Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnThị trườngThương chiến Mỹ - Trung: Chuỗi cung ứng mới làm rung chuyển thị trường

Thương chiến Mỹ - Trung: Chuỗi cung ứng mới làm rung chuyển thị trường

03.07-44

Khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, chuỗi cung ứng bắt đầu cảm nhận được tác động. Nhưng chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ có thể gây ra phản ứng ngược.

Trước bối cảnh đổ vỡ mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh, tương lai chuỗi cung ứng toàn cầu đang trở nên bất định. Các thông điệp không nhất quán của Nhà Trắng đang tiếp tục làm dấy lên hoài nghi về các định hướng chính sách thương mại của Mỹ, hiệu quả của việc áp dụng trong cuộc chiến tranh thương mại. Trong khi đó, việc Bắc Kinh đề xuất dự luật an ninh quốc gia có khả năng đe dọa quyền tự trị của Hồng Kông, càng làm phá hoại hơn thỏa thuận thương mại giai đoạn một, vốn dĩ đã mong manh giữa hai siêu cường. Sự xung đột này, cùng với việc chạy đua nhằm đảm bảo nguồn cung ứng cho y tế và phát triển vaccine cho virút Corona, đang dẫn đến yêu cầu cần đánh giá lại các chuỗi cung ứng just-in-time đang thống trị

Một điệp khúc các từ ‘tái’ định nghĩa chuỗi cung ứng – có thể kể đến như sự linh hoạt, dự phòng, tái định hình, tái cấu trúc và khu vực hóa – là mong muốn của của những người theo chủ nghĩa bảo hộ ở Nhà Trắng, những người đã phát động cuộc chiến thương mại và cho rằng khó có thể thay đổi vai trò sản xuất toàn cầu to lớn của Trung Quốc. Chiến lược giảm thâm hụt thương mại và trẻ hóa nền kinh tế Mỹ của Tổng thống Donald Trump bắt nguồn từ chủ nghĩa dân tộc về chuỗi cung ứng. Theo ông Peter Navarro, cố vấn thương mại của Trump, dự đoán Mỹ cần 2 nghìn tỷ đô la chi tiêu cho các gói kích thích nhằm mục đích đưa nhiều công việc sản xuất trở lại Mỹ.

Mặc dù tác động của virút Corona lên mạng lưới chuỗi cung ứng có thể thay đổi cuộc chơi, dữ liệu thương mại được công bố gần đây cho thấy cuộc chiến thương mại có tác động sớm đến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và tương lai của thương mại toàn cầu. Nghịch lý thay, kết quả phần lớn số liệu cho thấy sự trái ngược với những gì Nhà Trắng đang tính toán. Thuế quan không làm cải thiện trong cán cân thương mại cơ bản của Mỹ, trong khi thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng lên và thị trường xuất khẩu của nước này đã trở nên đa dạng hơn.

CHI PHÍ ĐÁNG KỂ NHƯNG MỸ KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC SỰ CẢI THIỆN THỰC SỰ TRONG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

Việc Trump muốn cắt giảm thâm hụt thương mại song phương với Trung Quốc là khá tốn kém, nó gây ra sự thu hẹp đáng kể trong hoạt động kinh tế và vô tình làm gia tăng thặng dư thương mại của Trung Quốc. Và, nếu không giảm nhập khẩu dầu, thâm hụt thương mại của Mỹ thực sự sẽ bị nới rộng – điều này đặt ra câu hỏi về logic của chiến lược bảo hộ được thiết kế nhằm cải thiện cán cân thương mại quốc gia.

Nhìn chung, trong năm 2019, Mỹ đã nhập khẩu hàng hóa trị giá 44,3 tỷ đô la so với năm 2018. Sự sụt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc kéo theo sự sụt giảm đáng kể, với mức thuế áp dụng cho khoảng 370 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc. Tính riêng giai đoạn này, nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 87,3 tỷ đô la hàng năm. Đây là mức giảm hằng năm lớn nhất trong nhập khẩu của Mỹ với một đối tác thương mại, ngoại trừ năm khủng hoảng tài chính 2009.

Tuy nhiên, nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ giảm 16% trong năm 2019 so với năm trước, một minh chứng cho sự khó khăn khi thay đổi quan hệ thương mại trong ngắn hạn. Trên thực tế, dữ liệu báo cáo đã nói quá về sự suy giảm thực sự. Một lý do chính là hàng hóa trung chuyển, theo đó hàng hóa được giao dịch qua một nước thứ ba trên đường từ nơi chúng được sản xuất đến đích cuối cùng. Biện pháp này đôi khi được áp dụng để vượt qua hàng rào thuế quan. Chiến thuật như vậy có thể khiến các quan chức hải quan Mỹ sẽ thực hiện phân loại hàng hóa đến từ các đối tác thương mại trung gian, chẳng hạn như Việt Nam hoặc Mexico, nhưng trên thực tế chúng vẫn đến từ Trung Quốc.

AI HƯỞNG LỢI TỪ MỨC THUẾ CỦA MỸ?

Bất kể thế nào chăng nữa, việc giảm phụ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ thực sự diễn ra nếu các công ty xoay xở được nguồn cung sản phẩm thay thế khả thi. Năm ngoái, Mỹ đã không thể tìm kiếm đầy đủ nguồn hàng thay thế cho hàng hóa Trung Quốc. Tăng trưởng GDP mạnh mẽ trong năm 2019 cho thấy rằng tổng nhập khẩu có thể sẽ tăng nếu không có thuế.

Trong ngắn hạn, những quốc gia sản xuất hàng hóa chịu ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ áp cho Trung Quốc nhiều khả năng được hưởng lợi. Thay vì mua hàng từ Trung Quốc, các công ty của Mỹ đang tìm mua các sản phẩm tương tự từ các quốc gia không bị ảnh hưởng bởi thuế quan. Ở châu Á, quốc gia hưởng lợi chính là Việt Nam, nước có xuất khẩu sang Mỹ đã tăng 35%, tương đương 17,5 tỷ USD. Một cái tên nổi bật khác là Đài Loan, quốc gia đã sử dụng lợi thế so sánh lâu nay của mình trong sản xuất phần cứng để hưởng lợi từ việc chuyển hướng thương mại.

Châu Âu và Mexico đã lấp đầy khoảng trống đó, vì nhập khẩu của Mỹ từ các nền kinh tế này lần lượt tăng 31,2 tỷ đô la và 11,6 tỷ đô la. Đáng chú ý, nhập khẩu từ Venezuela và Trung Đông đã giảm mạnh do lệnh trừng phạt từ Mỹ và Mỹ cũng đã tăng khả năng tự cung ứng năng lượng của mình.

Về phía xuất khẩu, Mỹ bị phương hại bởi thuế quan trả đũa từ Trung Quốc và các nước khác nhằm đáp trả thuế của Mỹ áp dụng đối với thép và nhôm của các nước. Thay vì tăng khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Mỹ, mức thuế quan đó đã dẫn đến sự sụt giảm ròng 23,1 tỷ đô la trong xuất khẩu.

Việc áp thuế trên, theo tầm nhìn của Trump sẽ có một sự “bùng nổ việc làm” tại Mỹ, thế nhưng sản xuất trong nước của Mỹ vẫn tiếp tục trì trệ. Ngoài ra, chỉ số sản xuất công nghiệp lần đầu tiên trải qua sự sụt giảm hằng năm kể từ năm 2015, vì sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và tăng thuế do chi phí sản xuất. Điều này dẫn đến một tổn thất tổng thể về phúc lợi dưới dạng tiêu dùng, do giá bán dành cho các nhà bán lẻ và hộ gia đình cao hơn, và nó mâu thuẫn với khẳng định của Tổng thống Trump rằng Trung Quốc đang phải chi trả cho thuế quan.

TRUNG QUỐC HƯỞNG LỢI LỚN

Trung Quốc đã phản ứng như thế nào? Không có gì đáng ngạc nhiên, xuất khẩu sang Mỹ và Hồng Kông, một trung tâm trung gian, đã giảm đáng kể do thuế quan. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể bù đắp bằng cách tăng doanh số với gần như mọi nước khác, đến mức xuất khẩu được ký hợp đồng với giá trị ròng tương đối nhỏ, chỉ khoảng 2,8 tỷ đô la.

Chỉ riêng xuất khẩu của Trung Quốc sang Đông Nam Á đã tăng 38,5 tỷ USD, chủ yếu đến từ các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vốn dĩ đã vượt qua Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc. Xuất khẩu cũng tăng sang châu Âu và châu Phi cận Sahara, khu vực mà Trung Quốc đã tìm cách tăng cường quan hệ kinh tế theo Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.

Nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ đã giảm 33 tỷ đô la trong năm 2019 do thuế quan trả đũa. Và do sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu hàng hóa sản xuất chế biến sang Mỹ, Trung Quốc tiếp tục cắt giảm các hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Điều này đưa đến việc sụt giảm lớn trong tổng số hàng nhập khẩu của Trung Quốc – dẫn đến sự cải thiện trong cán cân thương mại tổng thể hơn 60 tỷ đô la vào năm ngoái, bất chấp chiến tranh thương mại. Những hiệu ứng này nhấn mạnh một thực tế, trái với quan điểm sai lầm của Nhà Trắng, thương mại là một hiện tượng đa phương, chứ không phải là một hiện tượng song phương.

BA GIAI ĐOẠN TÁC ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG TƯƠNG LAI

Năm 2019, thị phần nhập khẩu và xuất khẩu của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất so hai mươi bảy năm qua. Nhiều nhà quan sát đồng ý rằng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã gây ra một số sự phân tách không thể tránh khỏi. Đại dịch Covid-19 chỉ làm diễn biến hiện tại thêm khó hơn. Thỏa thuận thương mại giai đoạn một bị xói mòn, ngay cả khi nó được hoàn thành một cách kỳ diệu, khó có thể đảo ngược điều đó. Nhưng trong khi các chính phủ có thể ủng hộ việc phân tách, kết quả cuối cùng sẽ vẫn thuộc về các quyết định của doanh nghiệp. Có lẻ, sẽ phải mất nhiều năm để thấy được kết quả từ những quyết định này lên chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong ngắn hạn, các nhà sản xuất sẽ tiếp tục chuyển hướng thương mại và tìm kiếm các giải pháp tránh thuế tạm thời như trung chuyển và điều chỉnh nhà cung cấp. Trong trung hạn, các nhà sản xuất sẽ mở rộng quy mô nhân sự sản xuất và tái phân bổ tại các cơ sở đã có. Chỉ về lâu dài mới có thể thấy rõ được sự phân tách của chuỗi cung ứng, điều này cần thiết phải lên kế hoạch trước, với chi phí lớn.

Sự bất ổn trong chính sách do mối quan hệ ngày càng bất định giữa Mỹ - Trung càng làm phức tạp các quyết định đầu tư lớn và đại dịch lại làm tăng thêm các rủi ro. Nguyên tắc làm nền tảng cho chuỗi cung ứng dựa trên lợi thế so sánh, một quốc gia có khả năng sản xuất một số hàng hóa và dịch vụ nhất định một cách hiệu quả hơn và rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này khuyến khích các sản phẩm có kỹ năng cao được sản xuất tại các nền kinh tế phát triển và các hoạt động lắp ráp sử dụng nhiều lao động hơn sẽ diễn ra ở các nước có mức lương thấp hơn. Nhưng thuế quan đã làm méo mó nguyên tắc thị trường tự do này bằng cách xem nhẹ các mục tiêu thương mại hơn lý do chính trị.

Trên thực tế, sự thống trị của Trung Quốc trong sản xuất toàn cầu đã dần suy yếu kể từ đỉnh cao năm 2015, do sự thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế Trung Quốc, như việc chuyển lên các nấc cao hơn so với sản xuất kỹ năng thấp như quần áo và dệt may, sự suy giảm vai trò địa điểm lắp ráp cuối cùng của Trung Quốc, tái cân bằng tiêu dùng và dịch vụ, ít thâm dụng vốn thương mại hơn vốn đầu tư. Cuộc chiến thương mại và chuỗi cung ứng thay đổi do đại dịch chỉ làm tăng thêm các xu hướng này.

Trớ trêu thay, offshoring đi theo quỹ đạo của nó. Các công ty Trung Quốc đã chuyển đến các địa điểm có chi phí thấp hơn để phục vụ tốt hơn cho thị trường Mỹ - ví dụ nhà sản xuất điện tử Trung Quốc Hisense, đã lựa chọn tăng gấp đôi đầu tư vào nhà máy điện tử của công ty này ở Mexico. Các chính sách bảo hộ của Nhà Trắng có nguy cơ leo thang trước cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020, có thể làm ảnh hưởng chuỗi cung ứng. Trump vẫn chưa thực hiện được mục tiêu giảm bớt thâm hụt thương mại và làm suy yếu triển vọng kinh tế của Trung Quốc.

Nguồn: Carnegieendowment.org

Từ khóa: thương chiến, Mỹ, Trung, chuỗi cung ứng mới, rung chuyển, thị trường

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007416574
Go to top