Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếLiệu chúng ta có thể ngăn chặn làn sóng chủ nghĩa bảo hộ?

Liệu chúng ta có thể ngăn chặn làn sóng chủ nghĩa bảo hộ?

03.04-01

Toàn cầu hóa đang bị đe dọa ngay cả trước đại dịch COVID-19. Tổng thống Mỹ, Donald Trump đã tự nhận mình là ‘người đàn ông thuế quan’, lấy lý do ‘an ninh quốc gia’, thuế quan áp lên thép và nhôm nhập khẩu từ các nước đồng minh trong khi đó tiến hành chiến tranh thương mại với Trung Quốc và làm tê liệt Cơ quan phúc thẩm của WTO. Tuy nhiên, ông Trump không đơn độc trong việc tấn công hệ thống thương mại toàn cầu.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC), các nhà lãnh đạo G20 đã nhiều lần hứa sẽ không hạn chế thương mại mới. Tuy nhiên, họ thất hứa hết lần này đến lần khác. Tài liệu do Global Trade Alert cung cấp cho biết, mỗi năm trong thập kỷ qua, gần như mỗi quốc gia G20 đều điền thêm vào danh sách những sản phẩm hạn chế thương mại. Tốc độ của các lệnh hạn chế mới đã trở nên mạnh hơn khi năm tháng trôi qua.

Thương mại không phải là mục tiêu duy nhất của chính sách chống toàn cầu hóa. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một yếu tố bổ sung cần thiết cho chuỗi cung ứng và cung cấp các dịch vụ kinh doanh đồng thời ngày càng phải đối mặt với các rào cản chính sách. Bắt đầu từ năm 2017, ông Trump đã đi ngược lại chính sách lâu đời của Mỹ, gồm FDI trong và ngoài nước. Ông cáo buộc các tập đoàn đa quốc gia (MNC) có trụ sở tại Mỹ đầu tư ra nước ngoài bằng cách ‘thuê nhân công ngoài’, bất chấp bằng chứng đối lập. Với Đạo luật Đánh giá rủi ro đầu tư nước ngoài năm 2018 (Foreign Investment Risk Review Modernization Act), ông đã thực hiện các đánh giá nghiêm ngặt về MNCs nước ngoài – cụ thể là các công ty Trung Quốc – đầu tư vào Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, đã có một số sáng kiến tích cực trong thập kỷ chống toàn cầu hóa (2009- 2019). Bất chấp việc rút lui của Mỹ, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được thông qua, và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã được đồng thuận, ngay cả khi không có Ấn Độ. Liên minh châu Âu đã ký kết các hiệp định thương mại lớn với Canada và Nhật Bản, trong khi Trung Quốc đã ký các hiệp định với Hàn Quốc, và nhiều hiệp định thương mại tự do song phương khác đã được ký kết.

Những chính sách tích cực này song hành cùng các chính sách tiêu cực : Brexit ở Anh và tiếp đó là việc đổi tên hiệp định NAFTA và thỏa thuận Giai đoạn I của ông Trump với Trung Quốc. Thương mại hàng hóa đã tăng 56%, không nhanh hơn GDP thế giới là 40%, từ năm 2009- 2018. Dòng vốn FDI hàng năm giảm từ mức đỉnh, từ 1.8 nghìn tỷ USD năm 2007 xuống chỉ còn 1.3 nghìn tỷ USD năm 2018.

Sau đó, dịch COVID -19 bùng phát. Sự gia tăng đáng lo ngại của chủ nghĩa bảo hộ ngay lập tức chuyển thành sự thất bại của tài chính toàn cầu. Ngành du lịch đi vào bế tắc giống như một quốc gia sau khi một nước khác đóng cửa biên giới. Ủy ban châu Âu đã áp lệnh cấm riêng đối với hàng xuất khẩu vật tư y tế quan trọng sang các nước ngoài.

Một số 54 quốc gia hiện đã áp các lệnh hạn chế xuất khẩu đối với hàng hóa y tế. Lệnh phong tỏa toàn quốc nhanh chóng được Trung Quốc, Hàn Quốc và Ý thông qua và hiện các nước này trở thành tâm dịch trong số tất cả các nước tiên tiến. Hạn chế giao tiếp xã hội bắt buộc đã gây ra sự sụt giảm mạnh GDP toàn cầu trong quý I và quý II năm 2020. Các ngân hàng lớn dự báo tổn thất GDP của Mỹ lên tới 20% mỗi quý.

Những tổn thất này gần như đảm bảo một sự gia tăng cả trong bảo hộ nhập khẩu và kiểm soát xuất khẩu. Trung Quốc có khả năng khôi phục động lực kinh tế trước các nước tiên tiến. Một số lượng lớn hàng xuất khẩu Trung Quốc có thể gây ra một làn sóng bảo hộ thương mại mới – thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, và các hành động tự vệ - ngay cả khi mặc dù tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng và tình trạng phong tỏa đang làm giảm sản lượng ở khắp nơi. Trong khi đó, bất cứ nơi nào tình trạng thiếu hụt nguồn cung diễn ra, một phản ứng chính trị ngay lập tức sẽ ngăn chặn việc xuất khẩu nhằm giữ hàng hóa “thiết yếu” sử dụng trong nội địa. Thặng dư nguồn cung có thể sẽ được bảo vệ chặt chẽ vì lo ngại dịch bệnh. Cho đến nay, các biện pháp hạn chế được ưu tiên nhằm đảm bảo nguồn cung y tế, ngoài ra các sản phẩm khác cũng được tích trữ. Thực trạng này sẽ trở nên phổ biến giống như sự lây lan của virus.

Dù mục đích chính trị có thể được chủ nghĩa bảo hộ ủng hộ, chi phí kinh tế vẫn sẽ tăng cao. Chúng tôi đã thấy chi phí ở cấp địa phương, vì mọi người tích trữ nhu yếu phẩm và đảm bảo nguồn cung dẫn đến việc thiếu hụt hàng hóa cho những người đang rất cần.

Ở mức độ kinh tế vĩ mô, sự gián đoạn thương mại sẽ thúc đẩy các chiến dịch ‘tự cung tự cấp’. Ông Peter Navarro, người ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ, đã viện dẫn đại dịch để yêu cầu Mỹ sản xuất các vật tư y tế, dược phẩm và những nhu yếu phẩm khác trong nước. Ngay cả Tổng thống Emmanuel Macron cũng kêu gọi hàng hóa thiết yếu của Pháp nên ở yên trong nước Pháp. Các nước kém phát triển với hệ thống chăm sóc y tế yếu sẽ không có khả năng tiếp cận với các nguồn cung y tế.

Những gì có thể được thực hiện? Bộ máy WTO quá yếu để đưa ra một phản hồi hiệu quả. Với việc giữ các thị trường mở cửa sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lời kêu gọi hành động ý nghĩa từ G20 dường như vô ích. Tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến hôm 20/3, các lãnh đạo G20 cho biết: ‘Các biện pháp khẩn cấp nhằm bảo vệ sức khỏe sẽ được đặt ra, cân xứng, minh bạch và tạm thời’ trong tuyên bố chung- song không phải là một tuyên bố rõ ràng.

Hy vọng cuối cùng là dựa vào các thỏa thuận đình chiến song phương. Trung Quốc dường như có vị thế tốt để dẫn đầu, với sự phục hồi kinh tế non trẻ và tư duy ủng hộ toàn cầu hóa của Chủ tịch Tập Cận Bình. Các thỏa thuận này sẽ cung cấp các cam kết song phương không hạn chế hàng xuất khẩu của đối tác. Hai cường quốc nên đình chiến, trong thời gian đại dịch, các biện pháp thương mại mới – thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, các hành động tự vê – và thông qua phát ngôn mạnh mẽ ủng hộ dòng chảy FDI trong và ngoài nước giữa các đối tác. Một nghị định thư ‘khách du lịch đáng tin cậy’ được đề xuất, cho phép doanh nhân và thậm chí cả khách du lịch xét nghiệm virus miễn phí trước khi xuất cảnh sang các nước đối tác.

Hợp tác đa phương có thể là cách lý tưởng để ngăn chặn các hạn chế thương mại mới. ASEAN +6 có thể đưa ra tuyên bố phát động. Tuy nhiên, có lẽ sẽ mất vài tháng để đảm bảo dòng sản phẩm y tế miễn phí trong một nhóm đa phương. Các cam kết song phương có thể đạt được nhanh hơn, và đây có thể là một bước tiến hướng đến các hiệp định đa phương.

Đồng thời, một số đối tác Trung Quốc có thể ký thỏa thuận ngừng bắn song phương với Mỹ. New Zealand và Singapore đã cam kết đơn phương để giữ cho dòng sản phẩm thiết yếu và vật tư y tế mở, và cam kết của hai nước này nhận được sự tham gia của một số quốc gia khác. Cuối cùng, các thỏa thuận này có thể được khái quát hóa như các nghị định thư cho CPTPP, các hiệp định khu vực khác và thậm chí cả APEC và WTO.

* Gary Clyde Hufbauer là thành viên cấp cao không thường trực tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.

* Euijin Jung là một thành viên nghiên cứu tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: chủ nghĩa bảo hộ, dịch bệnh, chi phí kinh tế

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007400901
Go to top