Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếLạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

 8 tin 1 19.04.2024Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.

Lạm phát nhiều nền kinh tế lớn giảm

Trong quý I/2024, thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động do ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia. Lạm phát của Mỹ tháng 2/2024 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 2/2024, lạm phát của khu vực đồng Euro tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước; Pháp tăng 3%; Đức tăng 2,5%; Anh tăng 3,4%.

Tại châu Á, lạm phát tháng 2/2024 của Lào tăng 25,35%; Phi-lip-pin tăng 3,4%; Hàn Quốc tăng 3,1%; Indonesia tăng 2,75%.

Tại Mỹ, tăng trưởng kinh tế chậm lại được nhận định sẽ là nguyên nhân giúp giảm lạm phát về mức 2,6% năm 2024. Con số này gần với mức mục tiêu lạm phát 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khi liên tục tăng lãi suất trong năm qua.

Thông tin gần đây cho thấy, dù FED đã phát tín hiệu rằng những điều tồi tệ nhất đã qua, nhưng nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn tiềm ẩn những nguy cơ có thể đẩy lạm phát tăng lên. Tính tới tháng 11/2023, lượng tiền tiết kiệm dư thừa cộng dồn của các hộ gia đình Mỹ là 290 tỷ USD và số tiền này có thể tiếp tục đẩy nhu cầu tiêu dùng và từ đó kéo lạm phát đi lên.

Tại châu Âu, lạm phát của các nền kinh tế phát triển được dự báo ở mức bình quân 3,3% trong năm nay. Giá khí đốt giảm và tăng trưởng GDP chậm lại có thể giúp kìm hãm lạm phát tại khu vực này.

Ở châu Á, Trung Quốc đang đối mặt tình trạng giảm phát do cuộc khủng hoảng bất động sản. Trong bối cảnh hoạt động kinh tế ảm đạm, ngành sản xuất suy giảm và niềm tin của người tiêu dùng xuống thấp, lạm phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được dự báo là 1,7% năm 2024.

Hay như tại Venezuela, nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, được dự báo ghi nhận lạm phát lên tới 230% năm 2024, mức cao nhất thế giới. Tuy nhiên, đây đã là mức giảm lớn bởi suốt thập kỷ qua, ghi nhận quốc gia này đối mặt tình trạng siêu lạm phát, thậm chí lên tới 9.586% vào năm 2019. Kể từ khi Mỹ nới lỏng một số cấm vận với Venezuela vào năm ngoái, lạm phát tại nước này đã giảm đáng kể nhờ chi tiêu của chính phủ giảm và quá trình đôla hóa nền kinh tế được đẩy mạnh, từ đó giúp đồng nội tệ Bolivar tăng giá.

Lạm phát toàn cầu có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2024, lạm phát bình quân toàn cầu được dự báo sẽ giảm xuống 5,8%, từ mức 6,8% của năm 2023, tình hình lạm phát đang có xu hướng hạ nhiệt. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định vẫn có nguy cơ xảy ra một làn sóng lạm phát tăng mạnh do xung đột địa chính trị và gián đoạn chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, thị trường lao động mạnh hơn dự báo cũng có thể thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, từ đó đẩy giá cả leo thang.

Theo IMF, năm 2024, lạm phát bình quân toàn cầu được dự báo sẽ giảm xuống 5,8%, từ mức 6,8% của năm 2023. Tổ chức này nhận định áp lực giá cả trên thế giới sẽ giảm bớt khi các quốc gia duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, giá năng lượng giảm, cùng với thị trường lao động mạnh.

Việt Nam được dự báo ghi nhận lạm phát 3,4% năm 2024. Con số này thấp hơn mức lạm phát mục tiêu đã được Quốc hội thông qua cho năm nay là từ 4%-4,5%. Năm 2023, lạm phát bình quân của Việt Nam tăng 3,25%.

Theo chuyên gia kinh tế PGS.TS Ngô Trí Long, điều hành lạm phát năm nay không quá khó. Bởi ông đánh giá, cơ quan quản lý đã rất có kinh nghiệm trong điều hành giữ lạm phát thấp trong nhiều năm qua. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các bộ, ngành triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm.

Trong đó, nhiều giải pháp được triển khai như: Giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8%; giảm thuế môi trường với nhiên liệu bay; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất, hỗ trợ doanh nghiệp… Đây là các giải pháp quan trọng nhằm bình ổn thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát thấp theo mục tiêu.

Theo ông Ngô Trí Long, lạm phát của Việt Nam được kiểm soát ở mức phù hợp để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, minh chứng là CPI tháng 3/2024 so với tháng trước giảm 0,23% (khu vực thành thị giảm 0,21%; khu vực nông thôn giảm 0,25%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 7 nhóm hàng giảm giá và 4 nhóm hàng tăng giá.

Bên cạnh nhiều yếu tố tác động lên lạm phát, thì vẫn còn những yếu tố giúp kiềm chế lạm phát như: Việt Nam có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đây là lợi thế của Việt Nam, giúp giảm bớt áp lực lạm phát. Bên cạnh đó, lạm phát toàn cầu hạ nhiệt cũng sẽ giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ kênh nhập khẩu lạm phát, đồng thời giúp cải thiện yếu tố tâm lý, kỳ vọng, hỗ trợ kiểm soát lạm phát.

Nguồn: Tài sản Công

Từ khóa: lạm phát, kinh tế Việt Nam, CPI giảm

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007405952
Go to top