Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnThị trườngXuất khẩu ngành gỗ: Viên nén “thăng hoa”, đồ gỗ sụt giảm

Xuất khẩu ngành gỗ: Viên nén “thăng hoa”, đồ gỗ sụt giảm

nganh go

Mặc dù xuất khẩu của toàn ngành gỗ trong 10 tháng đầu năm đạt giá trị 13,5 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng có nhiều biến động trái chiều giữa các nhóm sản phẩm trong ngành này. Trong khi xuất khẩu dăm gỗ và viên nén tăng rất mạnh, thì xuất khẩu đồ gỗ chỉ tăng nhẹ 2,7% và sự tăng trưởng của đồ gỗ là nhờ thị trường châu Á, nhưng lại suy giảm nghiêm trọng ở các thị trường Hoa Kỳ và EU…

Theo số liệu của các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 10/2022 ước đạt 1,2 tỷ USD, tăng 7,7% so với tháng 9 và tăng gần 26% so với tháng 10/2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 747 triệu USD, tăng 1,6% so với tháng 9 và tăng 18,5% so với tháng 10/2021.

Trong bức tranh xuất khẩu gỗ năm nay cho thấy, xuất khẩu dăm gỗ và viên nén tăng rất mạnh. Trong 10 tháng, xuất khẩu viên nén đạt kim ngạch hơn 603 triệu USD; tăng 35% về lượng và 81% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Đối với dăm gỗ, năm 2021 xuất khẩu đem về 1,7 tỷ USD. Trong 10 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu dăm gỗ đã đạt gần 1,8 tỷ USD, đang vượt xa kim ngạch của cả năm ngoái. Dự báo cả năm 2022, xuất khẩu dăm gỗ thiết lập kỷ lục hơn 2 tỷ USD.

Thị trường xuất khẩu dăm gỗ và viên nén chủ yếu là khu vực châu Á, do các thị trường chính Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đều có nhu cầu tăng, trong bối cảnh các quốc gia này tiếp tục thực hiện chuyển đổi từ nguồn điện than sang điện sạch, bao gồm cả điện sinh khối. Các thương nhân Trung Quốc tăng cường nhập khẩu dăm gỗ từ Việt Nam không chỉ phục vụ cho ngành sản xuất giấy của nước này, mà còn làm nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy sản xuất viên nén ở Trung Quốc.

Trái ngược với sự tăng trưởng ngoạn mục của dăm gỗ và viên nén, xuất khẩu đồ gỗ 10 tháng chỉ tăng nhẹ, với kim ngạch 9,3 tỷ USD, tăng 2,7%. Xuất khẩu đồ gỗ đến các nước châu Á vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng ổn định, nhờ vậy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới khu vực châu Á trong 9 tháng năm 2022 đạt 4,3 tỷ USD, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2021

Nhiều năm qua, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam chủ yếu tới khu vực châu Mỹ và EU, trong đó Hoa Kỳ chiếm tới 62% trong tổng kim ngạch ngành gỗ trong năm 2021. Thế nhưng trong 10 tháng năm 2022, xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh, chỉ còn chiếm 53% trong tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ.

Điển hình như đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam, trong 10 tháng năm 2022 xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 6,5 tỷ USD (chiếm 87,93% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ), giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2021. Tương tự, trị giá xuất khẩu đồ gỗ sang EU sau 10 tháng năm 2022 cũng chỉ đạt 784 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.

Lý giải nguyên nhân, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), cho rằng không chỉ ở Hoa Kỳ, mà lạm phát vẫn đang gia tăng tại các thị trường xuất khẩu chính của nhóm hàng là các nước EU, cùng với tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến cho người dân ở các quốc gia này có xu hướng duy trì việc thắt chặt chi tiêu, giảm mua sắm đồ gỗ.

Bổ sung thêm, ông Nguyễn Liêm, Tổng Giám đốc Công ty CP Lâm Việt, cho biết các doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ gỗ xuất khẩu sang các thị trường Hoa Kỳ, EU đang phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi, sản phẩm tồn kho ngày càng nhiều. Cụ thể, đơn hàng quý 3 của các doanh nghiệp chỉ còn khoảng 40-50%, sang quý 4 còn sụt giảm hơn và hiện vẫn chưa có đơn hàng cho năm mới.

QUAY VỀ THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CŨNG KHÔNG DỄ

Ông Phùng Quốc Cường - Giám đốc Công ty TNHH Bảo Hưng tại TP.HCM, chia sẻ rằng thời gian gần đây, công ty đang tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang các thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, hai thị trường này ít bị ảnh hưởng bởi biến động lạm phát kinh tế từ các quốc gia EU và Hoa Kỳ. Dù đây là giải pháp tình thế nhưng giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất, nhà máy và giữ chân người lao động trong ngành chế biến gỗ.

Bên cạnh việc chuyển dịch sang Nhật Bản, Hàn Quốc thì Trung Quốc cũng là thị trường được các doanh nghiệp trong nước cố gắng khai thác dư địa tăng trưởng bởi là một trong năm thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam và trong những năm gần đây luôn đứng ở vị trí thứ hai 2 hoặc thứ ba về kim ngạch.

Theo ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch HAWA, lâu nay, doanh nghiệp xuất khẩu vẫn tập trung vào một số thị trường chủ lực nên mỗi khi các thị trường này có biến động, hoạt động sản xuất, kinh doanh ngay lập tức bị ảnh hưởng.

Do đó, doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đồng thời cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả quản trị… để tăng sức cạnh tranh hàng hóa.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đang có xu hướng quay về thị trường nội địa bởi nhu cầu tiêu dùng của thị trường này vẫn còn bỏ trống. Hiện người tiêu dùng nội địa ngày càng có nhu cầu lớn trong trang trí nhà cửa, văn phòng.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Liêm, việc quay về thị trường nội địa là giải pháp ngắn hạn và không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được bởi thị hiếu tiêu dùng nội địa khác thị trường xuất khẩu, dây chuyền sản xuất cho hàng xuất khẩu cũng có sự khác biệt với các đơn hàng nội địa.

“Nhu cầu thị trường nội đia tuy lớn nhưng sản phẩm nhỏ lẻ, thị hiếu mỗi người khác nhau nên khi chuyển về thị trường nội địa không thể “một sớm một chiều” là làm ngay được”, ông Liêm nhận định.

Nguồn: VnEconomy

Từ khóa: ngành gỗ, viên nén 

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394097
Go to top