Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếĐể trở thành nền kinh tế thứ hai của châu Á, Ấn Độ cần tham gia hội nhập khu vực

Để trở thành nền kinh tế thứ hai của châu Á, Ấn Độ cần tham gia hội nhập khu vực

asia economy

Bất chấp những làn sóng liên tục từ đại dịch COVID-19, nhiều quốc gia vẫn kỳ vọng cao vào nền kinh tế Ấn Độ. Theo báo cáo mới nhất ước tính rằng Ấn Độ có khả năng vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2030 và lớn thứ ba trên thế giới.

Trong những năm gần đây, nhiều Viện kinh tế nghiên cứu và báo cáo về dự đoán nền kinh tế Ấn Độ trong giai đoạn 2020-2030. Theo ước tính mới nhất của IHS Markit có trụ sở tại London, “GDP danh nghĩa của Ấn Độ ... được dự báo sẽ tăng từ 2,7 nghìn tỷ USD vào năm 2021 lên 8,4 nghìn tỷ USD vào năm 2030”. Theo báo cáo, Ấn Độ sẽ vượt qua Nhật Bản, Đức, Pháp và Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai châu Á và lớn thứ ba thế giới.

Là một trong những thị trường mới nổi tiêu biểu, sự phát triển của nền kinh tế Ấn Độ đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới, thậm chí từng được ví như là “Trung Quốc thứ hai”.

Tuy nhiên, sau những biến động trong những năm gần đây, việc nền kinh tế Ấn Độ “trở thành Trung Quốc thứ hai” ngày càng khó xảy ra. Mặc dù được ghi nhận có sự tăng trưởng nhanh chóng sau khi chính quyền Modi nhậm chức vào năm 2014, nhưng xung lực tăng trưởng không kéo dài và nền kinh tế Ấn Độ sớm bước vào giai đoạn ảm đạm kể từ năm 2017. Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và biến chủng mới liên tục, nền kinh tế Ấn Độ sẽ còn nhiều thách thức, khó khăn nếu nó đặt mục tiêu đạt được mức tăng trưởng tốt và vượt qua Nhật Bản.

Trước hết, Ấn Độ vẫn chưa thiết lập một hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh. Tiến độ công nghiệp hóa của nước này đang bị tụt hậu so với hầu hết các nền kinh tế lớn và nhiều nước Đông Nam Á. Quá trình công nghiệp hóa chậm trễ đã dẫn đến một chuỗi công nghiệp trong nước bị yếu kém, năng suất thấp và thiếu sự kết nối giữa các ngành công nghiệp có liên quan.

Cụ thể theo phân tích của Viện Nghiên cứu Trung Quốc về các vấn đề quốc tế, sau nhiều năm thực hiện chiến dịch “Make-in-India” do chính quyền Modi phát động, tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành sản xuất trong GDP của Ấn Độ thậm chí còn giảm hơn nữa, từ 15,58% năm 2015 giảm xuống 13,6% năm 2019.

Hơn nữa, chủ nghĩa bảo hộ lâu đời của Ấn Độ không chỉ giới hạn ích lợi từ đầu tư nước ngoài mà quan trọng hơn đã ngăn cản Ấn Độ rời khỏi xu hướng hội nhập khu vực; điều này có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề hơn cho sự phát triển lâu dài của Ấn Độ. Thực tế, New Delhi đã từ bỏ đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào phút chót và có thể không tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện Tiến bộ và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Cả 2 hiệp định RCEP và CPTPP sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tự do hóa thương mại và hợp tác công nghiệp giữa các quốc gia thành viên. Do đó, là một trong những nền kinh tế lớn của châu Á, Ấn Độ sẽ sớm cảm thấy áp lực phải tự cô lập mình khỏi các thỏa thuận.

Bên cạnh việc giữ thái độ cách biệt với các hiệp định kinh tế khu vực, các chính sách kinh tế của Ấn Độ đối với Trung Quốc cũng bị tác động bởi yếu tố chính trị trong những năm gần đây, cụ thể như việc nỗ lực tăng cường giám sát đầu tư của Trung Quốc và tẩy chay các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc đến việc ngăn cấm nghiêm ngặt các ứng dụng của Trung Quốc. Tuy nhiên, nền kinh tế giữa Trung Quốc và Ấn Độ có sự tương hỗ với nhau. Điều này đã được chứng minh rõ ràng khi thương mại song phương của hai quốc gia vượt mốc 100 tỷ USD vào năm 2021 bất chấp bối cảnh đại dịch và các chính sách thù địch của New Delhi. Như vậy, Ấn Độ rõ ràng có nhiều lợi ích hơn khi lựa chọn hợp tác với Trung Quốc.

Trên thực tế, thay vì miễn cưỡng hợp tác kinh tế, Ấn Độ nên tích cực bắt tay với Trung Quốc trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả thương mại và kết nối công nghiệp, nếu muốn phát triển thành một cường quốc kinh tế khu vực. Thông qua việc tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc, Ấn Độ có thể đẩy nhanh tốc độ hội nhập khu vực, từ đó có thể thúc đẩy công nghiệp hóa, tạo thêm việc làm và thúc đẩy xuất khẩu.

Ngoài việc tự cô lập mình khỏi việc hội nhập của khu vực, Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong nước, từ việc cơ sở hạ tầng yếu kém và lao động thiếu kỹ năng đến môi trường kinh doanh chưa thông thoáng. Như vậy, mục tiêu phát triển thành một nền kinh tế hàng đầu khu vực rõ ràng không phải là nhiệm vụ đơn giản đối với Ấn Độ. New Delhi nên nổ lực triển khai các dự án xác thực và chắc chắn để giải quyết các thách thức và tham gia hội nhập khu vực sẽ là bước tiến quan trọng.

Nguồn: Global Times

Từ khóa: Châu Á, nền kinh tế Ấn Độ, hội nhập khu vực 

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007424952
Go to top