Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếBáo cáo thương mại toàn cầu- Tìm giải pháp gián đoạn chuỗi cung ứng

Báo cáo thương mại toàn cầu- Tìm giải pháp gián đoạn chuỗi cung ứng

Trong bối cảnh bùng phát mới của đại dịch Covid-19, chính sách và sự biến động trong nhu cầu và hậu cần trước Tết Nguyên đán, sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn là một thách thức cho tới nửa cuối năm 2022. Thương mại hàng hóa toàn cầu tuy cải thiện trong nửa đầu năm 2021 nhưng đến quý 3 thì giảm mạnh.

Thiếu hụt sản xuất là nguyên nhân dẫn đến 75% tình trạng giảm sút gần đây về khối lượng thương mại toàn cầu, và các lý do còn lại được cho là do tắc nghẽn trong tuyến vận tải toàn cầu. Trong bối cảnh đó, khả năng phục hồi nhẹ trong quý 4/2021 (ước tính tăng 0.8% so với quý 3 là -1.1% giá trị thương mại hàng hóa) nhưng thương mại toàn cầu cũng có nguy cơ sụt giảm kép trong quý 1/2022 do tình trạng biến động dòng thương mại và tình trạng này khả năng còn kéo dài cho tới mùa xuân. Trong tương lai, ba yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy bình thường hóa thương mại gồm: Chi tiêu của người tiêu dùng đối với hàng hóa lâu bền bị giảm, do thời gian dùng được lâu và hành vi tiêu dùng chuyển sang hướng tiêu dùng bền vững; Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào ít trầm trọng hơn do hàng tồn kho còn nhiều và thậm chí vượt quá mức dự trữ so với thời điểm trước khủng hoảng ở hầu hết các ngành và chi phí vốn thì tăng cao (chủ yếu ở Mỹ).

Euler Hermes áp dụng mô hình VAR để ước tính nhu cầu toàn cầu cũng như các điều kiện hậu cần được sử dụng. Phân tích độ lệch từ các dự báo cơ bản, cú sốc nhu cầu là yếu tố quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng thương mại toàn cầu vào tháng 7/2020. Mặc khác, nguồn cung cũng có tác động tích cực lớn kể từ mùa hè năm 2020, nhưng kể từ đó cú sốc nguồn cung cũng gặp không ít biến động, phần lớn do ảnh hưởng từ đại dịch. Sự sụt giảm bất ngờ gần đây nhất của thương mại toàn cầu chủ yếu là do yếu tố nguồn cung và hậu cần. Cả hai nguyên nhân đã ảnh hưởng tiêu cực tích lũy là 1.2 điểm phần trăm lên tăng trưởng thương mại toàn cầu vào tháng 9, trong đó yếu tố hậu cần làm giảm 0.3 điểm phần trăm và yếu tố nguồn cung làm giảm 0.9 điểm phần trăm.

2Untitled

Trong tương lai, các yếu tố sẽ quyết định việc bình thường hóa thương mại bắt đầu từ nửa cuối năm 2022 là: nhu cầu tiêu dùng sẽ vẫn ở mức cao do thói quen tiết kiệm trong suốt khủng hoảng và sẽ không thay đổi cho đến năm 2023 và giảm bớt tình trạng thiếu hụt hàng hóa do nguồn cung đã tăng lên bằng mức trước khủng hoảng ở phần lớn các lĩnh vực và giúp giảm tắc nghẽn tuyến vận tải khi công suất sản xuất tăng lên.

Nhu cầu tiêu dùng đã đạt đỉnh ở mức chưa từng có và có khả năng sẽ duy trì theo xu hướng này khi tiết kiệm quá mức trong suốt khủng hoảng sẽ khích thích tiêu dùng và không thay đổi cho đến năm 2023. Chu kỳ thay thế hàng hóa trong dài hạn cho thấy điểm nghẽn của chuỗi cung ứng lẽ ra đã phải được giải quyết. Tuy nhên, nhu cầu thương mại toàn cầu vẫn sẽ cao trong năm tới, dần dần tiến tới quá trình bình thường hóa tự điều chỉnh. Điều này chủ yếu là do các khuyến khích tài khóa để đối phó với khủng hoảng Covid-19, hỗ trợ đáp ứng nhu cầu hơn là nguồn cung cấp, đặc biệt là ở các nền kinh tế tiên tiến- chính phủ đã tung ra các gói hỗ trợ tài khóa và tiền tệ tương đương khoảng 25% GDP. Trong khi những hỗ trợ này đang được loại bỏ dần thì các chính sách tài khóa vẫn được nới lỏng ở Mỹ, khu vực đồng euro và Trung Quốc. Ngoài ra, thặng dư từ tiết kiệm hộ gia đình sẽ tiếp tục kích thích nhu cầu tiêu dùng cho đến năm 2022 và 2023. Tại Mỹ, các phân tích dự đoán rằng tỷ lệ tiết kiệm sẽ đạt mức trước khủng hoảng (7.3% thu nhập khả dụng) vào cuối năm 2022, vì sự phục hồi của thị trường lao động sẽ thúc đẩy khả năng mua sắm của hộ gia đình. Tại châu Âu, các nền kinh tế thặng dư sẽ trợ cấp tiêu dùng tư nhân 0.9% GDP vào năm 2022 và 0.5% vào năm 2023 so với mức năm 2021 là 1.4%.

Người tiêu dùng quan tâm đến hàng hóa lâu bền hơn là các sản phẩm dịch vụ và tâm lý sẽ ngày càng trở nên e ngại hơn trong tương lai trong một kịch bản khủng hoảng của đợt bùng phát Covid-19 mới. Tuy nhiên, các hộ gia đình đang hướng tới mô hình tiêu dùng bền vững hơn, đặc biệt ở các nền kinh tế phát triển.

Xét về nguồn cung, dự trữ hàng đã đạt đến mức trước khủng hoảng và năng lực sản xuất đang có xu hướng đi lên do các đợt tăng vốn của Mỹ. Sau khi nguồn cung bị thiếu hụt do tác động của đại dịch vào năm 2020, các nhà sản xuất đã buộc phải bổ sung hàng hóa nhanh chóng nhằm đối phó với nhu cầu tiêu dùng lớn ở các nền kinh tế phát triển. Lượng nguyên liệu thô thiếu hụt đặc biệt cao ở châu Âu vào năm 2021 và ở mức thấp hơn đối với khu vực Bắc Mỹ. Bổ sung hàng hóa để đáp ứng nhu cầu đã lập đỉnh trong những tháng gần đây, và nguồn hàng cung ứng ở phần lớn các ngành đều đã ở trên mức trung bình. Đặc biệt, nhóm ngành điện tử, CNTT, viễn thông và thiết bị gia dụng có khả năng gia tăng đáng kể bất chấp tình trạng khan hiếm chất bán dẫn. Mặc dù việc tiếp cận chất bán dẫn gặp nhiều khó khăn và chi phí dự trữ hàng hóa tăng cao, lĩnh vực ô tô vẫn ghi nhận nguồn cung ứng đáng kể.

Tình trạng tắc nghẽn tuyến vận tải sẽ bớt gay gắt hơn nhờ các đơn đặt hàng tàu thủy và vỏ container đã lập kỷ lục trong những tháng gần đây, chiếm 6.4% tổng đội tàu hiện có. Số đơn hàng này sau đã lập đỉnh vào tháng 9/2021 ở mức cao hơn từ sáu đến bảy lần so với thời điểm trước khi Covid-19 bùng nổ; tuy nhiên trong ngắn hạn sẽ giảm dần vào cuối năm nay.

fig2 eh 1024x711

Nguồn cung hàng hóa ở châu Âu có thể bị hoãn sau năm 2022

Lạm phát đang kích thích nhu cầu tiêu dùng ở châu Âu nhưng lại không xử lý được các vấn đề về nguồn cung. Châu Âu chịu nhiều rủi ro so với Mỹ khi phụ thuộc nhiều vào đầu vào sản phẩm trung gian từ nước ngoài. Trong trường hợp không tăng năng lực sản xuất và đầu tư vào cơ sở hạ tầng cảng, việc bình thường hóa các điểm nghẽn ở châu Âu có thể bị hoãn cho sau năm 2022 nếu nhu cầu vẫn ở mức cao (kịch bản cơ bản của chúng tôi). Cụ thể, các ngành thiết bị gia dụng, điện tử tiêu dùng, ô tô và máy móc thiết bị dễ bị thiếu hụt đầu vào nhất. Sử dụng Bảng cân đối liên ngành của OECD năm 2018, chúng tôi tính toán các chỉ số liên kết thượng nguồn Hirschman–Rasmussen (BL) và liên kết hạ nguồn (FL). Trong mẫu của chúng tôi bao gồm 23 ngành, 14 lĩnh vực có BL lớn hơn 1 ở Mỹ, 16 lĩnh vực ở Đức, 17 lĩnh vực ở Pháp và 12 lĩnh vực ở Anh. Số này có nghĩa là phần lớn các ngành đều phụ thuộc nhiều vào đầu vào trung gian. Chỉ có 9 lĩnh vực ở Mỹ, 8 lĩnh vực ở Đức, 6 lĩnh vực ở Pháp và 7 lĩnh vực ở Anh có FL trên 1. Sử dụng hai chỉ số này, chúng ta có thể nhóm các lĩnh vực thành 4 phân khúc: các ngành chính yếu sẽ có BL và FL lớn hơn 1, các ngành yếu thế sẽ có BL và FL dưới 1, các ngành hạ nguồn có BL dưới 1 và FL lớn hơn 1 và các ngành thượng nguồn có BL lớn hơn 1 và FL dưới 1.

Do các công ty châu Âu kém tiên tiến có các khoản đầu tư dưới mức trung bình, cho nên phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ sử dụng công suất trên trung bình để đáp ứng nhu cầu hơn cao. Các nhà phân tích của Euler Hermes đã dự đoán lợi tức đầu tư tiềm năng ở châu Âu vào năm 2022, với các điều kiện tài chính thuận lợi và dòng tiền doanh nghiệp cao. Các cuộc khảo sát cho thấy phần lớn các công ty đã hoãn các quyết định đầu tư vào năm 2021 do tắc nghẽn chuỗi cung ứng và thiếu hụt nguyên liệu thô.

Chất bán dẫn là nguồn đầu vào quan trọng của tất cả các ngành

Các quốc gia châu Á- Thái Bình Dương chiếm khoảng 90% xuất khẩu chất bán dẫn toàn cầu và hơn 70% năng suất sản xuất toàn cầu (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan), do vậy khi khu vực này gặp vấn đề rất dễ khiến ngành sản xuất toàn cầu chịu tổn thương. Mặc dù sản lượng cao hơn so với những năm trước đại dịch, châu Á và Mỹ lại là các nước mua nhiều chất bán dẫn hơn so với Đức- quốc gia công nghiệp lớn nhất châu Âu. Do vậy, thế giới nên dựa vào hoạt động tăng năng lực sản xuất chất bán dẫn ở Đài Loan hơn là ở Mỹ, châu Âu hay Trung Quốc.

Trung Quốc là mối quan ngại của châu Âu

Việc EU giảm nhập khẩu từ Trung Quốc 10% có thể là một thách thức, cụ thể giảm 6% trong lĩnh vực kim loại, giảm 3% trong lĩnh vực ô tô (bao gồm thiết bị vận tải) và hơn 1% đối với máy tính và điện tử. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng của châu Âu bao gồm sản phẩm thiếc, đồng, kẽm và magie. Nhìn chung, các ngành bị ảnh hưởng nhất là kim loại (kim loại cơ bản và các sản phẩm kim loại chế tạo) và ô tô (xe có động cơ, rơ mooc và bán rơ moóc, thiết bị vận tải). Tuy nhiên, các công ty vẫn chưa thể thay thế Trung Quốc bằng các nhà cung ứng khác cho nguồn nguyên liệu thô này. Ngoài ra, tác động đối với sản phẩm trung gian nhập khẩu từ Trung Quốc có thể vẫn còn mạnh mẽ hơn.

Bất chấp sự gián đoạn của chuỗi cung ứng, cho đến nay vẫn chưa có xu hướng rõ ràng về dịch chuyển hoạt động sản xuất trở về hoặc gần quốc gia xuất xứ. Ngoại lệ duy nhất là Vương quốc Anh, quốc gia đã bị cản trở bởi Brexit. Tuy nhiên, chủ nghĩa bảo hộ đã đạt mức cao kỷ lục vào năm 2021 và sẽ vẫn ở mức cao dưới hình thức các hàng rào thương mại phi thuế quan (ví dụ như trợ cấp, chính sách công nghiệp).

Đối với Romania, thâm hụt tài khoản vãng lai gia tăng sau khi đại dịch bùng phát và thâm hụt ngân sách cao hơn nhiều so với giới hạn cho phép trong điều kiện bình thường, giấc mộng đầu tư vào phân khúc chất bán dẫn dường như không thành hiện thực.

Nguyên nhân có thể liên quan đến cả hạn chế về ngân sách và sự phụ thuộc của lĩnh vực ô tô (là lĩnh vực sản xuất quan trọng của địa phương) về các quyết định đưa ra vẫn do công ty mẹ. Mặc dù vậy, nỗ lực đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất chất bán dẫn dường như là một cuộc đấu tranh không cân sức, trong đó bản thân Liên minh châu Âu có nhiều lợi ích trước các đối thủ cạnh tranh ở châu Á hay Hoa Kỳ. Về vấn đề này, điển hình là khoản tiền 50 tỷ đô la được Tổng thống Biden công bố sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp chất bán dẫn như một phần của kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc 5.2 tỷ đô la mà Nhật Bản bổ sung ngân sách năm 2021 cho mục đích tương tự.

Cuối cùng, hoạt động sản xuất ở châu Âu nên từ bỏ cuộc đua trợ cấp từ các nước lớn do Pháp và Đức khởi xướng, một cuộc đua trong đó Romania có thể chỉ tham gia rất ít- thông qua các yếu tố đầu vào của các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực ô tô đã tồn tại ở địa phương. Các lĩnh vực trong nước khác phụ thuộc trực tiếp nguồn đầu vào quan trọng này sẽ ít hơn, cụ thể phân khúc điện tử và máy tính thường có các cơ sở sản xuất tại các nước châu Á.

Triển vọng thương mại toàn cầu trong giai đoạn 2022-2023

Khối lượng thương mại toàn cầu dự kiến sẽ dần trở lại mức trung bình dài hạn trước đại dịch, với mức tăng là 5.4% vào năm 2022 và 4% vào năm 2023. Vận chuyển, chi phí và đồng đô la mạnh đã đẩy giá vào năm 2021 (ước tính tăng 18.8% vào năm 2021) dự kiến sẽ đảo chiều xu hướng vào năm 2022 và sẽ thấp hơn mức tăng trong giai đoạn 2017-2018.

Các chuyên gia chỉ ra tình trạng mất cân bằng toàn cầu như: Mỹ sẽ thâm hụt thương mại kỷ lục (khoảng 1.3 tỷ đô la trong giai đoạn 2022-2023), với thặng dư thương mại lập kỷ lục ở Trung Quốc (trung bình 760 tỷ đô la). Trong khi đó, khu vực đồng euro cũng sẽ có thặng dư lớn hơn mức trung bình khoảng 330 tỷ đô la. Về kim ngạch xuất khẩu, châu Á- Thái Bình Dương sẽ tiếp tục là khu vực thắng lợi lớn trong vài năm tới (hơn 3 tỷ đô la trong giai đoạn 2021-2023). Các lĩnh vực năng lượng, điện tử, máy móc và thiết bị sẽ cải thiện vào năm 2022, nhưng lĩnh vực đứng đầu xuất khẩu toàn cầu vào năm 2023 là lĩnh vực ô tô, do số lượng đơn hàng tăng cao và các khoản đầu tư nhỏ trong năm 2021.

fig3 eh 1024x614

Liên kết thượng nguồn Hirschman–Rasmussen (BL) đo lường cường độ các nguồn đầu vào trung gian. Chúng chỉ ra rằng một lĩnh vực đòi hỏi đầu vào từ các lĩnh vực khác để sản xuất. Nếu chỉ số BL cho một lĩnh vực cụ thể lớn hơn 1, nghĩa là sự thay đổi về nhu cầu cho một lĩnh vực sẽ làm tăng sản lượng trong phần còn lại của nền kinh tế. Trong khi đó, liên kết hạ nguồn (FL) cho thấy một hoạt động kinh tế cung cấp nguồn đầu vào trung gian cho phần còn lại của nền kinh tế. Một ngành có chỉ số FL lớn hơn 1 sẽ hưởng lợi nhiều hơn những ngành khác nếu có một cú sốc nhu cầu tích cực trong tất cả các ngành.

Nguồn: Business Review

Từ khóa: thương mại toàn cầu, chuỗi cung ứng

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007398656
Go to top