Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnThị trườngVì sao hàng Việt khó mở rộng thị phần tại thị trường Lào, Thái Lan?

Vì sao hàng Việt khó mở rộng thị phần tại thị trường Lào, Thái Lan?

3d8dc9690da50a8dc0acec12d03355f2Thị phần hàng Việt tại thị trường Lào, Thái Lan được nhận định là khó mở rộng bởi tính cạnh tranh cao, văn hoá tiêu dùng có độ chênh và đặc thù nhất định.

Tại Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Lào, Thái Lan tổ chức sáng nay, 21/6, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ- Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương cho hay: Có vị trí địa lý gần, lại là thành viên của một số thoả thuận thương mại, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để xuất khẩu sang Thái Lan và Lào.

Với thị trường Lào, bà Lê Thị Phương Hoa- Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Lào thông tin: Kim ngạch thương mại Việt Nam- Lào luôn tăng trưởng trong thời gian qua. Nếu như năm 2017 tăng trưởng thương mại đạt 8%, năm 2021 đã tăng lên 13,6%, đạt 1,4 tỷ USD. “5 tháng năm 2022 kim ngạch tăng 21%, đạt 700 triệu USD, cả năm đạt mức tương tự năm 2021, thậm chí có thể tăng hơn”, bà Lê Thị Phương Hoa nói.

Hàng hoá xuất nhập khẩu giữa hai nước khá đa dạng và bổ sung cho nhau. Hơn nữa, Lào là thị trường dễ tính, nhập khẩu phần lớn hàng tiêu dùng, có chung 10 tỉnh biên giới với Việt Nam nên không chỉ thuận lợi cho xuất khẩu mà còn giúp hàng Việt thông thương ra một số quốc gia láng giềng.

Tương tự thị trường Thái Lan, thực phẩm là mặt hàng rất có tiềm năng cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt bởi có nhu cầu lớn. Đây là cũng là mặt hàng được khuyến khích phát triển tại Thái Lan. Trong cơ cấu mặt hàng thực phẩm nhập khẩu, Việt Nam chiếm 6% thị phần, con số tương đối nhỏ so với Mỹ hơn 40%, New Zealand gần 40%... Bên cạnh đó, Việt Nam hiện đang xuất khẩu nhiều điện thoại và linh kiện điện tử; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; hàng dệt may; thuỷ sản… sang Thái Lan.

5 tháng đầu năm 2022 tổng kim ngạch thương mại 2 chiều đạt 8,61 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.Thái Lan hiện là đối tác lớn nhất của Việt Nam trong khu vực ASEAN. Chính phủ hai nước đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 25 tỷ USD vào năm 2025.

Dù bức tranh tăng trưởng khả quan nhưng đại diện Thương vụ Việt Nam tại Lào và Thái Lan đều nhấn mạnh, việc mở rộng thị phần của hàng Việt tại 2 thị trường này không dễ, thậm chí khá khó.

Nguyên nhân đầu tiên là tính cạnh tranh, do tính tương đồng về văn hoá, ngôn ngữ và vị trí địa lý, hàng Thái Lan đang chiếm ưu thế tại thị trường Lào hơn hàng Việt Nam. Mặt khác chiến lược marketing của doanh nghiệp Thái Lan khá linh hoạt và đa dạng cũng khiến hàng Thái phổ cập rộng hơn trên thị trường Lào.

Cũng theo bà Lê Thị Phương Hoa, tuyến đường sắt Lào- Trung Quốc hoàn thành cũng mở cơ hội cho hàng Việt thâm nhập thị trường Trung Quốc qua Lào. Ngược lại, hàng Việt cũng phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc có giá rẻ, mẫu mã đa dạng tại thị trường Lào.

Với thị trường Thái Lan, ông Nguyễn Thành Huy- Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan cho hay: Thái Lan là đất nước nông nghiệp, hàng Việt Nam xuất khẩn sang sẽ bị cạnh tranh do tương đồng về sản phẩm.

Người tiêu dùng Thái Lan ưa chuộng sản phẩm chế biến sẵn, đóng gói với nhiều kích thước. Thực phẩm cũng là phân khúc mục tiêu của doanh nghiệp Việt tuy nhiên đang có sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các nhà xuất khẩu. Với mặt hàng này hệ thống phân phối đã khá hoàn thiện, hơn nữa Thái Lan bảo hộ khá ngặt nghèo với ngành công nghiệp thực phẩm nên nhập khẩu cũng khó khăn. Doanh nghiệp Việt nếu không có chiến lược thị trường, sản phẩm cụ thể và mạnh mẽ rất khó cạnh tranh. Nhận diện thương hiệu thực phẩm nói riêng, hàng Việt nói chung chưa cao cũng cần thời gian xây dựng.

Mặt khác, kênh phân phối tại Thái Lan khá đa dạng, gồm: Chợ truyền thống, cửa hàng tiện lợi, siêu thị và đại siêu thị. Mỗi kênh có đặc thù riêng về giá cả, bao bì đóng gói doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu kỹ lưỡng.

Ngoài ra, doanh nghiệp có mong muốn xuất khẩu vào Thái lan cũng cần chú ý tới yếu tố thị hiếu thích màu sắc, ưu tiên sản phẩm tốt cho sức khoẻ như ít đường, ít dầu mỡ và đặc biệt chú ý tới xu hướng sử dụng thương mại điện tử trong mua sắm của người tiêu dùng Thái Lan.

Ngoài việc đáp ứng thị hiếu tiêu dùng, khi xuất khẩu vào Thái Lan, Lào doanh nghiệp trong nước cũng được khuyến cáo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, xin giấy chứng nhận nhập khẩu từ các cơ quan chức năng, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến, bảo quản sản phẩm nhằm đảm bảo duy trì chất lượng trong quá trình vận chuyển.

Tăng cường tham dự các hội chợ triển lãm nhằm quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác phù hợp. Kết nối với Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại để được hỗ trợ thông tin thị trường, thông tin đối tác và được đồng hành trong trường hợp phát sinh tranh chấp. Đổng thời, quảng bá thương hiệu trên cơ sở niềm tin sẵn có của người tiêu dùng. Xây dựng thương hiệu hàng hoá Việt Nam với chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh.

Nguồn: Công thương

Từ khoá: thị trường Lào, Thái Lan, cạnh tranh, văn hoá tiêu dùng

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402582
Go to top