Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếIPEF và RCEP không nhất thiết phải đối trọng nhau

IPEF và RCEP không nhất thiết phải đối trọng nhau

rcep

Các cuộc đàm phán trong Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF) do Tổng thống Hoa Kỳ - Joe Biden công bố vào ngày 23 tháng 5 đang được tiến hành. Sau cuộc họp của các quan chức cấp cao từ các nước thành viên IPEF tại Singapore vào giữa tháng 7 và cuộc họp trực tuyến đầu tiên giữa các Bộ trưởng vào cuối tháng 7, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ - Gina Raimondo và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ - Katherine Tai đã chủ trì cuộc họp Bộ trưởng trực tiếp đầu tiên ở California vào hôm 08 - 09/09/2022 vừa qua.

Khuôn khổ kinh tế IPEF bao gồm 13 nền kinh tế từ khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương gồm có: Úc, Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Hoa Kỳ. Fiji gia nhập khuôn khổ kinh tế này ngay sau khi thành lập.

Các nền kinh tế này chiếm hơn 40% GDP toàn cầu. Và Hoa Kỳ sẽ làm việc trong khuôn khổ IPEF để thiết lập các quy tắc chung dựa trên bốn trụ cột: thương mại công bằng; chuỗi cung ứng linh hoạt; nền kinh tế kỹ thuật số và năng lượng sạch; thuế hiệu quả, mạnh mẽ và chống tham nhũng.

Điều này có nghĩa là khuôn khổ kinh tế IPEF sẽ không hoạt động như các hiệp định thương mại tự do (FTA) truyền thống, bằng cách trao đổi các đề nghị nhượng bộ về thuế quan và các rào cản thương mại khác. Thay vào đó, ý tưởng của khuôn khổ là lôi kéo các quốc gia thành viên tham gia vào các cuộc thảo luận để thiết lập các quy trình và quy tắc kinh doanh nhằm cho phép khối tham gia vào các lĩnh vực xuyên suốt trong thương mại và tài chính toàn cầu trên các nền tảng chung. Về mặt này, khuôn khổ kinh tế IPEF đang theo cách tiếp cận thử nghiệm, cần thời gian để biết được các mục tiêu của khuôn khổ có đạt được hay không.

Một trong những điểm quan trọng cần lưu ý về khuôn khổ kinh tế IPEF là một số thành viên của khối cũng là một phần của các FTA lớn trong khu vực khác. Cụ thể phải nhắc đến là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), có 15 quốc gia thành viên và có hiệu lực thực thi từ đầu năm 2022.

Hiệp định RCEP bao gồm tất cả các nền kinh tế ASEAN (Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) và năm trong số các đối tác FTA của ASEAN là Trung Quốc, Úc, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều này có nghĩa là tất cả các thành viên IPEF, ngoại trừ Hoa Kỳ, Ấn Độ và Fiji, đều là một phần của RCEP. Một số thành viên IPEF, Úc, Brunei, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Singapore và Việt Nam, cũng là thành viên của một FTA khu vực quan trọng khác: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tuy nhiên khuôn khổ kinh tế IPEF được công bố đã làm dấy lên các cuộc thảo luận về tác động đối với hiệp định RCEP, trong đó Trung Quốc là thành viên có nền kinh tế lớn nhất. Với việc khuôn khổ IPEF do Hoa Kỳ dẫn đầu, cũng có những lo ngại về việc liệu IPEF có làm gia tăng sự cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hay không, đặc biệt là vì hiệp định RCEP đã hoạt động theo một khuôn khổ và với các quy tắc nhất định.

Mặc dù Trung Quốc là nền kinh tế thành viên lớn nhất trong RCEP, cấu trúc của khối này tuân theo cấu trúc của các FTA của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Về mặt này, hiệp định RCEP giống với tất cả các FTA hiện có mà ASEAN đã ký với các nền kinh tế khác, bao gồm cả Trung Quốc, và nêu rõ các nhượng bộ về tiếp cận thị trường so với các FTA này. Do đó, những gì RCEP hiện có và khuôn khổ của hiệp định RCEP có thể giúp IPEF tránh được sự trùng lặp có thể xảy ra với RCEP.

Ngoài ra, bốn trụ cột của khuôn khổ kinh tế IPEF không phải là các lĩnh vực cụ thể mà hiệp định RCEP nhấn mạnh. Ví dụ, RCEP dành ít sự chú ý đến các quy tắc cụ thể về thương mại kỹ thuật số xuyên biên giới và kết nối kỹ thuật số, và mặc dù RCEP có một số điều khoản về thương mại kỹ thuật số, nhưng tham vọng của IPEF có thể sẽ cao hơn nhiều. Điều này sẽ dẫn đến việc vướng vào các vấn đề quy định phức tạp hơn như đặt ra các quy tắc để truyền dữ liệu xuyên biên giới và quản lý quyền riêng tư.

Tương tự, về năng lượng sạch, IPEF dự kiến ​​sẽ tập trung vào việc xây dựng các tiêu chuẩn môi trường chung cho các thành viên trong các lĩnh vực như sử dụng năng lượng hiệu quả và sự chuyển dịch xuyên biên giới của các công nghệ xanh. Bên cạnh đó khuôn khổ tập trung về thuế và các hoạt động chống tham nhũng, nhiệm vụ của IPEF sẽ không mâu thuẫn hoặc xung đột với RCEP. Thay vào đó, các tiêu chuẩn của IPEF có thể giúp bổ sung cho các tiêu chuẩn của RCEP.

Tuy nhiên, căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ còn gia tăng nếu IPEF và RCEP được coi là những khối cụ thể có ảnh hưởng chiến lược đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Mặc dù vậy, ở một mức độ lớn, đây là một vấn đề về quan điểm. Số lượng lớn các thành viên chung giữa IPEF và RCEP, đặc biệt là từ Đông Nam Á, cho thấy các nền kinh tế này mong muốn được hưởng lợi từ cả hai khuôn khổ.

Các thành viên chung của cả hai khối thương mại này có thể thấy có cơ hội thực hiện đồng thời với các lợi ích tiếp cận thị trường do RCEP cung cấp, cùng với sự phát triển của các tiêu chuẩn mới trong các lĩnh vực tiên tiến do IPEF đề xuất.

Nguồn: Khmer Times

Từ khóa: IPEF; RCEP; Hoa Kỳ; Trung Quốc; FTA; xung đột; cơ hội.

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403268
Go to top