Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếSau đại dịch lần này, Mỹ có thể sẽ từ bỏ vai trò dẫn dắt toàn cầu hóa, và Trung Quốc sẽ đứng lên thay thế

Sau đại dịch lần này, Mỹ có thể sẽ từ bỏ vai trò dẫn dắt toàn cầu hóa, và Trung Quốc sẽ đứng lên thay thế

03.04-01

Có thể người dân và doanh nghiệp đang khổ sở vì các lệnh phong tỏa, nhưng những khó khăn mà chính phủ đang phải đối mặt còn lớn hơn. Nhiều nước đang bắt đầu làm quen với các chính sách tự cách ly về kinh tế, có thể làm thay đổi cả thế giới mà chúng ta từng biết.

Tình hình này khiến nhiều người dự đoán rằng, quá trình toàn cầu hóa đang trên bờ vựt sụp đổ. Họ cho rằng, trật tự nền kinh tế thế giới đang rạn nứt. Ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng bị chi phối! Khi khủng hoảng nổ ra, quan niệm chung về hệ thống tự do thương mại mở cửa cũng thay đổi. Cả thế giới đang tự cách ly khỏi nhau.

Tuy nhiên, sự bùng phát của virus corona chỉ là một sản phẩm ăn theo của toàn cầu hóa, không phải là kết quả từ quá trình này. Đây không phải là lần đầu tiên cả thế giới đón nhận một trận đại dịch khiến mọi thứ tê liệt. Những tình huống như thế này không thể chỉ mình nó mà có thể làm thay đổi cả dòng chảy lịch sử. Tuy nhiên, những quyết định của các chính trị gia và các nhà lập pháp để đối phó với tình hình thì lại có thể tạo ra sự thay đổi lịch sử quan trọng.

Đại dịch Black Death (Cái Chết Đen) đã cướp đi khoảng 25 triệu người ở Tây Âu từ năm 1347 đến 1351. Nó được coi là đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người. Tuy nhiên, đại dịch này lan rộng cùng thời điểm với "Cuộc Chiến 30 Năm" dai dẳng giữa các nước Châu Âu, và đây mới là động lực chính dẫn đến những thay đổi cục diện toàn cầu sau này.

Đại dịch cúm năm 1918 cũng có những đặc điểm tương tự. Đại dịch này bùng phát vào giai đoạn cuối của Thế Chiến Một. Vì dịch bệnh, Châu Âu đã không thể tiếp tục kéo dài những cuộc xung đột nội khối, và từ đó làm thay đổi bộ mặt của khu vực và thế giới. Thực tế, sự gia tăng làn xóng bài ngoại và chủ nghĩa quốc gia, đặc biệt là vào những năm 1930, là một hệ quả chính từ cuộc Đại Suy Thoái và dẫn đến sự trổi dậy của chủ nghĩa cực đoan và những nhà lãnh đạo bảo thủ, những người chỉ quan tâm đến chủ nghĩa biệt lập và không đặt niềm tin vào hợp tác trong thời kỳ khủng hoảng.

Hiện tại, Tổng thống Donald Trump cũng đang lập lại một sai lầm tương tự trong cuộc chiến với virus corona. Phản ứng của ông trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát là quá chậm, thiếu chín chắn và hỗn loạn. Phong cách lãnh đạo thiếu chuyên nghiệp của ông, đối với tình hình tại Mỹ và Châu Âu, khiến các nước không còn cách nào khác ngoài việc tập trung chiến đấu một cách đơn độc với virus, mà không dám trông đợi vào các đồng minh. Ông coi đại dịch là một ván cờ chính trị và gọi corona là "Virus Trung Quốc". Nhưng ông có vẻ không nhận thức được rằng phong cách lãnh đạo của ông đang khiến Mỹ đánh mất vị thế dẫn dắt toàn cầu vào tay Trung Quốc, vì những thành công của nước này trong việc kiềm chế đại dịch.

Dĩ nhiên, việc Trung Quốc và Mỹ trở nên ganh đua hơn trong giai đoạn đại dịch là điều không tránh khỏi. Bất kể là ai sẽ trở thành vị Tổng thống Mỹ tiếp theo, những sự nghi ngờ và mất lòng tin đối với Trung Quốc cũng sẽ trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết trong mắt giới chính trị Mỹ. Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, việc yêu cầu Anh quốc ngừng đặt mua mạng 5G của Huawei, và kế hoạch loại bỏ Trung Quốc khỏi thế giới công nghệ, đều là những đòn đánh chính trị đi ngược với xu hướng toàn cầu hóa. Những đòn đánh này đã xuất hiện trước cả khi đại dịch bùng phát.

Thế giới đã học được một bài học hữu ích từ những sự kiện này: việc cố gắng ngăn chặn sự nổi lên của Trung Quốc, thay vì xây dựng chính sách hợp tác với nước này, sẽ gây hại cho Mỹ và các đồng minh. Và dù có làm vậy, Mỹ vẫn không thể kiềm hãm được tham vọng của Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc hồi phục từ đại dịch, họ sẽ có hai mục tiêu chính: chấm dứt sự hỗn loạn của chuỗi cung ứng, và xây dựng hình ảnh của họ trên sân chơi toàn cầu. Với việc đóng cửa với Châu Âu, đóng cửa biên giới và chỉ tập trung vào xử lý vấn đề Covid-19 bên trong nước Mỹ, Donald Trump đang giúp Trung Quốc đạt được các mục tiêu chiến lược của họ.

Phạm vi và tốc độ lây lan kinh khủng của đại dịch tại Châu Âu và Mỹ bắt nguồn một phần từ sự lãnh đạo thiếu quyết đoán của chính phủ và sự thiếu chuẩn bị về mặt tinh thần để đối phó với khủng hoảng khi nó lan rộng toàn cầu. Chủ nghĩa quốc gia không phải là hệ quả mà đại dịch corona gây ra, mà nó là nguyên nhân khiến cuộc khủng hoảng gây tổn thất nghiêm trọng hơn lên nền kinh tế và xã hội.

Trong khi đại dịch tiếp tục gậm nhắm Châu Âu và Mỹ, Trung Quốc sẽ bước lên và đón nhận "ánh hào quang" như một người có thể "đánh bại" virus corona. Với việc đề nghị hỗ trợ các nước phương Tây kiềm hãm dịch bệnh, Trung Quốc đang tự quảng bá bản thân và mở rộng tầm ảnh hưởng của họ. Trung Quốc đang sử dụng toàn cầu hóa để cô lập Mỹ, và làm lu mờ thứ mà Stephen Walt, một chuyên gia chính trị của Mỹ, gọi là "Thương hiệu Phương Tây".

Trung Quốc đang quyết tâm cứu sống hệ thống toàn cầu hóa. Nhiều nước có thể sẽ rơi vào trạng thái tự cách ly về kinh tế trong ngắn hạn, nhưng một khi mọi chuyện kết thúc, một trật tự mới sẽ nhanh chóng được thiệt lập, và thế giới sẽ gấp rút khôi phục những tổn thất.

Ông Trump có thể là một nhân tố đi ngược với xu hướng thế giới. Sự bảo thủ và năng lực lãnh đạo yếu kém của ông có thể khiến quá trình hình thành trật tự mới bị kéo dài, nhưng mọi thứ rồi cũng sẽ đâu vào đấy.

Trung Quốc đã và đang quảng bá thương hiệu của mình kể từ khi ông Trump nhậm chức Tổng thống. Thương hiệu của họ rất đơn giản: Toàn cầu hóa là Trung Quốc. Và mặc dù virus corona là một trong những vấn đề của toàn cầu hóa, nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục đi lên bất chấp những làn sóng kiềm hãm nó.

Nguồn: Independent

Từ khóa: Toàn cầu hóa, đại dịch corona, chiến tranh thương mại, chủ nghĩa bảo hộ

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007400879
Go to top