Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếChính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của Hoa Kỳ

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của Hoa Kỳ

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là hai công cụ chính sách quan trọng có ảnh hưởng đến nền kinh tế; cụ thể, Cục Dữ trữ Liên bang sẽ chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ trong khi chính sách tài khóa sẽ nằm dưới sự bảo trợ của Quốc hội và Tổng thống. Cả hai chính sách đều góp phần duy trì tính ổn định và cân bằng đối với nền kinh tế Mỹ.

61cb7c0af9047f0018fce06a

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

Mặc dù, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đều giúp tạo ra tính ổn định cho nền kinh tế, nhưng các quan chức chịu trách nhiệm thường sẽ tiếp cận các mục tiêu này theo những cách khác nhau. Sự khác biệt cơ bản giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nằm ở ý nghĩa của tên gọi. Chính sách tiền tệ liên quan đến nguồn cung tiền tệ, hoặc số lượng tiền phải chi tiêu. Chính sách tài khóa liên quan đến ngân sách hoặc cách thức chi tiêu đồng tiền.

  • Chính sách tiền tệ bao gồm lãi suất và nguồn cung tiền tệ; đây là công việc thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC).
  • Chính sách tài khóa sẽ quyết định cách thức chi tiêu nguồn cung tiền hiện có và là trách nhiệm của Quốc hội Hoa Kỳ và Tổng thống- thông qua chính sách thuế và chi tiêu công để đạt được tính ổn định kinh tế.

Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ gồm có chính sách nới lỏng hoặc thắt chặt và do Fed- cơ quan phi chính phủ được Quốc hội thành lập vào năm 1913- điều chỉnh dựa trên thực trạng của thị trường.

Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) hop 8 lần/ năm để thảo luận về việc liệu Fed có nên thay đổi chính sách tiền tệ trong thời gian ngắn hạn hay không. FOMC sẽ xem xét việc kiểm soát nguồn cung tiền bằng cách mua (hoặc bán) cổ phiếu trên thị trường mở, tăng/giảm yêu cầu dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng liên bang, và tăng/giảm lãi suất Fed dựa trên tính phí đối với các ngân hàng khi vay tiền từ Fed hay còn gọi là lãi suất chiết khấu.

Khi thị trường rơi vào khủng hoảng, Fed sẽ tăng nguồn cung tiền, hạ lãi suất, cho vay dễ dàng hơn, thúc đẩy tăng tổng sản phẩm quốc nội, giảm thất nghiệp, và tạo lực đẩy cho thị trường chứng khoán. Khi có nguy cơ xảy ra lạm phát hoặc lạm phát phi mã làm nền kinh tế phát triển quá nóng, Fed sẽ thắt chặt nguồn cung tiền để tránh tình trạng lạm phát hoặc siêu lạm phát diễn ra.                                                                        

Chính sách tài khóa của chính phủ phụ thuộc vào chi tiêu công và chính sách thuế, các nỗ lực mở rộng hoặc thu hẹp nền kinh tế cũng giúp đạt được những mục tiêu tương tự chính sách tiền tệ của Fed, chỉ khác nhau các phương thức thực hiện.

Về chính sách tiền tệ, ví dụ, lãi suất mục tiêu có thể giúp làm giảm áp lực lạm phát hoặc kích thích kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng. Việc này khiến Fed trung lập và không bị những mưu đồ chính trị tác động. Tuy nhiên, trung lập hay không thì ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đều vô cùng lớn. Chính sách này ảnh hưởng lên toàn bộ nền kinh tế và việc thực thi một cách đồng bộ gần như là không thể.

Ủy ban FOMC có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhanh chóng hơn so với việc Quốc hội thông qua các đạo luật phức tạp. Theo giáo sư Robert R. Johnson, cao đẳng Kinh doanh Heider thuộc Đại học Creighton, giữa thực thi và kết quả sẽ có độ trễ nhất định.

Ông Johnson cho biết: “Ví dụ, Cục Dữ trữ liên bang có nhiệm vụ kép là ổn định giá cả và tối ưu việc làm và rất khó để biết chính xác mỗi quyết sách của Fed sẽ mất bao lâu để trở thành hiện thực.

Do đó, khi Fed cắt giảm lãi suất, nhu cầu về đồng đô la để đầu tư vào các thị trường Mỹ sẽ giảm xuống. Đồng tiền được định giá yếu hơn khiến cho hàng hóa sản xuất tại Mỹ rẻ hơn và dễ xuất khẩu hơn. Mặt khác, nếu không có sự giám sát của FOMC, lạm phát thậm chí là lạm phát phi mã có thể khiến nền kinh tế nóng lên. Như với những yếu tố liên quan đến tiền tệ, cân bằng sẽ là giải pháp quan trọng để khắc phục.

Ví dụ về chính sách tiền tệ

Trong suốt đại dịch, khả năng kiểm soát nền kinh tế của Fed xoay xung quanh các chính sách tiền tệ. Đầu tiên, Fed cắt giảm lãi suất ngắn hạn về 0%. Khi hành động này chưa đủ, FOMC bắt đầu mua lại 120 tỷ đô la trái phiếu chính phủ và chứng khoán có tài sản thế chấp mỗi tháng.

Những biện pháp này được tạo ra nhằm giữ cho lãi suất ở mức thấp và giúp tăng nguồn cung tiền để hỗ trợ nền kinh tế, cụ thể GDP Mỹ đã giảm hơn 19.2%. Các động thái của Fed đã giúp hạn chế giai đoạn suy thoái xuống chỉ còn hai tháng bắt đầu từ tháng 2/2020-4/2020.

Bước kế tiếp trong chính sách tiền tệ là bắt đầu các biện pháp kích thích chưa từng có để kiểm soát lạm phát. Fed đã bắt đầu quá trình được gọi là giảm dần, trong đó làm chậm dần tốc độ mua chứng khoán trên thị trường.

Chính sách tài khóa là gì?

Giống như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa cũng sẽ nới lỏng hoặc thắt chặt, phụ thuộc vào mục tiêu là thúc đẩy kinh tế hay kiềm hãm lạm phát. Khi chính phủ liên bang xây dựng chính sách tài khóa thường sử dụng các công cụ khác nhau nhiều hơn so với Ủy ban FOMC sử dụng để đạt tính ổn định kinh tế. Việc này cho phép chính sách tài khóa tạo ra ảnh hưởng quan trọng hơn nhiều lên nền kinh tế.

Khi chính phủ muốn mở rộng nền kinh tế, thay vì tăng lượng cung tiền, chính phủ sẽ chi tiêu công nhiều hơn, giảm thuế phải thu và tăng tổng cầu trong nền kinh tế. Khi chính phủ muốn thắt chặt, chính phủ sẽ thực hiện một chính sách cắt giảm chi tiêu công, tăng thu thuế hoặc làm đồng thời cả hai.

Điều quan trọng là chính phủ có thể thiết lập mục tiêu chi tiêu, đây là một giải pháp không làm tăng nguồn cung tiền. Chính phủ có thể nhắm mục tiêu đến người nghèo, các ngành công nghiệp kém phát triển, các khu vực địa lý, vv. Bởi vì chính phủ vốn là một tổ chức chính trị, nên luôn có nguy cơ nạn quan liêu xảy ra hoặc thậm chí tệ hơn là chi tiêu vào những mục đích sai trái.

Sử dụng thuế để kiểm soát nguồn cung tiền cho phép đạt được các mục tiêu giống như chi tiêu công, nhưng cũng chịu những ảnh hưởng chính trị tương tự. Ngoài ra, đối với các chương trình chi tiêu công, cũng có nguy cơ xảy ra việc sử dụng sai các ưu đãi.

Theo ông Johnson: Độ trễ thời gian giữa việc thực thi chính sách và khi chính sách có hiệu lực trong thực tế thì ngắn hơn so với những gì diễn ra với quyết sách của chính sách tài khóa khi mà quy trình lập pháp luôn tạo ra sự chậm trễ trong triển khai.

Ông Johnson phát biểu: “Nền kinh tế có thể hưởng lợi từ việc chi tiêu công hoặc giảm thuế suất trong ngắn hạn, nhưng vào thời điểm các nhà làm luật có thể thông qua các đạo luật phù hợp, nền kinh tế có thể đã phục hồi trở lại và có thể không cần các gói kích cầu tài khóa. Cục Dự trữ Liên bang có thể điều chỉnh chính sách tiền tệ dễ hơn so với Quốc hội điều chỉnh chính sách tài khóa.”

Chính sách tài khóa có thể được sử dụng để giảm tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói hiệu quả, một điểm cộng lớn, nhưng kết quả dễ thấy là khả năng dẫn đến thâm hụt ngân sách. Thực tế, nguyên nhân của các khoản chi tiêu thâm hụt là hậu quả từ chính sách tài khóa và đây cũng là lý do chính dẫn đến thâm hụt ở Mỹ năm 2021 là 2.77 nghìn tỷ đô la. Tuy nhiên, thâm hụt đó và 3.13 nghìn tỷ đô la thâm hụt vào năm 2020 phần lớn là do chính phủ chi tiêu để đối phó với tác động của đại dịch.

Ví dụ về chính sách tài khóa

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã giúp hỗ trợ nền kinh tế trong suốt đại dịch. Về phía chính sách tài khóa, Đạo luật CARES và Đạo luật Kế hoạch Giải cứu Hoa Kỳ là những ví dụ điển hình.

Đạo luật CARES ra đời vào 2020, cung cấp gói kích thích hơn 2 nghìn tỷ đô la dành cho đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân chịu thiệt hại bởi dịch bệnh dưới hình thức cho vay và tiền mặt trực tiếp, đồng thời luật thuế cũng thay đổi cho phép rút tiền từ tài khoản hưu trí mà không bị phạt cùng các biện pháp hỗ trợ khác.

Đạo luật Kế hoạch Giải cứu Hoa Kỳ trị giá 1.9 nghìn tỷ đô la cũng giúp tạo ra nhiều động lực hơn, bao gồm tiền để thực hiện chương trình tiêm chủng vaccine quốc gia và tái mở cửa trường học an toàn, gói cứu trợ trực tiếp bổ sung, mở rộng các lợi ích và lương cho người thất nghiệp, trợ cấp tiền thuê nhà khẩn cấp, tăng tín thuế trẻ em và tạo lập thêm các quỹ cộng đồng.

Bài học về tài chính

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là hai cơ chế tác động và giúp ổn định nền kinh tế. Vấn đề chính với cả hai chính sách là độ trễ thực hiện, một là giữa sáng kiến và thực thi, hai là giữa thực thi và kết quả đạt được.

Độ trễ thời gian là kết quả hành động của chính phủ hoặc Fed khi đối diện với các thảm họa kinh tế. Thừa nhận nhược điểm là cách tốt nhất để chiến đấu với các ảnh hưởng tiêu cực từ sự chậm trễ này. Cả những người hoạch định chính sách tiền tệ và tài khóa đều cần thiết lập kế hoạch cụ thể do dữ liệu ở cả hai lĩnh vực hiện nay đều còn rất ít.

Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách cũng nên cùng nhau trao đổi để có thể tận dụng hiệu quả các công cụ để tránh các trường hợp các quyết sách không đồng nhất với nhau.

Nguồn: Insider

Từ khóa: chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, Hoa Kỳ

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007420394
Go to top