu USD hỗ trợ y tế sẽ giúp chính phủ Campuchia chuẩn bị hệ thống phòng thí nghiệm, kích hoạt hệ thống giám sát phát hiện trường hợp nhiễm bệnh, hỗ trợ các chuyên gia kĩ thuật trong việc ứng phó và chuẩn bị, và nhiều việc khác.

- CDC đang hỗ trợ hướng dẫn Campuchia cách thức thực hiện điều tra dịch tễ, thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, giám sát, và kiểm soát lây nhiễm.

- Một bác sĩ về bệnh truyền nhiễm tại Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH) đang hỗ trợ tư vấn lâm sàng, và xây dựng phát đồ điều trị cho Bệnh viện hoàng gia Phnom Penh (bệnh viện chỉ định điều trị của Campuchia).

- Mỹ đang đầu tư dài hạn vào Campuchia, với mức hỗ trợ hơn 730 triệu USD cho lĩnh vực y tế trong hơn 1,6 tỷ USD tổng mức hỗ trợ trong 20 năm qua.

Indonesia:

- Khoản tải trợ 2,3 triệu USD giúp chính phủ Indonesia chuẩn bị hệ thống phòng thí nghiệm, kích hoạt hệ thống giám sát phát hiện trường hợp nhiễm bệnh, hỗ trợ các chuyên gia kĩ thuật trong việc ứng phó và chuẩn bị, và nhiều việc khác.

- CDC đã cung cấp hỗ trợ kĩ thuật cho các nhân viên y tế ở Indonesia.

- Mỹ đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào lĩnh vực y tế trong hơn 5 tỷ USD tổng hỗ trợ trong 20 năm qua.

Lào:

- Gần 2 tỷ USD hỗ trợ y tế sẽ giúp chính phủ Lào chuẩn bị hệ thống phòng thí nghiệm, kích hoạt giám sát phát hiện trường hợp nhiễm bệnh, hỗ trợ các chuyên gia kĩ thuật trong việc ứng phó và chuẩn bị, và nhiều việc khác. Bộ quốc phòng (DOD) đang làm việc để cung cấp thêm thiết bị xét nghiệm.

- 6 chuyên gia CDC đã đến Lào để hỗ trợ đào tạo về dịch tễ học, giám sát, và thiết kế phòng thí nghiệm.

- CDC và DOD đã tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng về kiểm soát Covid-19 với các đối tác trong chính phủ Lào vào tháng 3. Việc này bao gồm một cuộc tập trận mô phỏng khả năng sẵn sàng ứng phó với Covid-19 tại sân bay quốc tế Wattay ngày 19-20/3.

- Các hoạt động hỗ trợ và đào tạo đang diễn ra của Cơ quan Giảm thiểu Đe dọa Quốc phòng Mỹ (DTRA), đặc biệt là Chương trình giảm thiểu đe dọa sinh học, đã giúp hỗ trợ năng lực cho Bộ y tế Lào trong việc xét nghiệm Covid-19 một cách chuyên nghiệp.

- Mỹ đã đầu tư khoảng 92 triệu USD vào lĩnh vực y tế trong hơn 348 triệu USD tổng mức hỗ trợ tại Lào trong 20 năm qua.

Malaysia:

- Bô ngoại giao Mỹ đang tìm kiếm các công ty Mỹ có thể cung ứng máy thở và thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) cho chính phủ Malaysia sau khi nhu cầu trong nước được đáp ứng.

- Bộ ngoại giao Mỹ đang tìm cách liên kết Viện nghiên cứu y khoa Malaysia với các công ty và cơ quan thích hợp để nhận hỗ trợ về xét nghiệm và phát triển vắc xin.

Myanmar:

- Khoảng 3,8 triệu USD tài trợ y tế và nhân đạo sẽ dùng để cung cấp nước và hệ thống vệ sinh, quản lý các ca nhiễm Covid-19, giám sát, điều phối, và nhiều hoạt động khác.

- CDC đã giúp Bộ y tế và Thể thao Myanmar triển khai một kênh liên lạc trực tuyến toàn quốc về Covid-19, cung cấp cho nhân viên y tế tuyến đầu của Myanmar thông tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh tại hơn 100 địa điểm trên toàn quốc.

- CDC cũng đang hỗ trợ kĩ thuật về dịch tễ học, giám sát, và phát hiện ca nhiễm tại phòng thí nghiệm cho Đơn vị dịch tễ học trung ương và Phòng thí nghiệm y tế quốc gia Myanmar, và tổ chức hai đợt tư vấn kĩ thuật.

- Mỹ đã đầu tư hơn 176 triệu USD vào lĩnh vực y tế trong hơn 1,3 tỷ USD tổng hỗ trợ cho Myanmar trong 20 năm qua.

Philippines:

- Gần 4 triệu USD hỗ trợ y tế sẽ giúp chính phủ Phillipines chuẩn bị hệ thống phòng thí nghiệm, kích hoạt hệ thống giám sát phát hiện trường hợp nhiễm bệnh, hỗ trợ các chuyên gia kĩ thuật trong việc ứng phó và chuẩn bị, truyền thông rủi ro, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm, và nhiều việc khác. Mỹ đã tài trợ hơn 582 triệu USD vào lĩnh vực y tế tại Philippines nói riêng trong gần 4,5 tỷ USD tổng hỗ trợ trong 20 năm qua.

- Cơ quan giảm thiểu đe dọa quốc phòng (DTRA) của Bộ quốc phòng Mỹ đã thuê các cơ sở sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) tại địa phương, đào tạo, luyện tập, và cung cấp thiết bị và vật liệu thí nghiệm.

Thái Lan:

- Khoảng 1,2 triệu USD hỗ trợ y tế sẽ giúp chính phủ Thái Lan chuẩn bị hệ thống phòng thí nghiệm, kích hoạt hệ thống giám sát phát hiện trường hợp nhiễm bệnh, hỗ trợ các chuyên gia kĩ thuật trong việc ứng phó và chuẩn bị, truyền thông rủi ro, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm, và nhiều việc khác.

- CDC của Mỹ và đội ngũ tại Đại sứ quán Mỹ ở Bangkok đã cung cấp phòng thí nghiệm, hỗ trợ giải quyết các ca bệnh người Thái trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc.

- CDC đã đưa ra lời khuyên về truyền thông rủi ro, dịch tài liệu kĩ thuật, thông tin về các biện pháp y tế cộng đồng, và quy trình sàng lọc tại các cảng nhập cảnh.

- DTRA đã cung cấp trình tự di truyền dùng cho việc chẩn đoán, giám sát, và các thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) được sản xuất tại địa phương.

- Sự hỗ trợ dài hạn của Mỹ dành cho Thái Lan bao gồm hơn 213 triệu USD về y tế trong hơn 1 tỷ USD tổng hỗ trợ trong 20 năm qua.

Việt Nam:

- Gần 3 triệu USD hỗ trợ y tế sẽ giúp chính phủ Việt Nam chuẩn bị hệ thống phòng thí nghiệm, kích hoạt hệ thống giám sát phát hiện trường hợp nhiễm bệnh, hỗ trợ các chuyên gia kĩ thuật trong việc ứng phó và chuẩn bị, truyền thông rủi ro, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm, và nhiều hoạt động khác.

- CDC cùng với Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã hỗ trợ đào tạo cho 15 bệnh viện được chỉ định tại Việt Nam, cũng như đào tạo cho 63 tỉnh trong việc giám sát, báo cáo, và thu thập mẫu Covid-19, và đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng các bảng Hướng dẫn Kiểm soát và Phòng ngừa Lây nhiễm Quốc gia đối với Covid-19.

- Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu hỗ trợ mồi thử Covid-19 và hiện đang hợp tác với DTRA để tìm nguồn cung ứng tại địa phương.

- Trong 20 năm qua, Mỹ đã đầu tư hơn 706 triệu USD vào hỗ trợ y tế và hơn 1,8 tỷ USD tổng hỗ trợ dành cho Việt Nam.

Toàn ASEAN:

Các chương trình trao đổi của Mỹ đã giúp tăng cường chuyên môn cho những chuyên gia y tế ở Đông Nam Á – những người tiên phong trong cuộc chiến chống Covid-19. Hơn 1.400 bác sĩ từ các nước ASEAN đã gặp gỡ những học giả tại các đại học và trường y khoa tại Mỹ. 1.000 chuyên gia y khoa và y tế cộng đồng ở Đông Nam Á khác là cựu sinh viên của các chương trình trao đổi được Mỹ tài trợ.

Trong khu vực, thông qua Viện y tế quốc gia (NIH), Mỹ đang tích cực hỗ trợ nghiên cứu tại các nước ASEAN để chống lại đại dịch, bao gồm cả phương pháp trị liệu, vắc xin, và các biện pháp đối phó. Lấy ví dụ như NIH đang làm việc với các đối tác ASEAN về điều trị và phòng chống sốt rét, nghiên cứu các trường hợp lây nhiễm virus corona từ dơi, và các nghiên cứu khác về lợi ích sức khỏe cộng đồng.

Thông qua USAID và CDC, Mỹ hiện có các chương trình trong khu vực để thúc đẩy năng lực ở các nước ASEAN trong việc chuẩn bị cho sự bùng phát của đại dịch và xây dựng năng lực chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Các chương trình này bao gồm:

- Các cải tiến của CDC nhằm tăng cường tính an toàn trong phòng thí nghiệm và an toàn sinh học trên toàn ASEAN, bằng tiêu chuẩn chứng nhận tủ an toàn sinh học.

- Một khóa đào tạo của CDC cho các nước lưu vực sông Mekong (Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam và Thái Lan) về cách chống lại các mối đe dọa từ virus cảm cúm mới, được tổ chức vào tháng 11/2019.

- Hỗ trợ dài hạn của USAID thông qua Dự án Lực lượng Cán bộ Y tế Thế hệ tương lai cho các nước ASEAN, bao gồm Indonesia, Việt Nam, Malaysia, và Thái Lan, để chuẩn bị, ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với các tình huống khẩn cấp về sức khỏe cộng động trước khi nó trở thành một mối đe dọa đại dịch. Dự án hướng đến đổi mới lực lượng lao động y tế và các chương trình giảng dạy y tế cộng đồng tại các trường đại học. Kể từ năm 2014, hơn 10.000 sinh viên và chuyên gia đã đươc đào tạo về các chuyên đề liên quan đến bệnh truyền nhiễm thông qua Mạng lưới đại học y tế Đông Nam Á (SEAOHUN).

- USAID đã hợp tác với Bộ Y tế Công cộng Thái Lan việc xây dựng Mạng lưới Phòng thí nghiệm Y tế Công cộng Khu vực (RPHL), giúp chia sẻ thông tin và tài nguyên về việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới trên toàn ASEAN từ tháng 11/2019.

Nguồn: Relief Web

Từ khóa: ASEAN, USAID, Covid-19, khủng hoảng y tế

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401095
Go to top