Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếThu hút FDI niềm vui và nỗi buồn

Thu hút FDI niềm vui và nỗi buồn

cover

Quốc hội thông qua Luật đầu tư ngước ngoài từ năm 1987 để cụ thể hóa sớm nhất Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng (*) diễn ra tháng 12 năm 1986. Ai cũng biết, đó là những năm, tháng đất nước chìm trong khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và bị bao vây, cấm vận tàn khốc tứ phía.

Trong bối cảnh như vậy, những người soạn thảo Luật hồi đó đặt ra mục tiêu là thông qua việc thực hiện Luật đầu tư nước ngoài để thu hút: Vốn, công nghệ, thị trường, việc làm. Cho đến nay, Nhà nước ta đã nhiều lần sửa đổi chính sách và luật pháp đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài với nhiều thay đổi theo hướng phù hợp hơn với hoàn cảnh cụ thể, luật pháp của Nhà nước ta và thông lệ quốc tế.

Thành công về số lượng

Thành quả to lớn do khối doanh FDI mang lại cho đất nước ta, cũng như những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn lực FDI so với mục tiêu đặt ra trong hơn 35 năm qua, đã được nói nhiều, viết nhiều, nhất là vào dịp kỷ niệm 30 năm ra đời Luật Đầu tư Nước ngoài năm 2017.

Chủ đề này lại được đưa ra mổ xẻ tại tại Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển 2021 với chủ đề “Kết nối Địa phương – Doanh nghiệp, Nắm bắt cơ hội” do Bộ Ngoại giao và VietNam Economic Times phối hợp tổ chức gần đây.

Tính đến cuối năm 2020, Việt Nam đã thu hút được trên 33 nghìn dự án FDI, vốn đăng ký hơn 380 tỷ USD; vốn thực hiện 231 tỷ USD. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp (trên 50%) và trên trên 70% giá trị xuất khẩu của cả nước. Tạo khoảng 4 triệu việc làm. Khu vực đầu tư nước ngoài đã trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với mức đóng góp vào khoảng 20% GDP…

Lợi ích quốc gia chưa tương xứng

Vấn đề đặt ra là làm sao để hài hòa lợi ích giữa phía ta và các đối tác nước ngòai bởi chỉ có như vậy mới hợp tác lâu bền được. Theo tôi, có hai vấn đề lớn. Đây cũng chính là hai trong các mục tiêu đặt ra khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài cách đây hơn 30 năm:

Thứ nhất, thu hút và chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI chưa đạt được hiệu quả như mục tiêu đề ra. Các số liệu dẫn ra dưới đây đều lấy từ Báo cáo Tổng kết 30 năm kể từ ngày ban hành Luật đầu tư nước ngoài

Công nghệ nguồn hầu như chưa đặt chân đến Việt Nam như kỳ vọng. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ của Châu Âu và Mỹ chỉ chiếm khoảng 6%; trong khi đó tỷ lệ doanh nghiệp khối doanh nghiệp này sử dụng công nghệ Trung Quốc chiếm đến 30-45%...Do đó, nhìn chung, tuy được đánh giá sử dụng công nghệ cao hơn, nhưng công nghệ sử dụng trong nghiệp FDI không quá vượt trội so với doanh nghiệp trong nước. Số lượng doanh nghiệp FDI có năng lực công nghệ cao còn hạn chế, chỉ có 5% doanh nghiệp FDI, 80% có công nghệ trung bình, còn lại 14% là sử dụng công nghệ thấp.

Phương thức chuyển giao công nghệ không phù hợp, do đó, sự lan tỏa công nghệ của khu vực FDI đến doanh nghiệp trong nước rất hạn chế.

Thứ hai, khu vực doanh nghiệp FDI giữ vai trò chủ đạo đối với xuất khẩu: Vừa mừng, vừa lo

Số liệu dưới đây được trích các Báo cáo của Tổng cục thống kê về tốc độ tăng xuất khẩu và về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI trong 20 năm:

Tôi cho rằng, ai cũng mừng khi đọc các số liệu trên đây bởi chúng ta đạt được mục tiêu ban đầu, khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài: “thu hút thị trường”. Theo số liệu trên đây, 20 năm, xuất khẩu của chúng ta tăng gần 20 lần.

Số liệu này cũng nói lên độ mở cực lớn của kinh tế Việt Nam so với các nền kinh tế trên thế giới và nhất là các nước trong khu vực, ví dụ, tỷ lệ xuất nhập khẩu/GDP năm 2019  một số nước Châu Á: Việt nam và Singapore: khoảng 200%; Nhật, Úc, Indonesia, Miến Điện, Ấn độ: dưới 50%; EU, Hàn quốc, Lào, Thái lan, Brunei: nằm trong khoảng 50 - 100%; Malaysia: cao hơn 100%.

Khi hoạt động xuất khẩu tăng cao cũng đồng nghĩa với việc số việc làm tăng lên và là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng cao.

Vui buồn đan xen

Tuy vậy, mừng và lo luôn đan xen; mừng nhiều và lo cũng không hề ít. Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào khu vực FDI; tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng lên chóng mặt. Điều này cũng đồng nghĩa, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước cũng bé đi chóng mặt. Tỷ trọng của khu vực trong nước so với khu vực FDI từ 51,76% so 48,24% năm 2000 xuống còn 27,78% so 72,22% năm 2020 và 4 tháng đầu năm 2021 chỉ còn 24,80% so 75,20%.

Đối với 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, xuất khẩu của khu vực FDI chiếm gần như chiếm tuyệt đối. Cụ thể, trong quý I/2021 tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI của mặt hàng điện thoại và linh kiện chiếm đến 99,1%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 98%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 93,1%. Chỉ mặt hàng điện thoại Samsung đã chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Ai cũng biết, các doanh nghiệp FDI thuộc nhóm này tự mình làm chủ, quyết định từ A đến Z, họ chỉ thuê mặt bằng sản xuất, thuê lao động của nước ta, chủ yếu là lao động giản đơn, một số dịch vụ khác (điện, nước...) chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng chi phí sản xuất của sản phẩm.

Đóng góp bao nhiêu thì thụ hưởng nhiều lắm cũng chỉ bằng bấy nhiêu, điều đó không có gì đáng phàn nàn. Điều đáng lo ngại là ở chỗ: Tăng trưởng kinh tế của chúng ta khá ấn tượng so với rất nhiều nước, ai cũng biết có sự đóng góp phần rất quan trọng của FDI nói chung và xuất khẩu chiếm tỷ trọng áp đảo của khu vực kinh tế này nói riêng.

Như vậy, chúng ta “được tiếng”, thậm chí “tiếng rất to” mà “không được miếng”, bởi người Việt Nam thụ hưởng phần nhỏ hơn, trong khối lượng GDP tăng thêm nhờ khu vực FDI tạo ra đó. Khái quát tình trạng này, một số nhà kinh tế đưa ra nhận xét: “kinh tế của chúng ta có tăng trưởng mà không có phát triển”. Một số người khác còn nêu thêm: “lao động của chúng ta đang làm thuê cho nước khác với tiền công thấp, làm giàu cho nước khác ngay trên quê hương mình”.

Không phải mục tiêu nào về vốn, công nghệ, thị trường, việc làm đặt ra nhiều năm trước đã hoàn thành trọn vẹn. Đây cũng là bài học cần tính đến khi đưa ra các quyết sách về thu hút và sử dụng nguồn vốn cho giai đoạn tiếp theo.

Nguồn: Vietnamnet

Từ khoá: FDI, chiếm tuyệt đối, chi phí sản xuất, công nghệ, thị trường, quyết sách, thu hút đầu tư

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007399129
Go to top