Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHiệp định thương mại của Trump tạo ra mối đe dọa mới đối với các nước Đông Nam Á

Hiệp định thương mại của Trump tạo ra mối đe dọa mới đối với các nước Đông Nam Á

21.02-03

Sau hai năm giằng co căng thẳng, Mỹ và Trung Quốc cuối cùng đã đạt được một thỏa thuận thương mại sơ bộ vào tháng 12/2019. Người phát ngôn cho chính phủ của cả hai bên đều hoan nghênh việc ký kết thỏa thuận này – nhưng giới quan sát trên toàn cầu thì vẫn tỏ ra thận trọng.

Thành tựu cơ bản của thỏa thuận giai đoạn một chính là ngăn chặn được tình hình bất ổn thuế quan leo thang, với việc cả hai bên cùng chấp thuận ngừng triển khai những đợt tăng thuế tiếp theo. Tuy nhiên, khi phân tích một cách kỹ lưỡng, thỏa thuận này vẫn chưa tạo được những cải thiện đáng kể trong trung hạn. Hiệp định này chưa xóa bỏ được các mức thuế quan hiện hữu đối với hơn 500 tỷ USD giá trị hàng hóa thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc.

Các cuộc thảo luận về những vấn đề gai gốc như trợ cấp chính phủ đã bị hoãn lại, và nhường cho hiệp định “giai đoạn hai” trong tương lai. Các nhà quan sát thương mại cũng bộc lộ sự quan ngại về các cam kết mua sắm trong thỏa thuận, bao gồm yêu cầu Trung Quốc phải mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong 2 năm tiếp theo. Văn kiện chính thức của hiệp định cũng liệt kê cụ thể danh mục 549 hàng hóa với mã HS 4 số mà Trung Quốc phải mua từ Mỹ - bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, sản xuất và năng lượng.

Một số quan ngại liên quan đến năng lực của Trung Quốc trong việc thực thi cam kết tăng cường mua hàng hóa Mỹ, và mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Nhưng có lẽ, mối quan tâm sâu sắc nhất chính là việc Mỹ đang chuyển hướng từ tự do thương mại sang một chế độ thương mại phi tự do. Việc ràng buộc Trung Quốc vào các điều kiện nhập khẩu của thỏa thuận thương mại là một mối đe dọa đối với quy tắc thương mại tự do toàn cầu, làm bóp mèo và chia rẽ nền thương mại thế giới.

Và mấu chốt vấn đề năm ở đây. Những sự bóp méo và chia rẽ này có nguy cơ tạo ra một làn sóng bất ổn mới đối với các nhà xuất khẩu tại khu vực Đông Nam Á, bởi vì khi Trung Quốc tăng cường nhập khẩu hàng hóa Mỹ, họ có thể phải cắt giảm thu mua hàng từ các nước khác trong khu vực.

Một phân tích mới đây cho rằng các nhà xuất khẩu nông sản như Brazil, Liên minh Châu Âu, Australia và New Zealand sẽ bị giảm lượng xuất khẩu vào Trung Quốc, vì nước này phải mua thêm hàng Mỹ. Tương tự, các nguồn cung ứng hàng công nghiệp xuất khẩu ngoài Mỹ như Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có thể bị ảnh hưởng, trong khi các loại sản phẩm năng lượng được liệt kê theo thỏa thuận có khả năng ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu hàng hóa ở vùng Vịnh và Australia.

Các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng khó tránh khỏi bị liên lụy. Trong số những nền kinh tế xuất khẩu chính trong khu vực, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Malaysia (ISIS) ước tính rằng nước này là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất. Khoảng 52,7 tỷ USD – tương ứng 83% - lượng hàng xuất khẩu từ Malaysia vào Trung Quốc có đặt tính tương đồng với 549 loại hàng hóa được liệt kê trong danh mục của thỏa thuận mua sắm giai đoạn một, và do đó Malaysia có nguy cơ đánh mất thị trường vào tay các nhà sản xuất Mỹ.

Nếu phân loại theo những nhóm sản phẩm chính, thì có 4 nhóm sản phẩm xuất khẩu từ Malaysia có khả năng bị tổn thương nhiều nhất – chúng bao gồm: phụ tùng và thiết bị điện tử; các loại thực phẩm và đồ uống; hóa chất công nghiệp và kim loại; các sản phẩm liên quan đến năng lượng như xăng dầu và dầu cọ.

Khi nhìn sâu hơn vào những dòng sản phẩm cụ thể - và loại ra những sản phẩm mà Mỹ đã giành được thị phần đáng kể - dữ liệu thống kê cho thấy các sản phẩm hóa chất xuất khẩu của Malaysia, chẳng hạn như kim loại đất hiếm, hợp chất lưu huỳnh, rượu etylic và axit là những loại bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các mặt hàng thực phẩm như dầu thực vật, ca cao, cà phê, bánh kẹo ngọt cũng bị đe dọa.

Philippines và Singapore là những nền kinh tế tiếp theo ở Đông Nam Á dễ bị tổn thương nhất, với lần lượt 82% và 62% lượng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi thỏa thuận mua sắm giai đoạn một. Tại Philippines, những mặt hàng bị đe dọa chủ yểu là hàng nông nghiệp, như dừa, trái cây, các loại hạt. Tại Singapore, các mặt hàng bị ảnh hưởng có thể kể đến tủ lạnh, ổ cứng, hóa chất công nghiệp như phenol, dầu mỏ, và các hợp chất hữu cơ.

Việt Nam và Thái Lan là những nền kinh tế tương đối ít bị ảnh hưởng hơn, với dưới 65% loại mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc tương đồng với danh mục của thỏa thuận mua sắm giai đoạn một. Tuy vậy, các nhà xuất khẩu ngũ cốc, rau củ và thủy sản của Việt Nam cũng nên đề phòng, tương tự đối với các nhà xuất khẩu rau củ và hóa chất công nghiệp của Thái Lan.

Mặc dù thỏa thuận giai đoạn một giúp giải tỏa những lo ngại về khả năng thương chiến leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, nó cũng đem đến những rủi ro và bất ổn mới. Dù tình hình có như thế nào, thì có vẻ như chủ nghĩa bảo hộ và thuế quan đã trở thành một thông lệ mới.

Chỉ tính từ đầu năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mở rộng phạm vi áp thuế nhôm và thép nhập khẩu dựa theo Điều khoản 232 về an ninh quốc gia, một quy tắc cho phép Mỹ áp thuế quan nhập khẩu lên bất cứ quốc gia nào bị xem là “thao túng tiền tệ”. Mỹ cũng đang cân nhắc rút lui khỏi Hiệp định về Mua sắm Chính phủ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các nhà quan sát thương mại không thể lơ là khi “người đàn ông thuế quan” vẫn đang nắm giữ quyền lực.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: Chiến tranh thương mại, chủ nghĩa bảo hộ, ASEAN, hội nhập kinh tế, rào cản thương mại, thỏa thuận thương mại giai đoạn một

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404614
Go to top