Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếThỏa thuận thương mại và COVID- 19: Mối quan hệ thay đổi

Thỏa thuận thương mại và COVID- 19: Mối quan hệ thay đổi

03.04-01

Kể từ đầu năm nay, quan hệ thương mại với Trung Quốc, trước đây được biết đến bởi chiến tranh thương mại leo thang, nay đã đạt đến một cột mốc lớn.

Ngày 12/3, Hoa Kỳ đã phản ứng lại đại dịch COVID- 19 gia tăng bằng việc công bố danh sách loại trừ mới với 25% thuế quan áp lên 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài ra, ngày 15/1/2020, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bắt đầu bước vào thỏa thuận Giai đoạn I về kinh tế và thương mại. Thỏa thuận này tuân theo các hành động mở rộng mà đại diện thương mại Mỹ thực hiện nhằm chống lại Trung Quốc theo mục 301 của Đạo luật thương mại, các hành động được thiết kế để hạn chế các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc, gồm sự chiếm dụng quyền sở hữu trí tuệ và các rào cản thị trường không công bằng. Trong thỏa thuận này, Trung Quốc đưa ra nhiều nhượng bộ một chiều để thể hiện thiện chí nhằm giải quyết vấn đề với Hoa Kỳ.

Danh sách loại trừ ngày 12/3

Kể từ ngày 12/3/2020, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đã công bố năm phân nhóm HTSUS (Biểu thuế hài hòa Hoa Kỳ) được loại trừ khỏi thuế quan Mục 301 đối với một số sản phẩm nhất định từ Trung Quốc. Các sản phẩm này có trong năm phân nhóm trên đều là một phần của “thuế quan đánh trên 200 tỷ USD” mà Mỹ áp đặt vào ngày 24/9/2018, trong đó mức thuế 10% đã được áp dụng lên 5,757 phân nhóm HTSUS. Tháng 5/2019, mức thuế quan 10% đã tăng thành 25%. Những loại trừ thuế quan này dự kiến giảm gánh nặng cho các nhà nhập khẩu đang cần các sản phẩm như túi nhựa/ túi đựng, găng tay vệ sinh và các sản phẩm vệ sinh khác nhằm chống lại dịch virus corona chủng mới. Các phân nhóm HTSUS sau đây chịu ảnh hưởng và đã giảm 25% thuế quan: - 3923.21.0030 - 3923.21.0095 - 3926.20.9050 - 4015.19.1010 - 5603.12.0090

Thỏa thuận thương mại Giai đoạn I

Sở hữu trí tuệ

Thoạt nhìn, thỏa thuận này có vẻ quan trọng đối với sở hữu trí tuệ (IP). Hai chương đầu tiên tập trung vào IP, với nhiều áp đặt đối với Trung Quốc hơn so với Mỹ. Trong chương 1, Trung Quốc cơ bản đồng ý cải cách các biện pháp bảo vệ IP giống với Mỹ hơn. Nước này hứa sẽ tăng cường bảo vệ bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, và bí mật thương mại. Trung Quốc cam kết xử lý bằng sáng chế dược phẩm hiệu quả hơn. Nước này cũng cam kết kiểm soát thị trường hàng hóa và thương mại điện tử. Những cam kết này là một bước tiến lớn.

Tuy nhiên, đây chỉ là lời hứa, và mới chỉ là Giai đoạn I. Thỏa thuận có thể chấm dứt bất cứ lúc nào bởi một trong hai bên. Trước khi tận dụng được lợi thế IP tăng cường ở Trung Quốc, hãy bảo vệ chính mình. Không có gì đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ tuân thủ theo thỏa thuận. (Như việc các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã xin cấp bằng sáng chế của Trung Quốc cho thuốc của Gilead, có thể chống lại dịch virus corona. Một mặt, điều này có thể hạn chế quyền của Gilead về thuốc này. Mặt khác, việc này ít áp chế hơn so với thủ tục “giấy phép bắt buộc” vốn có.) Trung Quốc có thể cho thấy sự nhạy cảm đối trọng vốn có trong quyền sở hữu trí tuệ. Chúng tôi không biết chính xác các quy tắc mới của nước này sẽ thế nào, cũng như việc các quy tắc này sẽ được thực thi ra sao. Hãy tiếp tục bảo vệ tích cực IP khi kinh doanh bên ngoài Hoa Kỳ.

Dược phẩm

Hiện nay, các yêu cầu công khai tại Trung Quốc khi đăng ký bằng sáng chế dược phẩm là rất nghiêm ngặt. Thỏa thuận này yêu cầu văn phòng bằng sáng chế của Trung Quốc phải xem xét dữ liệu bổ sung sau khi nộp đơn. Điều này sẽ giảm bớt gánh nặng của việc đáp ứng các yêu cầu đó.

Trung Quốc cũng tăng cường giá trị của những bằng sáng chế trên. Nước này hứa giải quyết “khẩn trương” tranh chấp bằng sáng chế dược phẩm và các biện pháp thực thi “hiệu quả và nhanh chóng” loại trừ các loại thuốc giả.

Công nghệ sinh học

Phụ lục 16 dài đến Chương 3 mở ra con đường cho công nghệ sinh học nông nghiệp ở Trung Quốc. Các bên đặt mục tiêu xây dựng “niềm tin trong cộng đồng, và nhất trí sử dụng công nghệ sinh học an toàn trong nông nghiệp và hệ thống thực phẩm.” Trung Quốc sẽ được yêu cầu chỉ sử dụng các lý do “dựa trên khoa học và rủi ro” đối với việc ủy quyền các sản phẩm công nghệ sinh học.

Nghĩa vụ thương mại

Thỏa thuận có một số điều khoản cụ thể liên quan đến thương mại thực phẩm và nông nghiệp giữa Mỹ và Trung Quốc. Như trường hợp mục IP của thỏa thuận, phần lớn các điều khoản này đặt ra nghĩa vụ đối với Trung Quốc. Mục thương mại của thỏa thuận này liên quan đến các sản phẩm như sản phẩm từ sữa, sữa bột trẻ em, gia súc và gạo.

Thỏa thuận yêu cầu Trung Quốc công nhận sự tương đương về tiêu chuẩn an toàn giữa các cơ quan quản lý Mỹ và Trung Quốc. Ví dụ, thỏa thuận yêu cầu Trung Quốc chấp nhận hệ thống an toàn sản phẩm từ sữa của Mỹ như ít nhất là cung cấp mức bảo vệ tương tự hệ thống an toàn sản phẩm từ sữa của Trung Quốc. Thỏa thuận cũng có các điều khoản tương tự cho thịt bò, thịt, thịt gia cầm, thịt chế biến và sữa bột trẻ em.

Thỏa thuận cung cấp cho Trung Quốc một số khả năng kiểm tra và kiểm toán cơ sở chế biến nông nghiệp Hoa Kỳ nhất định. Đây là điều đáng chú ý vì phần quan trọng duy nhất trong toàn bộ thỏa thuận - cung cấp bất kỳ quyền đơn phương nào cho phía Trung Quốc.

Cuối cùng, thỏa thuận này là một bước tiến lớn đối với các nhà xuất khẩu cụ thể sang Trung Quốc, vì thỏa thuận buộc Trung Quốc phải mua thêm một số lượng sản phẩm hằng năm từ Mỹ. Danh sách đầy đủ của mã HTSUS áp dụng cho từng hạn ngạch được nêu trong Phụ lục 6.1; tuy nhiên, hạng mục chung là hàng hóa sản xuất, nông sản, và hàng xuất khẩu năng lượng (gồm khí đốt tự nhiên, than đá, dầu thô và các sản phẩm tinh chế khác), cũng như các dịch vụ xuất khẩu cụ thể (gồm công tác/ du lịch và dịch vụ đám mây). Thỏa thuận buộc Trung Quốc mua thêm tổng cộng 76.6 tỷ USD sản phẩm từ Mỹ trong năm đầu tiên của thỏa thuận, và bổ sung 123.3 tỷ USD trong năm thứ hai. Cả hai số tiền này đều là những con số cao nhất trong thương mại giữa Mỹ- Trung dựa trên năm cơ sở 2017.

Tiến về phía tước

Thỏa thuận này là bước đầu tiên mạnh mẽ và mặc dù nhiều điều khoản và khoản mục vẫn là tham vọng, thỏa thuận vẫn có những điều khoản cụ thể mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất Hoa kỳ muốn xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngoài ra, thỏa thuận này đã giảm bớt căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Ngày 20/2, Mỹ đã hủy bỏ việc tăng thuế quan đối với Trung Quốc, giảm thuế từ mức 15% xuống còn 7.5%. Khi làm như vậy, đại diện thương mại Mỹ cho biết quyết định trên là có cơ sở, phần lớn, dựa trên việc hoàn thiện Giai đoạn I của thỏa thuận thương mại.

Nguồn: JPSUPRA

Từ khóa: thỏa thuận thương mại Giai đoạn I, dịch COVID- 19, điều khoản

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401072
Go to top