Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếTác động kinh tế từ việc cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga

Tác động kinh tế từ việc cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga

Banning Russian Fuel ImportsVào thời điểm các nhà lãnh đạo Phương Tây gặp gỡ tại Versailles, họ đã đồng ý từ bỏ sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga. Trong gói trừng phạt trước đây, các quốc gia châu Âu đã yêu cầu cấm nhập khẩu than. Giờ đây, khối này đang giải quyết vấn đề phụ thuộc nguồn cung dầu từ xứ bạch dương. Cần phải thẳng thắn với nhau rằng: vấn đề đã nêu không hề đơn giản. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, trong bài phát biểu trước Nghị viện của Liên minh vào ngày 04/5 đã nhấn mạnh rằng “Một vài thành viên EU đang phụ thuộc lớn vào nguồn dầu khí từ Nga. Tuy nhiên, chúng ta cần phải giải quyết vấn đề này. Một lệnh cấm hoàn toàn nguồn cung dầu từ Nga đã được soạn thảo. Đây sẽ là một lệnh cấm toàn diện về dầu thô và tinh chế.

Châu Âu đang trong tiến trình loại bỏ nhập khẩu dầu từ xứ bạch dương, dự kiến ngừng hoàn toàn hoạt động giao thương dầu vào cuối năm nay. Bước đi nêu trên đang được tiến hành nhằm “gây áp lực tối đa lên nước Nga, đồng thời giảm đến mức tối thiểu tác động đến nền kinh tế toàn Liên minh”, chủ tịch Ủy ban châu Âu bình luận trên trang mạng xã hội cá nhân trong bối cảnh khối này đang đề xuất gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga. Theo Eurostat, năm 2020, nhập khẩu dầu từ Nga chiếm đến 25% tổng lượng giao thương mại mặt hàng này tại 27 quốc gia Liên minh; cơ quan thống kê EU nhận đinh còn hàng tá trở ngại phía trước nếu EU muốn tìm nguồn cung thay thế cho nhiên liệu xứ bạch dương.

Cũng quan trọng như dầu, gas được coi là mặt hàng nhập khẩu thiết yếu đối với EU, do vậy quyết định của khối về việc tiếp tục nhập khẩu khí có thể giúp làm giảm mối quan ngại của 27 quốc gia thành viên về nguồn cung nhiên liệu. Số liệu cho thấy, nhập khẩu khí gas từ Nga chiếm đến 40% tổng lượng tiêu thụ mặt hàng này trên toàn liên minh vào năm 2021, Tuy vậy, đang có nhiều dự báo nhận định lục địa già sẽ tiến đến ngừng giao thương mặt hàng này đối với xứ bạch dương; một báo cáo vào hôm 05/5 cho biết Đức, khách hàng lớn nhất của Nga, đã tiến hành thuê 4 kho dự trữ nổi nhằm phục vụ việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các nguồn cung khác nhau ngoài xứ bạch dương. Việc xây dựng kho chứa nổi LNG đầu tiên của Đức đã bắt đầu được tiến hành tại Wilhelmshaven, vùng Lower Saxony.

Có thể nói, việc mất đi nguồn cung khí gas từ Nga trong tương lai thông qua đường ống Nord Stream 2 sẽ có tác động sâu sắc, dù ở những cấp độ khác nhau lên Đức cùng những quốc gia Âu châu khác. Đường ống Nord Stream 2 vẫn chưa vận hành thương mại dù quá trình xây dựng đã kết thúc vào tháng 9/2021. Dự án đã nêu ban đầu hướng đến đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng lớn của Liên minh. Với công suất thiết kết đạt 55 tỷ m3 vận chuyển hàng năm, đường ống mới dự kiến sẽ nâng công suất toàn mạng lưới lên 110 tỷ m3/năm.

Tuy nhiên, dự án nêu trên vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Hoa Kỳ, Ukraine cùng các quốc gia Đông Âu do lo ngại về sự phụ thuộc qua mức của Liên minh 27 quốc gia vào nguồn cung năng lượng Nga trong tương lai. Đức vào ngày 22/02 đã hủy giấy phép vận hành dự án, chỉ một ngày sau khi Hoa Kỳ áp lệnh trừng phạt lên Nord Stream 2 AG, công ty Thụy Sỹ đóng vai trò chính trong vận hành đường ống dẫn dầu. Chính những sự kiện đã nêu khiến giá gas tại EU tăng cao đột biến trong suốt 6 tháng qua, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù tiến hành nhiều biện pháp trừng phạt cùng các đồng minh, Đức lại là quốc gia tỏ rõ quan ngại lớn đối với lệnh cấm toàn diện nguồn cung nguyên-nhiên liệu thô nhập từ xứ bạch dương; tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng cảnh báo cấm nhập khẩu sẽ khiến Liên minh rơi vào suy giảm kinh tế. Trong bối cảnh 1/2 nguồn than, 1/3 nguồn dầu tiêu thụ tại Đức có nguồn gốc từ Nga, quan ngại của ông Scholz là có thể hiểu được. Bên cạnh đó, phụ thuộc nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ Nga cũng là nguyên nhân chính khiến EU áp dụng cách tiếp cận từng bước nhằm giảm kết nối với xứ bạch dương. Ông Scholz cảnh báo hôm 23/3 trước thềm cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo EU, khối G7 và trong cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Biden rằng “sự vội vã của các biện pháp cấm vận sẽ đưa nền kinh tế Đức và cả EU vào suy thoái. Hàng ngàn việc làm sẽ bị đe dọa; toàn bộ các ngành công nghiệp sẽ bị đặt trên bờ vực phá sản”.

Có thẻ nói, nếu châu Âu muốn loại bỏ phụ thuộc năng lượng Nga, họ cần nhanh chóng tìm kiếm những nguồn cung khác trên thế giới. Tiến trình có vẻ diễn ra suôn sẻ với nhiều báo cáo gần đây cho thấy nhiều hợp đồng đã được ký kết liên quan đến nhập khẩu khí gas tự nhiên vào châu Âu. Dự thảo chiến lược năng lượng của Liên minh nhấn mạnh đến việc tăng cường nhập khẩu LNG, nhằm đạt mốc 50 tỷ m3, nâng công suất đường ống vận chuyển khí gas thêm 10 tỷ m3, và trong vòng 8 năm tới, bổ sung 10 triệu tấn khí hydro trên cơ sở mục tiêu trong gói giải pháp “Châu Âu xanh” hướng đến năm 2050.

Chiến lược đã nêu đòi hỏi những giải pháp tổng thể bao gồm tham gia ký kết các hợp đồng năng lượng mới, bổ sung, sửa đổi những hợp đồng hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng nhanh chóng. Một số quốc gia Tây Phi như Nigeria, Senegal và Angola thể hiện sự sẵn sàng trong việc cung cấp LNG; Hoa Kỳ hiện tại đã ký kết với nhóm quốc gia nêu trên một hợp đồng cung cấp LNG với tổng khối lượng 15 tỷ m3 trong năm nay và dự kiến năng lên 50 tỷ m3 khí vào năm 2030. Trung Đông cũng nguồn cung cấp LNG khác châu Âu cũng đang để mắt tới; khối này hiện hy vọng sẽ ký kết với Ai Cập và Israel một bản ghi nhớ ba bên nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng cho Liên minh.

Dự thảo chiến lược của EU nhấn mạnh “Qatar hiện đang sẵn sàng ký kết hợp đồng cung cấp năng lượng cho châu Á. Về khí gas vận chuyển qua đường ống, Na Uy cũng đã và đang nâng công suất cung cấp đến EU. Bên cạnh đó, cả Algeria và Azerbaijan cũng chỉ dấu cho thấy họ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về khí tự nhiên cho Liên minh”. Các viễn cảnh khả quan sắp tới bao gồm nâng công suất khí từ nguồn cung Azerbaijan thông qua Hành lang khí tự nhiên phía Nam lên 20 tỷ m3/năm; ngoài ra, cả Hàn Quốc và Nhật bản cũng đều đang vận chuyển LNG đến các cảng của lục địa già. Thêm vào đó, thông qua tập đoàn Reliance Industries, Ấn Độ cũng đã và đang vận chuyển tới Liên minh 27 quốc gia những sản phẩm dầu diesel tinh chế. Chiến lược nêu trên cũng chỉ rõ “EU cần gửi một thông điệp nhất quán đến thị trường nhằm đảm bảo cân bằng giữa các mục tiêu dài hạn với nhu cầu ngắn, trung hạn. Tất cả những dự định nêu trên đầu đòi hỏi một chính sách nhất quán về khí tự nhiên qua đó, tận dụng lợi thế thị trường, ưu thế chính trị của Liên minh nhằm phát triển các công cụ hợp tác phù hợp”.

Có thể nhận định rằng, châu Âu hiện có nhiều lựa chọ nhằm giảm các tác động không mong muốn từ việc cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Khối này cũng hướng đến tăng cường năng lực sản xuất trên toàn liên minh. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, các hợp đồng cung cấp khí cần thời gian để mang đến những kết quả thực chất; bên cạnh đó, chính các nước cung cấp năng lượng EU cũng đang xúc tiến lấp đầy kho năng lượng của mình nhằm giảm những bất định trong tương lai. Vấn đề giá cả cũng cần được tính đến, thực chất việc nhập khẩu LNG từ những nguồn cung xa xôi sẽ đắt hơn nhiều nguồn khí được cung cấp qua đường ống Nord Streams. Tuy nhiên, dường như Liên minh 27 quốc gia vẫn đang kiên định với chiến lược của mình. “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lẫn nhau trong quá trình loại bỏ nhập khẩu năng lượng từ Nga” Chủ tịch Hôi đồng châu Âu Charles Michel bình luận trên mạng xã hội vào cuối tháng 4.

Về phía Nga, nước này xác nhận hôm 05/5 rằng những cơ sở dự kiến được xây dựng nhằm cung ứng khí tự nhiên qua đường ống Nord Stream 2 sẽ được dùng cho nhu cầu nội địa”. Trong tuyên bố của mình, công ty năng lượng Nhà nước Gazprom cho biết “Với việc đường ống Nord Stream 2 hiện trong tình trạng không sử dụng, cũng như tính đến đáp ứng nhu cầu nguồn cung khí cho các khách hàng tại vùng Đông bắc Nga, Gazprom quyết định sử dụng năng lực dư thừa của Nord Stream 2 cho mục đích đảm bảo cung cấp khí khu vực Đông Bắc”.

Gazprom cũng đảm bảo tới các khách hàng rằng họ có thể tiếp tục thanh toán tiền khí đốt mà không vi phạm những lệnh trừng phạn. Theo Bloomberg, Gazprom xác nhận một sắc lệnh từ Kremlin hôm 04/5 đã làm rõ quy trình thay toán xuất khẩu năng lượng bằng đồng ruble, theo đó các đơn hàng thanh toán bằng đồng euro có thể được chuyển đổi sang ruble thông qua những tài khoản mở tại Trung tâm Thanh toán quốc gia (NCC). Tuy nhiên, liệu quy định mới đã nêu có được coi là vi phạm các lệnh trừng phạt của EU hay không vẫn còn là một câu hỏi không lời giải đáp. Nga đã cắt nguồn cung năng lượng đến Ba Lan và Bulgaria vào cuối tháng 4 sau khi hai nước này từ chối thay toán bằng đồng ruble; tuy nhiên các báo cáo cũng nhìn nhận rằng nhiều công ty châu Âu đang tuân thủ hướng dẫn của EU, qua đó tìm cách tiếp tục mua khí đốt từ xứ bạch dương nhưng không vi phạm lệnh trừng phạt.

Để đánh giá tác động lâu dài về kinh tế từ các biện pháp trừng phạt của Phương Tây đối với Nga, cần phải dựa vào quan sát thực tế mối quan hệ giữa xứ bạch dương với các đồng minh của mình. Dầu thô và các sản phẩm xăng chiếm đến 3/4 tổng giá trị xuất khẩu của nước Nga, trong khi đó khí tự nhiên chỉ đóng góp 10% tổng thu (mặc dù khí đốt từ xứ bạch dương chiếm phần lớn trong tổng giá trị nhập khẩu khí của EU). Do đó, một lệnh cấm toàn diện dp EU áp lên Nga sẽ không tác động nhiều đến nguồn thu ngoại tệ của nước này; ngược lại lệnh cấm dầu sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới.

Tuy nhiên trong bối cảnh lệnh cấm dầu từ EU đã bắt đầu triển khai, những quốc gia khác có thể nhanh chóng trở thành những khách hàng tiềm năng mới của Nga thay thế khách hàng EU. Trong bối cảnh giá dầu hiện tại trên thị trường toàn cầu hiện đang ở mức cao ngất ngưởng kể từ thời điểm xung đột Nga-Ukraine bùng phát, việc Nga chào giá bán dầu Ural ở mức 35USD/thùng được coi là một miếng mồi hấp dẫn khiến Trung Quốc, Ấn Độ cùng nhiều nước khác tăng dự trữ dầu từ xứ bạch dương.

Bài báo trên tờ Financial Times hôm 04/5 đã ghi nhận một đợt tăng mua dầu từ phía Trung Quốc “các nhà vận chuyển và điều hành cho biết ít nhất 6 tàu vận chuyển dầu, mỗi chiếc chở 2 triệu thùng dầu đã lên đường đến Trung Quốc và cả Ấn Độ”. Theo tính toán của Reuteur vào cuối tháng 4, 2 tháng kể từ khi cuộc chiến tại Ukraine bùng nổ, phía Ấn Độ đã nhập khẩu gấp đôi lượng dầu họ đã mua từ Nga trong cả năm 2021. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng về tổng thể, nhập khẩu dầu từ Nga vẫn chỉ chiếm dưới 2% tổng nhập khẩu dầu của xứ sông Hằng

Nguồn: International Baker

Từ khóa: Dầu, khí, Nga, EU

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007392509
Go to top