Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Liệu EU có thể cứu CPTPP?

CPTPP graphic via CanadaTradeHiệp định CPTPP cần mở rộng thêm thị trường. Khối EU cần tăng cường vai trò lãnh đạo thương mại ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Mặc dù Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ- Thái Bình Dương (IPEF) gây được tiếng vang rộng rãi và Hoa Kỳ tin rằng nước này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn, dù vậy tiềm năng của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong hội nhập kinh tế của khu vực vẫn chưa được khai thác hết. Nhiều chuyên gia xem việc thành lập IPEF là sự lựa chọn tốt thứ hai chuẩn bị cho việc Mỹ tái gia nhập hiệp định CPTPP. Mặc dù, IPEF có vẻ đang hoạt động tốt vì khuôn khổ bao gồm phần lớn các nước thành viên của ASEAN và Ấn Độ, nội dung của IPEF sâu đến đâu và vận hành như thế nào nhưng nếu không đề cập đến khả năng tiếp cận thị trường Hoa Kỳ thì sẽ trở thành một thách thức lớn. Do đó, hiệp định CPTPP- một hiệp định thương mại hữu hình với các quy tắc được xem là “toàn diện và tiến bộ” trở nên đầy ý nghĩa hơn nhiều.

Tuy vậy, hiệp định CPTPP cũng có những hạn chế mà đã bị bỏ qua như: quy mô kinh tế giảm hơn sau khi Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định. Vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực. Ngay cả khi các thành viên tin rằng quy tắc của hiệp định CPTPP là không thể thiếu thì người ta vẫn khó có thể hình dung con đường trở thành “các quy tắc thương mại tự do thế kỷ 21” của CPTPP trong khi mức độ bao phủ kinh tế của hiệp định hiện tại chỉ hơn 10% GDP toàn cầu một chút. Mặt khác, Hoa Kỳ tuy là nguồn động lực kinh tế ban đầu được kỳ vọng sẽ giúp phổ biến các quy tắc thương mại đến các nước khác thì hiện tại vẫn đang phải đối mặt với tình trạng hỗn loạn chính trị khi xây dựng chính sách thương mại toàn cầu, trong đó Khuôn khổ IPEF là một ví dụ điển hình.

Việc Trung Quốc xin gia nhập CPTPP có thể trở thành một nhân tố thay đổi cuộc chơi trong việc hồi sinh hiệp định. Theo đó, Hàn Quốc và Ecuador cũng nộp đơn xin gia nhập. Nhiều nước không phải thành viên khác (như Thái Lan, Philippines, v.v.) cũng thể hiện thái độ tích cực đối với việc tham gia CPTPP. Tuy vậy, sự gia nhập của Trung Quốc sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng cụ thể là về thái độ của Bắc Kinh đối với hoạt động thương mại tự do dựa trên quy tắc. Australia- một nước thành viên của hiệp định- đã phải đối mặt với “sự ép buộc kinh tế” từ phía Trung Quốc trong nhiều năm. Trong những năm tới, sự đồng thuận nhất trí để chào đón Trung Quốc vẫn rất khó xảy ra, thực tế các thành viên đang miễn cưỡng xem xét việc đưa ra các thỏa hiệp rộng rãi đối với các quy tắc đã được thiết lập.

Nếu xét đến những điểm trên thì định hướng mở rộng số lượng thành viên ban đầu của CPTPP dường như đang dần bị gạt ra ngoài lề. Tuy nhiên, vẫn có một giải pháp thay thế để củng cố cam kết của CPTPP: đó là việc gia nhập của Liên minh châu Âu.

Việc EU gia nhập có thể tác động sâu sắc đến hiệp định CPTPP. Hiện tại, hiệp định bao phủ 31% GDP toàn cầu. Vì EU bao gồm nhiều thị trường lớn, với người tiêu dùng thu nhập cao, các cơ hội kinh tế khi có sự tham gia của EU sẽ vô cùng lớn đối với các thành viên hiện tại và thậm chí là trong tương lai của hiệp định CPTPP. Quan trọng nhất là đối với một số thành viên,

tác động kinh tế này có thể đạt được mà không làm suy yếu các nguyên tắc cơ bản mà hiệp định CPTPP đã đặt ra. Tuy nhiên, giữa hiệp định CPTPP và các hoạt động thương mại của EU vẫn có một số điểm gây tranh cãi, vì các quy tắc TPP chủ yếu do Hoa Kỳ soạn thảo. Mặc dù vậy, đối với các thành viên của CPTPP, những khác biệt đó dường như có thể thương lượng được so với tuyên bố của Bắc Kinh. EU là đối tác thương mại với nhiều thành viên CPTPP và cùng đồng thuận nhiều vấn đề về mặt tư tưởng như: tầm quan trọng của trật tự thương mại dựa trên nguyên tắc và một nền kinh tế thị trường dựa trên chủ nghĩa tư bản. Từ góc độ của các thành viên CPTPP, việc EU gia nhập có vẻ được hoan nghênh hơn cả.

Bên cạnh đó, khi tham gia CPTPP, Liên minh châu Âu cũng đạt được những lợi ích nhất định. EU có FTA song phương với nhiều thành viên CPTPP, đây cũng là lý do chiến lược khiến EU nên xem xét nghiêm túc việc tham gia các cuộc đàm phán CPTPP. Hiệp định CPTPP có thể là một lựa chọn lý tưởng để phổ biến các nguyên tắc thương mại của EU trên toàn cầu.

Thứ nhất, khẩu hiệu “quyền tự chủ chiến lược mở” về chính sách thương mại gần đây của EU nếu muốn đảm bảo trong nhiều thập kỷ tới thì phải duy trì sự hiện diện của khối này ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Khi thương mại châu Á mở rộng hơn nữa, nền kinh tế cũng trở nên thịnh vượng hơn và tạo ra dòng dịch chuyển từ trung tâm kinh tế toàn cầu sang phía đông. Sự thay đổi như vậy đặt ra câu hỏi về tính liên quan giữa quản lý thương mại trong khu vực và hệ thống điều hành thương mại quốc tế. Do đó, nếu EU muốn đảm bảo “quyền tự chủ chiến lược mở” của mình trong những thập kỷ tới thì một cam kết nhanh chóng và có chiều sâu hơn đối với châu Á- Thái Bình Dương là điều cần thiết.

Có ba cường quốc khác nhau trong thương mại thế giới có thể thúc đẩy các quy tắc thương mại toàn cầu bằng cách tận dụng vị thế thống lĩnh thị trường của mình, đó là: EU, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nếu một FTA lớn đang thay đổi trật tự thương mại theo nguyên tắc của WTO trong tương lai gần thì thỏa thuận đó phải có sự tham gia của ít nhất hai trong số ba cường quốc này. Vì những lý do như vậy nên sự thờ ơ của EU hiện nay đối với hiệp định CPTPP trở thành một câu đố. Trung Quốc đi trước EU khi đã góp mặt đặt ra các luật lệ kinh tế ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, vì nền kinh tế nước này vốn đã gắn bó sâu sắc với các nước láng giềng châu Á. Hoa Kỳ cũng nỗ lực đảm bảo thị phần kinh tế của mình tại châu Á- Thái Bình Dương, bất chấp phản ứng dữ dội ở trong nước. Mặc dù, Liên minh châu Âu đã ký kết nhiều thỏa thuận FTA song phương với các nước châu Á trong thập kỷ qua, khối này vẫn thiếu nền tảng kinh tế vững chắc ở châu Á. Thực tế trên khiến CPTPP trở thành điểm khởi đầu nổi bật để mở rộng thị phần kinh tế của khu vực châu Âu tại đây.

Ngoài ra, Brussels có thể không nhận thức rằng hiệp định CPTPP hiện là diễn đàn tốt nhất để EU tăng cường chương trình nghị sự thương mại của mình. Nhiều người cho rằng một số khoảng cách không thể kiểm soát được giữa các chính sách thương mại của EU và các cam kết của CPTPP là lý do cho sự miễn cưỡng của Brussel. Trong đó, hoạt động bảo mật dữ liệu là một ví dụ điển hình. Cho đến nay, EU chưa bao giờ cho phép thương lượng quyền riêng tư dữ liệu trong các cuộc đàm phán FTA, mặc dù các cam kết của CPTPP tập trung chủ yếu vào việc sử dụng luồng dữ liệu tự do hơn. Liên minh châu Âu yêu cầu các đối tác FTA đạt các Quyết định Phù hợp nhằm đảm bảo dòng dữ liệu tự do theo quy định GDPR của khối này. Chỉ một số các thành viên CPTPP được hưởng quy chế như vậy.

Tuy nhiên, những khác biệt như trên không phải trở ngại khiến Brussel không thể ngồi vào bàn đàm phán về hiệp định CPTPP. Thay vào đó, hãy xem xét khả năng thương lượng của EU đối với các thành viên CPTPP hiện đang ở mức cao nhất: Sẽ là phi lý nếu EU bỏ lỡ cơ hội tốt nhất trong việc đem các thông lệ thương mại của mình đến châu Á- Thái Bình Dương. Thị trường tiêu dùng lớn của EU và bản chất thương mại tự do là những yếu tố đàm phán nổi bật đối với các bên trong hiệp định CPTPP- ít nhất thì các đối tác thương mại lớn khác của EU như Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn đang tranh đấu để bước vào thỏa thuận. EU chắc chắn sẽ có cơ hội thuyết phục các thành viên trong khối nghe theo các định hướng tiếp cận ưu tiên của Brussels đối với chương trình nghị sự thương mại mới.

Những cân nhắc chiến lược đó cho thấy việc áp dụng CPTPP sẽ tạo cơ hội mạnh mẽ cho EU. Liên minh châu Âu có cơ hội để đảm bảo “quyền tự chủ chiến lược mở” lâu dài của mình bằng cách đàm phán với các thành viên CPTPP. Ngay cả khi quá trình đàm phán không theo kế hoạch, EU vẫn chẳng mất gì. Sẽ mất nhiều thời gian để thuyết phục các thành viên khối đồng thuận với định hướng mới, trừ khi Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc tham gia vào hiệp định CPTPP. Mặt khác, nếu bỏ lỡ cơ hội, quyền đàm phán của EU đối với các thành viên CPTPP sẽ dần suy yếu khi Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ trở thành thành viên của hiệp định.

Do vậy, việc EU không quan tâm đến việc gia nhập hiệp định CPTPP dường như là một thất bại chiến lược. Trong thời đại mà vai trò dẫn đầu trong trật tự thương mại dựa trên quy tắc trở nên cấp thiết, liệu EU có đứng lên cứu cả hiệp định thương mại tự do lớn dựa trên quy tắc ở châu Á- Thái Bình Dương và “quyền tự chủ chiến lược mở” dài hạn của khối này?

Nguồn: The Diplomat

Từ khóa: EU, hiệp định CPTPP, Hoa Kỳ, Trung Quốc, trật tự thế giới

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007392570
Go to top