Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếTrump dịu giọng với Trung Quốc bởi vấn đề thương mại, giữa bối cảnh đại dịch

Trump dịu giọng với Trung Quốc bởi vấn đề thương mại, giữa bối cảnh đại dịch

03.04-01

Theo giới chức Mỹ, Tổng thống Donald Trump không chỉ theo dõi các số liệu gia tăng của coronavirus ở Mỹ, mà còn tập trung vào một bộ số liệu khác: xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc.

Tổng thống Trump thường xuyên tham dự các cuộc họp nhanh định kỳ về xuất khẩu nông sản của Mỹ cho Trung Quốc, và giám sát chặt chẽ những con số này, đồng thời một đội ngũ ở Nhà Trắng của ông luôn cập nhật số liệu thống kê về coronavirus, vốn dĩ đã vượt qua hơn 121.000 ca nhiễm bệnh và hơn 2.000 ca tử vong ở Mỹ tính cho đến thứ bảy tuần trước.

Một cách công khai, Trump đang hạ thấp tầm quan trọng của thương mại trong đại dịch toàn cầu. Khi mô tả cuộc điện đàm vào tối thứ Năm với Chủ tịch Tập Cận Bình về coronavirus, Tổng thống Trump nói, "Kẻ thù vô hình này hiện đã chiếm lấy thế giới. Lúc này không có ai quan tâm đến thương mại cả."

Nhưng đằng sau cánh cửa đóng kín đó, giới chức Nhà Trắng cho biết, Trump tiếp tục nhấn mạnh việc bán nông sản cho Trung Quốc, ngay cả khi ông đang vật lộn với cuộc khủng hoảng lớn nhất trong nhiệm kỳ tổng thống và một chiến dịch tranh cử tổng thống ảm đạm. Trọng tâm của ông về vấn đề này phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng của ông về việc bảo vệ sức khỏe nền kinh tế nước Mỹ -- một cương lĩnh trong chiến dịch tái tranh cử của ông -- cũng như sức khỏe cộng đồng.

Nó cũng làm sâu sắc thêm sự bất hòa giữa các thông điệp mà Trump và các quan chức cấp cao nhất trong Nội các của ông đang gửi đi.

Giới đàm phán thương mại hàng đầu của Trump có những ưu tiên khác với Tổng thống trong các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc, trước khi ký thỏa thuận Giai đoạn 1 vào tháng 1, dẫn theo một số nguồn tin thân cận của CNN.

Hiện giờ, trong khi một số quan chức chính quyền đổ lỗi cho Bắc Kinh về sự bùng phát coronavirus, và sau khi chính Trump cáo buộc Trung Quốc liên quan đến coronavirus, Tổng thống Mỹ đã đưa ra một giọng điệu mềm mỏng đáng chú ý, cân nhắc chỉ trích của Đảng Cộng sản đối với tầm quan trọng của các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước.

Cáo buộc này đã được đưa ra vào tuần trước trong cuộc họp giao ban về coronavirus, khi Tổng thống được hỏi liệu Bắc Kinh có chịu trách nhiệm về đợt bùng phát dịch đang xảy ra trong biên giới nước Mỹ hay không. Trong khi các thành viên nội các như Ngoại trưởng Mike Pompeo đề cập đến "sự cáo buộc" trong thời gian này, Trump đã đáp lại khi nói về xuất khẩu sang Trung Quốc.

"Bộ trưởng nông nghiệp, ông Sonny Perdue, cho biết Trung Quốc đã mua rất nhiều sản phẩm nông nghiệp của chúng ta. Và tôi đang nhìn vào các mức giá cả khác nhau, và Trung Quốc, mặc dù xảy ra tất cả những điều này ... họ vẫn mua sản phẩm nông nghiệp của chúng ta," Trump nói với các phóng viên.

Các quan chức chính quyền nói rằng Nhà Trắng lo ngại rằng đại dịch có thể khiến Trung Quốc rút lại những lời hứa trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, rằng họ sẽ mua 80 tỷ đô la sản phẩm nông sản và thủy hải sản của Mỹ trong hai năm liên tiếp.

Việc mua thịt lợn, ngô và các sản phẩm khác của Trung Quốc rất quan trọng đối với nông dân ở các bang truyền thống ủng hộ phe Cộng hòa mà Tổng thống muốn giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 - những bang mà nông dân đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi thuế quan của Trump áp lên Trung Quốc. Việc thúc đẩy doanh thu từ nông nghiệp cũng là chìa khóa cho chiến dịch cam kết của Trump về việc giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc.

Trump kiên định việc bán hàng cho Trung Quốc

Tổng thống Trump từ lâu đã quả quyết về nhu cầu Trung Quốc mua sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, thường xuyên vặn hỏi các nhà đàm phán thương mại để đảm bảo điều đó xảy ra.

Ông vẫn kiên định với lập trường này kể cả khi dịch coronavirus tiếp tục lan rộng khắp nước Mỹ, ông thường xuyên cập nhật từ Perdue về số tiền mà Trung Quốc đã mua trong vài tuần qua kể từ khi coronavirus lan đến bờ biển nước Mỹ.

Hai ngày trước khi Trump đưa ra doanh số hàng hóa nông nghiệp Mỹ khi bán cho Trung Quốc tại Nhà Trắng, số liệu báo cáo hàng ngày là 756.000 tấn ngô và 340.000 tấn lúa mì được bán cho Trung Quốc. Doanh số từ ngô là doanh số hàng tuần cao nhất khi bán cho Trung Quốc kể từ năm 2011, và dữ liệu đó sẽ được đưa vào báo cáo ngày 2 tháng 4, theo Bộ Nông nghiệp.

Những con số mà giới chức Bộ Nông nghiệp cho rằng được đưa ra để cung cấp một góc nhìn nhanh không chính thức về xu hướng xuất khẩu hàng ngày, nhưng không được coi là sự thay thế cho dữ liệu hàng tháng từ Bộ Thương mại, đã củng cố quan điểm của Trump rằng việc duy trì quan hệ thương mại tích cực với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu.

Nhưng việc ép Trung Quốc mua sản phẩm nông nghiệp của Mỹ không phải là ưu tiên của giới chức Mỹ đi đầu trong các cuộc đàm phán thương mại giai đoạn 1 gần đây, thay vào đó họ tập trung vào một số vấn đề khác trong các cuộc đàm phán, bao gồm đánh cắp công nghệ, vi phạm bản quyền và gián điệp mạng.

Trong các cuộc thảo luận đó, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin sẽ thường xuyên đề cập đến tất cả các yếu tố cần thiết của thỏa thuận, sau đó thừa nhận rằng họ phải đề cập nhiều hơn đến việc mua bán sản phẩm nông nghiệp để có thể trao đổi với Tổng thống rằng họ có thực hiện, dẫn theo một số nguồn tin thân cận.

Đi tìm câu trả lời

Dẫu vậy, chính quyền Trump vẫn chưa biết phải làm gì khi Trung Quốc cam kết thực hiện mua sản phẩm nông nghiệp của Mỹ như một phần của thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 kể từ khi dịch coronavirus bùng phát ở nước Mỹ.

Tổng thống và một số quan chức chính quyền đã đưa ra khả năng trì hoãn thực thi một số nguyên tắc của thỏa thuận Giai đoạn 1, làm tăng sự bất định xung quanh các cam kết của Trung Quốc về mua hàng xuất khẩu nông nghiệp của Mỹ.

Trước thỏa thuận Giai đoạn 1, Trung Quốc đã thận trọng cho biết, nước này sẽ mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ phù hợp với điều kiện thị trường và các hạn chế của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Điều này làm tăng mối lo ngại rằng Trung Quốc có thể đàm phán lại nếu điều kiện kinh tế cho phép nước này mua hàng ở mức đã cam kết. Việc mua sản phẩm nông nghiệp, có sức nặng chính trị đáng kể cho nông dân ở các bang truyền thống ủng hộ Đảng Cộng hòa, do đó, được một số nhà phân tích xem là một lời hứa trong chiến dịch tranh cử hơn là thực tế kinh tế.

Tuy nhiên, Trump vẫn tiếp tục thúc đẩy doanh số hàng hóa nông nghiệp của Mỹ cho Trung Quốc như một thước đo thành công, và chỉ ra rằng việc duy trì quan hệ thương mại với Bắc Kinh vẫn là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước.

Tổng thống Trump đã kiên định với chiến lược đó ngay cả khi một số đồng minh thân cận nhất của ông, bao gồm cả Ngoại trưởng Mike Pompeo, tiếp tục cáo buộc rằng Bắc Kinh đã lưỡng lự, không ngăn chặn hoặc cảnh báo sớm về coronavirus, một số nguồn tin cho biết.

Trump bất đồng với Pompeo?

Trump đã kiềm chế không tấn công trực tiếp vào người đồng cấp của mình, Chủ tịch Tập Cận Bình, trong nỗ lực không làm tổn hại những gì ông coi là mối quan hệ cá nhân gần gũi, đây là chìa khóa cho bất kỳ thỏa thuận thương mại nào. Ông cũng đã rút lại việc sử dụng tên "virus Trung Quốc" hay "virus Vũ Hán", mặc dù Pompeo và những người khác vẫn tiếp tục làm thế.

Hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện qua điện thoại vào tối thứ Năm lần đầu tiên kể từ đầu tháng hai.

"Cả hai nhà lãnh đạo đều nhắc lại cam kết hợp tác để bảo vệ cuộc sống và sinh kế. Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý hợp tác để đánh bại đại dịch coronavirus nhằm khôi phục sức khỏe và thịnh vượng toàn cầu", Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố.

Tuy nhiên, ông Pompeo không cho thấy dấu hiệu dịu giọng nào sau vụ việc, một động thái hiếm hoi cho thấy dường như nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã bất đồng với Tổng thống.

Việc Bộ Ngoại giao Mỹ thúc đẩy đưa cụm từ "virus Vũ Hán" vào một tuyên bố chung của hội nghị G7 hôm thứ tư đã bị từ chối, dẫn đến các thành viên tuyên bố riêng, gây chia rẽ trong nhóm.

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào tối thứ năm, ngay trước cuộc gọi với ông Tập, ông Trump một lần nữa nhấn mạnh sự tập trung của chính quyền vào thương mại với Trung Quốc và mong muốn giữ gìn quan hệ tích cực với Bắc Kinh.

"Chúng ta hiện đã đạt được một phần lớn của thỏa thuận thương mại, và bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu giai đoạn hai và điều đó sẽ rất tuyệt, và chúng ta đang thu thuế hàng tỷ và hàng tỷ đô la mỗi năm và họ đang trả tiền vì họ phá giá tiền tệ của họ và những thứ khác. Vì vậy, hãy hòa hợp với Trung Quốc," Trump nói.

Nguồn: The CNN

Từ khóa: Chiến tranh thương mại, đại dịch corona, khủng hoảng kinh tế

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401093
Go to top