Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnĐại dịch Corona và biến đổi khí hậu đã làm lộ ra những hạn chế của quá trình toàn cầu hóa

Đại dịch Corona và biến đổi khí hậu đã làm lộ ra những hạn chế của quá trình toàn cầu hóa

24.02-01

Trong vài thập kỷ qua, thế giới đã trở nên kết nối hơn theo những cách chưa từng có tiền lệ. Và trong năm 2020, chúng ta đang đối mặt với những tác động toàn diện từ sự kết nối ấy.

Một ví dụ điển hình nhất chính là COVID-19, một đại dịch đã lan truyền với tốc độ đáng báo động sang hơn 26 quốc gia, làm tử vong gần 1,800 người, và dẫn đến nhiều sự cách ly trên diện rộng trong lúc các cơ quan y tế đang chiến đấu để ngăn chặn dịch bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, và virus corona có khả năng sẽ bùng nổ thành đại dịch. Tính siêu kết nối của thế giới cũng là một phần nguyên nhân vì virus corona đã bị phát tán bởi những hành khách đang nhiễm bệnh di chuyển trên một con tàu du lịch và trên máy bay.

Virus corona cũng có thể tác động lên nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả việc cắt giảm nhẹ lượng khí thải nhà kính của Trung Quốc. Mặc dù tác động lên khí hậu chỉ là một ảnh hưởng nhỏ của virus corona, nhưng sự bùng nổ của đại dịch và sự phát triển của khủng hoảng khí hậu đã tạo ra một bức tranh đầy thuyết phục về mọi sai lầm của toàn cầu hóa – và nơi chúng ta nên bắt đầu sửa chữa sai lầm nếu như chúng ta muốn nhân loại phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ thứ 21.

Mọi quốc gia hiện tại về căn bản đang phụ thuộc lẫn nhau về mọi thứ. Và nền kinh tế của họ đang được kết nối bởi du lịch, hàng hóa sản xuất, và dịch vụ. Dầu và khí đốt được vận chuyển vòng quanh thế giới, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và khiến khí hậu rơi vào tình trạng bất ổn. Khi thảm họa xảy ra ở một nơi, tác động của nó có thể lan rộng ra toàn thế giới. Chúng ta có thể thấy việc này ở ngay hiện tại với sự bùng nổ của virus corona và nguy cơ nền kinh tế toàn cầu bị chậm lại. Và chúng ta đang thấy biến đổi khí hậu diễn ra hằng ngày. Hành động đốt than bẩn ở Ấn Độ đã khiến các sông băng ở Nam Cực tan chảy vì khí thải nhà kính là một vấn đề toàn cầu cho dù nó xuất phát từ địa phương.

Những khí thải này cũng đã tăng vọt do ảnh hưởng từ nền kinh tế kết nối toàn cầu. Vận chuyển quốc tế ước tính đã thải ra hàng tỷ tấn khí nhà kính từ năm 2007 đến 2012. Giao thông hàng hải đóng vai trò quan trọng trong hệ thống vận chuyển cho phép hàng hóa di chuyển từ nước này sang nước khác, càng làm tệ đi khủng hoảng khí hậu. Thậm chí chỉ riêng hàng hóa cũng là một phần của vấn đề. Mặc dù Trung Quốc là nước phát thải lớn nhất trên toàn cầu, phần lớn khí thải ở đây đến từ các sản phẩm được làm trong nước và xuất khẩu ra thế giới. Về bản chất, các nước như Mỹ và các nước thành viên trong Liên minh châu Âu đã đẩy một phần khí thải của họ sang Trung Quốc.

Trung tâm của tất cả điều này chính là con người. Mặc dù toàn cầu hóa có thể tạo ra sự tiện lợi trong việc giảm giá thành hàng tiêu dùng dành cho Bắc bán cầu, nó đang ảnh hưởng tiêu cực đến Nam bán cầu, nơi có điều kiện làm việc tồi tệ và mức lao động thấp để giúp các doanh nghiệp duy trì giá thành cạnh tranh cho các mặt hàng như áo thun và tai nghe. Đáng tiếc thay, chính những người này đang phải gánh chịu hậu quả bất công từ biến đổi khí hậu dù bản thân họ chỉ tác động rất ít đến vấn đề này. Những nước dễ bị ảnh hưởng như trên có nhiều khả năng lây lan virus chết người trong cộng đồng nhất, chẳng hạn như COVID-19, bởi chính quyền ở đây không trang bị kĩ càng cho những sự bùng phát như thế.

Nhờ vào toàn cầu hóa, chúng ta không thể ngó lơ những gì hiện đang xảy ra trên thế giới. Chúng ta đang được kết nối bởi bầu không khí, sự di chuyển của hàng hóa và con người, và sức khỏe cộng đồng. Benjamin Hale, một giáo sư triết học và nghiên cứu môi trường tại Đại học Colorado Boulder, nói với tờ Gizmodo rằng toàn cầu hóa “đã khiến những vấn đề này hiện rõ hơn với chúng ta bằng cách mà chúng sẽ không thể xuất hiện bằng cách khác.”

Mặt khác, toàn cầu hóa đã kết nối tất cả chúng ta bằng cách mà con người nhiều thập kỉ trước không bao giờ tưởng tượng được. Và việc này cũng thúc đẩy phong trào môi trường và tìm hướng giải pháp cho mớ hỗn độn ở hiện tại. Như nhà sáng lập 350.org Bill McKibben nói với tờ Gizmodo rằng toàn cầu hóa đã giúp mọi người trên toàn thế giới kết nối và xây dựng cơ hội chuyển mình bằng cách thức chưa từng có trước đây. Bước tiến này có thể thay đổi hệ thống kinh tế đang đe dọa sự thịnh vượng của cả con người và hành tinh.

Địa phương tất nhiên vẫn mang lại giá trị. Các hệ thống năng lượng phân bố, chẳng hạn như trên tầng thượng hay nông trại điện mặt trời, có thể nới lỏng sự kìm kẹp của các độc quyền tiện ích. Và đối với những cộng đồng bị tước quyền bầu cử, sản xuất xanh tại địa phương nắm giữ tiềm năng rất lớn. Vì thế, toàn cầu hóa rất cần thiết, nhất là khi nói đến việc hỗ trợ những người bị tác động bởi thay đổi khí hậu.

“Các quốc gia như Mỹ đã làm phật lòng khí hậu trên trái đất một cách đáng kinh ngạc, và họ đã sai khi đóng sập cửa lại và nói, “Chúng tôi sẽ không chứa chấp những người phải rời khỏi quốc gia vì họ không thể nuôi trồng tại mảnh đất họ đang sống,” McKibben nói với tờ Gizmodo.

Vì thế, trong khi sự bùng phát của virus corona và khủng hoảng khí hậu đã cho thấy viễn cảnh có thể xảy ra nếu như toàn cầu hóa đi theo sai hướng, vẫn còn có cách để tận dụng xã hội toàn cầu cho các mục đích có lợi và cần thiết. Khủng hoảng khí hậu và COVID-19 là những biến cố cho thấy các rủi ro mà chúng ta phải đối mặt. Thế nhưng chúng ta không cần sự kiện kinh hoàng này để thay đổi cách thức vận hành. Có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế kết nối toàn cầu đã và đang thay đổi, chẳng hạn như mức đầu tư khổng lồ từ Trung Quốc vào năng lượng tái tạo hoặc những quyết định cắt giảm đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch của các tập đoàn tài chính gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường khá xa để hoàn thành việc này.

Nguồn: Gizmodo

Từ khóa: Toàn cầu hóa, Covid-19, khủng hoảng kinh tế ,biến đổi khi hậu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403705
Go to top