Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếCơ hội để ASEAN đa dạng chuỗi cung ứng sau COVID-19

Cơ hội để ASEAN đa dạng chuỗi cung ứng sau COVID-19

Cú sốc cung và cầu do tác động của COVID-19 buộc các nước, trong đó có các nước ASEAN, phải xem xét lại chiến lược thương mại, theo Bộ trưởng Thương mại Pháp.

cơ hội cho asean

ASEAN có thể nắm bắt cơ hội

Trong chuyến thăm một số nước Đông Nam Á tuần qua, Bộ trưởng Thương mại Pháp Olivier Becht cho biết, đại dịch COVID-19 có thể đã làm rung chuyển thương mại toàn cầu, nhưng cũng buộc các quốc gia phải tìm kiếm thị trường mới, bao gồm đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Điều này xảy ra khi các quốc gia tìm cách đưa thương mại quốc tế trở lại đúng hướng sau đại dịch.

“Tôi nghĩ rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 là thời điểm rất tồi tệ đối với nền kinh tế thương mại toàn cầu, nhưng đồng thời cũng mang lại những cơ hội mới” - ông Becht nói với hãng CNA của Singapore. “Chúng tôi cũng biết rằng, rất nguy hiểm khi sản xuất một sản phẩm, đặc biệt nếu đó là sản phẩm chiến lược, chỉ ở một quốc gia… Và tôi nghĩ đó cũng là một cơ hội tốt cho ASEAN. ASEAN có thể nắm bắt cơ hội tăng trưởng” - ông Becht cho hay.

Theo Bộ trưởng Becht, Paris sẽ khuyến khích các công ty Pháp đa dạng hóa sản xuất tới các nước Đông Nam Á và những quốc gia khác nhằm giảm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng ở Trung Quốc. Khi đề cập đến việc cung cấp chất bán dẫn và các linh kiện khác, ông Becht nêu ý tưởng chuyển hoạt động sản xuất sang ASEAN và một số quốc gia Châu Phi - những khu vực mà ông coi là "ổn định về mặt địa chính trị" - cũng như sang Châu Âu.

Theo Bộ trưởng Becht, các quốc gia đã và đang tập trung nỗ lực vào việc củng cố chuỗi cung ứng của mình. Ví dụ, Tây Âu đang từ bỏ dầu mỏ và khí đốt của Nga, và kết quả là thương mại của Nga đang chuyển từ Châu Âu sang các khu vực khác.

Dẫn chứng Đức - nước trước đây nhập khẩu khoảng một nửa lượng khí đốt từ Nga và hơn 1/3 dầu mỏ - ông Becht nói: "Tôi nghĩ rằng tình hình của Đức về năng lượng và sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga cho chúng ta thấy mức độ nguy hiểm của việc chỉ phụ thuộc vào một quốc gia".

Về Trung Quốc với tư cách là đối tác cũng như đối thủ cạnh tranh, ông cho biết, Pháp sẽ đa dạng hóa dây chuyền sản xuất. Theo đó, Pháp sẽ duy trì một số hoạt động sản xuất ở Trung Quốc, nhưng cũng sẽ sản xuất sản phẩm tương tự ở một quốc gia khác và không phụ thuộc vào một quốc gia nào. "Tôi nghĩ đó là một trong những lĩnh vực hợp tác mà chúng tôi có thể có với các nước ASEAN và các nước trong khu vực" - ông Becht nói và nhắc lại rằng, Pháp muốn theo đuổi chiến lược giảm thiểu rủi ro khi đối mặt với những thách thức mà Trung Quốc đặt ra.

Làm cho Pháp hấp dẫn hơn

Bất chấp những thách thức như căng thẳng địa chính trị, giá cả tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu có thể xảy ra, ông Becht nhấn mạnh rằng, Pháp đang ở vị thế mạnh với tỉ lệ lạm phát tương đối thấp và là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng đầu ở Châu Âu.

Phát biểu bên lề chuyến thăm Thái Lan nhằm tăng cường quan hệ song phương lâu đời, sau nỗ lực thúc đẩy ngoại giao của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở Đông Nam Á vào tháng 11 năm ngoái, Bộ trưởng Becht nói, Pháp đặt mục tiêu trở nên hấp dẫn hơn đối với các công ty Thái Lan và các nước ASEAN khác.

Thái Lan là đối tác kinh tế quan trọng của Pháp và là đối tác lớn thứ tám của nước này ở Châu Á. Liên minh Châu Âu và Thái Lan dự kiến sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại tự do vào tháng 3, gần một thập kỷ sau khi bị đình trệ bởi cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan vào năm 2014.

Ông Becht tin rằng, đây là thời điểm thích hợp để làm như vậy, đặc biệt là sau khi phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19 và cuộc chiến ở Ukraina. Hai bên cần thúc đẩy tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là năng lượng, nông sản, loại bỏ một số trở ngại, rào cản đối với thương mại tự do.

Phái đoàn của ông Becht đã gặp một số bộ trưởng và nhà đầu tư Thái Lan, bày tỏ hy vọng tăng cường hợp tác kinh tế với Thái Lan, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng tái tạo và công nghệ kỹ thuật số, mang lại cơ hội kinh doanh quan trọng cho các công ty Pháp. Mục tiêu là “làm cho Pháp trở nên hấp dẫn hơn đối với các công ty Thái Lan. Và tôi cũng sẽ làm như vậy với các nước ASEAN khác” - ông Becht nói.

Trước đó, trong chuyến thăm Campuchia vào đầu tuần, Bộ trưởng Becht cho rằng, động lực hợp tác giữa EU, đặc biệt là Pháp, và các nước ASEAN sẽ tốt cho tăng trưởng, tăng thêm việc làm cho người dân và đáp ứng những thách thức mà các bên phải đối mặt ngày nay như biến đổi khí hậu và an ninh lương thực.

Chuyến công tác của Bộ trưởng Becht ở Đông Nam Á phản ánh sự can dự ngày càng tăng của Pháp vào khu vực, vốn rất quan trọng đối với chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tổng thể của nước này. 

Nguồn: Lao Động

Từ khóa: ASEAN, thị trường Pháp, chuỗi cung ứng, hậu covid-19

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007408146
Go to top