Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếKhi sản xuất chuyển dịch từ Trung Quốc sang ASEAN, chuỗi cung ứng của châu Á vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết

Khi sản xuất chuyển dịch từ Trung Quốc sang ASEAN, chuỗi cung ứng của châu Á vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết

chuoi cung ung asean 9621

Có nhiều lý do khiến người ta dễ dàng dự đoán sự sụp đổ của chuỗi cung ứng châu Á. Một cuộc chiến thương mại khốc liệt. Mối đe dọa từ cuộc chia tách công nghệ giữa phương Tây và phương Đông. Một đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt toàn cầu. Và sau đó là vấn đề chính trị, với việc các nền kinh tế phát triển khuyến khích đem sản xuất trở về nước. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những thách thức trên, chuỗi cung ứng của châu Á đã thích nghi và tiếp tục phát triển.

‘Trục truyền động’ trung tâm cho nền kinh tế toàn cầu - thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc - vẫn đang đứt gẫy. Mức thuế song phương trung bình vẫn neo ở mức gần 20%: một trở ngại đáng kể đối với các doanh nghiệp có biên lợi nhuận hẹp.

Những hạn chế về chuyển giao công nghệ đang tạo ra những tình trạng bất định trong khu vực nơi mà 1/3 hàng xuất khẩu là đồ điện tử. Trong khi đó, đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt mọi thứ, từ các bộ phận của xe đạp đến chất bán dẫn. Nền sản xuất ở châu Á có bị xiêu vẹo?

Hầu như là không. Các chuỗi cung ứng của châu Á vẫn có tính cạnh tranh cao, cung cấp hàng hóa ở mức giá và quy mô mà một số khu vực khác (nếu có) khó lòng sánh kịp. Một số công ty đã cắt giảm đáng kể các hoạt động tìm nguồn cung ứng hoặc sản xuất ở châu Á và chuyển hoạt động sang nơi khác. Nhưng các lý do để duy trì các chuỗi cung ứng trong khu vực vẫn còn quá hấp dẫn.

Thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đã không khiến thương mại song phương dừng lại. Bất chấp đại dịch làm suy giảm nhu cầu nghiêm trọng, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương năm 2020 nhìn chung không thay đổi so với năm 2016, thời điểm Donald Trump đắc cử. Thương mại với Trung Quốc chiếm khoảng 15% kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2020, một mức mà nước này đã giữ trong thập kỷ qua.

Điều này một phần là do xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng lên, ngay cả khi việc mua hàng của Trung Quốc không đạt được như cam kết trong thỏa thuận giai đoạn một, theo đó, Trung Quốc cam kết sẽ mua nhiều hàng hóa hơn từ Mỹ, đặc biệt là hàng hóa nông nghiệp và năng lượng. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc của Mỹ cũng đã tăng trở lại vào năm ngoái, chiếm tỷ trọng hơn 18,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ, chỉ giảm 3% so với năm 2017.

Nhưng còn nhiều điều khác đang diễn ra bên dưới lớp bề mặt. Thay vì giảm bớt sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng châu Á, các nhà nhập khẩu Mỹ đã chuyển sang các nhà sản xuất ASEAN: tỷ trọng nhập khẩu từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tăng hơn 2 % so với cùng kỳ.

Điều này cho thấy, thay vì thu hẹp lại, các chuỗi cung ứng châu Á chỉ là đang dịch chuyển. Lĩnh vực công nghệ là một ví dụ nổi bật. Rủi ro chính sách đã thúc đẩy các hãng công nghệ đánh giá lại các địa điểm sản xuất. Tuy nhiên, rất ít công ty đang từ bỏ Trung Quốc: từ Tesla đến Apple, vì thị trường này đưa ra một lý do thuyết phục để duy trì, nếu không muốn nói là mở rộng, hoạt động sản xuất trong nước. Năm ngoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã đạt kỷ lục, bất chấp đại dịch.

Thay vào đó, chiến lược “Trung Quốc +1” đang phát huy hiệu quả. Theo chiến lược này, các công ty vẫn duy trì sản xuất tại Trung Quốc để phục vụ thị trường nội địa, đồng thời chuyển một số nhà máy sang nơi khác, chủ yếu là sang khu vực ASEAN, để phục vụ thị trường Mỹ và các thị trường ngày càng bị hạn chế khác. Kết quả là, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đông Nam Á đang bắt đầu vượt Trung Quốc.

Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc đặc biệt nổi trội, chiếm 40% các đầu tư vào khu vực sản xuất vào ASEAN, trong khi vài năm trước, tỷ lệ này chỉ có 10%. Làn sóng dịch chuyển này chỉ càng củng cố thêm sự tích hợp chuỗi cung ứng giữa Trung Quốc và ASEAN.

Trước đây, các bộ phận thường được vận chuyển từ ASEAN đến Trung Quốc để lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng phục vụ cho thị trường thế giới. Nhưng giờ đây, Trung Quốc lại cung cấp nhiều sản phẩm hơn cho ASEAN, làm tăng mạnh xuất khẩu của khu vực. Do đó, thương mại của Trung Quốc với Đông Nam Á hiện đã vượt quá thương mại của nước này với Hoa Kỳ hoặc Liên minh châu Âu.

Đại dịch đã nêu bật tầm quan trọng của chuỗi cung ứng Châu Á. Trừ sự gián đoạn từ tháng 2 đến tháng 4 năm ngoái, sản xuất trên khắp châu Á nhanh chóng tăng lên mức kỷ lục. Mặc dù điều này không thể ngăn chặn tình trạng thiếu hụt toàn cầu, nhưng với tư cách là “nhà sản xuất cuối cùng”, các chuỗi cung ứng châu Á đã chứng tỏ khả năng phục hồi cao và giúp ngăn chặn sự gián đoạn lớn hơn.

Khi lạm phát nghiêng về phương Tây và các công ty phải đối mặt với áp lực đầu vào, lợi thế về chi phí của việc tìm nguồn cung ứng ở châu Á, đặc biệt là dọc theo các chuỗi cung ứng được tối ưu hóa mở rộng ra ngoài Trung Quốc, càng trở nên quan trọng hơn.

Khác xa với dự báo về sự kết thúc của chuỗi cung ứng châu Á, những thách thức gần đây chỉ làm nổi bật vai trò trung tâm của chúng. Chắc chắn là đang có những chuyển dịch tinh tế, trong đó ASEAN đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy vị thế của khu vực như bánh răng chính của ngành sản xuất toàn cầu đang giảm sút.

Nguồn: SCMP - TQ

Từ khóa: chuỗi cung ứng, Trung Quốc, ASEAN

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007417439
Go to top