Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếThuế thu nhập doanh nghiệp toàn cầu: giúp ích hay cản trở quá trình phục hồi hậu Covid-19 của các quốc gia đang phát triển?

Thuế thu nhập doanh nghiệp toàn cầu: giúp ích hay cản trở quá trình phục hồi hậu Covid-19 của các quốc gia đang phát triển?

NG Tourism Beach to upload

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm ngoái, Joe Biden đã hứa hẹn sẽ trấn áp các công ty đa quốc gia trốn thuế, và hiện nay ông đưa ra lời kêu gọi áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu trên toàn cầu. Tuy nhiên, có một số lo ngại cho rằng kế hoạch của Tổng thống Biden có thể cản trở sự phục hồi của các nền kinh tế đang phát triển hậu Covid-19.

Vào tháng 4/2021, Tổng thống Biden đã công bố một đề xuất buộc các công ty đa quốc gia - trước hết là những gã khổng lồ công nghệ như Google, Amazon, Facebook và Apple - phải trả nhiều thuế hơn, cả ở Mỹ và ở các quốc gia khác nơi họ tạo ra lợi nhuận. Đề xuất trên là một phần trong kế hoạch đánh thuế “Made in America” của Biden.

Các công ty đa quốc gia hiện đang sử dụng một loạt các kỹ thuật để giảm thiểu số thuế phải nộp.

Một trong những kỹ thuật đó là “chuyển lợi nhuận” (profit-shifting). Có nghĩa là công ty sẽ ghi nhận lợi nhuận không phải ở các quốc gia nơi mà lợi nhuận được tạo ra, mà ở các quốc gia có thuế thu nhập doanh nghiệp thấp, chẳng hạn như Ireland, hoặc các thiên đường thuế như Bermuda, Quần đảo Cayman hoặc Singapore.

Đi kèm với đề xuất trên, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã công bố tài liệu chứng minh rằng “lợi nhuận mà doanh nghiệp Hoa Kỳ ghi nhận tại các thiên đường thuế còn nhiều hơn lợi nhuận mà các doanh nghiệp này ghi nhận tại các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Canada và Đức cộng lại”.

Theo kế hoạch được công bố, chính quyền Biden mong muốn thiết lập mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 21%.

Mỹ hi vọng rằng mức thuế này sẽ giúp loại bỏ động cơ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài và ngăn chặn cái gọi là cuộc chạy đua xuống đáy – nghĩa là các quốc gia cạnh tranh để thu hút các tập đoàn đa quốc gia bằng cách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Sự can thiệp này của Mỹ đã khơi dậy một cuộc tranh luận sôi nổi. Trong bốn năm qua, OECD đã điều phối các cuộc đàm phán giữa 140 quốc gia về việc thiết lập mức thuế thu nhập doanh nghiệp toàn cầu.

Phát biểu tại một hội nghị vào tháng trước, Giám đốc chính sách thuế của OECD, Pascal Saint-Amans, nói rằng các cuộc đàm phán hiện nay “quá lớn để thất bại”, và rằng một thỏa thuận có thể sẽ đến trong năm nay.

Các ý kiến trái chiều

Kế hoạch của OECD đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ phần lớn các nước giàu.

Ví dụ, Vương quốc Anh - quốc gia đã đưa ra Thuế dịch vụ kỹ thuật số của riêng mình vào năm ngoái - đã cho biết “ủng hộ mạnh mẽ các cuộc thảo luận của G7, G20 và OECD về cải cách dài hạn” và “cam kết không áp dụng Thuế dịch vụ kỹ thuật số một khi một giải pháp thích đáng ở cấp độ quốc tế được đưa ra”.

Tuy nhiên, nước láng giềng của Anh là Ireland sẽ bị thua thiệt nếu áp dụng mức thuế suất tối thiểu toàn cầu.

Trong vài năm qua, Ireland đã thu hút các công ty đa quốc gia với mức thuế suất doanh nghiệp 12,5% - thấp hơn so với mức 19% của Anh, 30% của Đức và 26,5% của Canada.

Do đó, nhiều công ty công nghệ lớn đã thành lập cơ sở tại đất nước này, và các nhà chức trách Ireland lo ngại rằng sự thay đổi trong mức thuế có thể dẫn đến một cuộc di cư.

Phát biểu vào tháng 4, Bộ trưởng Tài chính của Ireland, Paschal Donohoe, cho biết ông tin rằng các nước nhỏ hơn “cần có khả năng sử dụng chính sách thuế như một đòn bẩy hợp pháp để cạnh tranh với những lợi thế mà các nước lớn hơn đang tận hưởng”.

Các nước khác cũng có chung suy nghĩ.

Tờ Financial Times gần đây đưa tin nhiều nền kinh tế đang phát triển lo ngại rằng thỏa thuận cuối cùng của OECD sẽ không có lợi cho họ.

“Các quốc gia nghèo nhất thế giới một lần nữa có nguy cơ mất trắng khi chiếc bánh thuế toàn cầu bị phân chia, bất chấp thực tế rằng các nước này cần thu nhập từ thuế hơn bất kỳ nước nào khác,” Tove Maria Ryding, giám đốc chính sách và vận động tại Mạng lưới Châu Âu về Nợ và Phát triển, nói với Financial Times.

Vấn đề này đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong bối cảnh hậu đại dịch.

Trong khi các quốc gia đang tìm kiếm nguồn thu từ thuế để hỗ trợ xây dựng lại kinh tế, nhiều quốc gia đang phát triển đang chạy đua để đa dạng hóa nền kinh tế khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào du lịch hoặc trong một số trường hợp là dầu khí.

Nhiều nước cũng đang tập trung vào sự phục hồi xanh từ Covid-19, vì vậy, đối với các nước này đầu tư trực tiếp nước ngoài là chìa khóa then chốt. Mức thuế doanh nghiệp cạnh tranh là một cách để thu hút các công ty đa quốc gia, giúp hiện thực hóa những nỗ lực phục hồi.

Cạnh tranh với đề xuất của Liên Hợp Quốc

Song song với sáng kiến ​​do OECD dẫn dắt, Ủy ban Thuế Liên Hợp Quốc cũng đã và đang phát triển một chương trình tương tự, tập trung đặc biệt vào các công ty kỹ thuật số.

Lập trường của Liên hợp quốc linh hoạt hơn lập trường của OECD và đã được nhiều quốc gia đang phát triển hoan nghênh.

Vào tháng 4, ủy ban đã bỏ phiếu để đưa một điều khoản - được gọi là Điều 12B - vào Công ước Thuế Mẫu năm 2021 của Liên Hợp Quốc (Model Tax Convention), cấp quyền đánh thuế bổ sung cho các quốc gia nơi dịch vụ kỹ thuật số được cung cấp và doanh thu được tạo ra.

Mặc dù điều khoản này không có tính ràng buộc, nhưng nếu được thực thi, nó sẽ cho phép các nền kinh tế đang phát triển thu được nhiều hơn từ hoạt động của những gã khổng lồ công nghệ tại quốc gia mình.

Điều 12B được đề xuất bởi Ấn Độ và Argentina, và được nhiều quốc gia mới nổi ủng hộ, trong số đó có Ecuador, Ghana, Nigeria và Việt Nam.

Lập trường của Liên hợp quốc cho thấy sự đồng thuận ngày càng tăng xoay quanh việc tránh một mức thuế chung toàn cầu có lưu tâm đến nhu cầu kinh tế của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là vào thời điểm mà nguồn thu từ thuế có vai trò quan trọng trong việc phục hồi.

Nguồn: Oxford Business Group – TQ

Từ khóa: phục hồi xanh, thuế doanh nghiệp cạnh tranh, nỗ lực phục hồi, OECD, mức thuế chung toàn cầu

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007408105
Go to top