Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếTạo cơ chế thu hút đầu tư phát triển kinh tế vùng Đông Bắc Bộ

Tạo cơ chế thu hút đầu tư phát triển kinh tế vùng Đông Bắc Bộ

tao co che thu hut dau tu phat trien kinh te vung dong bac boTham luận tại Diễn đàn kinh tế - tài chính 2022 “Tạo đột phá, phát huy nguồn lực phát triển vùng Đông Bắc Bộ”, TS. Cấn Văn Lực đề nghị xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng gắn với kinh tế biển; phát huy cơ chế đặc thù, thí điểm thu hút đầu tư, tạo môi trường hấp dẫn thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân.

Tận dụng nhiều ưu đãi, Hải Phòng - Quảng Ninh đã cất cánh

Theo TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là 3 tỉnh, thành phố đầu tàu khu vực kinh tế Đông Bắc Bộ; tạo dựng được cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển dài hạn, đặc biệt là hệ thống cảng biển, cảng hàng không, hạ tầng du lịch…

Các địa phương này, kinh tế tăng trưởng nhanh: GRDP Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020 bình quân tăng 10,7%; năm 2021 tăng 10,28%. GRDP Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2020 bình quân tăng14%; năm 2021 tăng 12,4%, dẫn đầu cả nước.

TS. Cấn Văn Lực cũng minh chứng bằng các con số thống kê hết sức cụ thể: GRDP bình quân đầu người của khu vực này cũng thuộc nhóm cao so với cả nước: Quảng Ninh đạt 176 triệu đồng/người năm 2021, cao thứ 2 cả nước, Hải Phòng đạt 152 triệu người/năm, Hà Nội đạt 128 triệu đồng/người. Tỷ trọng đóng góp ngày càng cao vào kinh tế cả nước: Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng đóng góp khoảng 21% GDP của cả nước giai đoạn 2016 - 2020, riêng năm 2021 đóng góp 29,4%.

Kết quả đó là nhờ sự năng động, sáng tạo của các địa phương, cộng với các lợi thế, tiềm năng sẵn có và cơ chế đặc thù đã “trao” nhiều ưu đãi cho các địa phương này. Tuy nhiên, những thách thức luôn đi cùng với cơ hội, nên các địa phương cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề, như: Cơ sở hạ tầng và kết nối hạ tầng kinh tế - xã hội còn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Hệ thống giao thông kết nối cảng biển, cảng hàng không chưa tương xứng đã làm gia tăng ùn tắc tại cảng, kéo giảm năng suất thông quan. Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ…

Một lợi thế của khu vực “tam giác kinh tế” này đó là có cơ chế đặc thù. Thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách, có hiệu lực thi hành 5 năm từ ngày 15/8/2020, ngân sách TP. Hà Nội được hưởng: 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu phí, trừ các loại phí thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương hưởng 100%; hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất (trừ cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hưởng 100% số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do UBND thành phố Hà Nội làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. HĐND TP. Hà Nội được quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách thành phố để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết số 35/2021/QH15, hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố không quá 70% số tăng thu ngân sách trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách thành phố so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

Đối với Quảng Ninh, áp dụng cơ chế đặc thù của tỉnh và Khu kinh tế Vân Đồn từ năm 2013. Theo đó, Quảng Ninh được ưu tiên vận động và thu hút vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ cho một số dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội và môi trường; được xem xét hỗ trợ đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) đối với một số công trình hạ tầng quan trọng.

Ngoài ra Khu kinh tế Vân Đồn còn được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định về khu kinh tế ven biển; được ưu tiên huy động vốn ODA cho một số dự án cơ sở hạ tầng quan trọng; được ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa không quá 50% vốn đối ứng cho một dự án ODA của trung ương đầu tư trên địa bàn nhưng địa phương cam kết bố trí vốn đối ứng…

10 nhóm giải pháp đột phá phát triển kinh tế vùng Đông Bắc Bộ

Mặc dù vậy, theo TS. Cấn Văn Lực, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: Cơ sở hạ tầng và kết nối hạ tầng kinh tế - xã hội còn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Còn có sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân giữa các địa bàn, dẫn đến hiện tượng di dân, mất cân đối lao động.

Ngoài ra, hệ thống giao thông kết nối cảng biển, cảng hàng không chưa tương xứng đã làm gia tăng ùn tắc tại cảng, kéo giảm năng suất thông quan, đi lại. Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, số lượng doanh nghiệp nội địa của vùng chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, chỉ đạt khoảng 10,3 tỷ đồng/doanh nghiệp, thấp hơn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (10,7 tỷ đồng). Quy mô vốn bình quân 1 dự án FDI của vùng là 10,5 triệu USD, thấp hơn quy mô vốn bình quân chung của cả nước (12,2 triệu USD)…

Để đạt các mục tiêu chiến lược cho thời gian tới, TS. Cấn Văn Lực đã đưa ra 10 giải pháp đột phá phát triển kinh tế vùng Đông Bắc Bộ, đó là: thể chế hoá vùng kinh tế Đông Bắc Bộ, tránh chồng chéo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng; thể chế hoá cơ chế điều phối liên kết phát triển vùng; xác định công nghiệp công nghệ cao, tuần hoàn + kinh tế biển + nông nghiệp sạch làm động lực phát triển; cân bằng yếu tố văn hóa + môi trường; xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể của vùng.

Ngoài ra, thực hiện: xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng gắn liền với phát triển kinh tế biển, đa dạng hóa hệ thống giao thông - vận tải kết nối với hệ thống cảng biển và các hệ thống kết nối liên vùng; phát huy cơ chế đặc thù, triển khai thí điểm hình thức thu hút đầu tư, kinh doanh mới, tiếp tục tạo cơ chế và môi trường hấp dẫn thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là hỗ trợ doanh nghiệp phụ trợ, chế biến, du lịch và dịch vụ cảng biển tham gia chuỗi giá trị, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; tạo lập và nuôi dưỡng nguồn thu có tính bền vững, phản ánh đúng thực lực kinh tế của các địa phương, chú trọng kinh tế hộ gia đình; tập trung nguồn lực tạo đột phá trong cải cách thủ tục, bộ máy hành chính của mỗi địa phương, kết hợp với xây dựng cơ chế điều phối phát triển; ưu tiên phát triển nhân lực chất lượng cao, dịch vụ y tế - khoa học công nghệ chất lượng cao.

Có rất nhiều giải pháp được đưa ra nhằm đẩy nhanh hơn nữa việc hiện thực hóa các mục tiêu lớn của các địa phương khu vực Đông Bắc Bộ. Những nhóm giải pháp này không phải thực hiện trong “ngày một ngày hai” mà cả trong trước mắt cũng như lâu dài. Với lợi thế và tiềm năng sẵn có, với tinh thần chịu khó vươn lên, các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ tiếp tục sẽ gặt hái được những thành công trong tương lai, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước./.

Nguồn: Thời báo Tài chính Việt Nam

Từ khoá: Đông Bắc Bộ, thu hút đầu tư, thực lực kinh tế

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007425483
Go to top