Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnĐừng để kinh tế TP Hồ Chí Minh "chuyển xấu"

Đừng để kinh tế TP Hồ Chí Minh "chuyển xấu"

cover1 cang cat lai enternews 1667398773

Thành phố Hồ Chí Minh đang “lấy lại những gì đã mất” sau 2 năm COVID-19, đặc biệt là năm 2021 với tình trạng dịch bùng phát căng thẳng kéo dài, nhưng việc phục hồi vẫn chưa thể bền vững…

Tăng trưởng của TP HCM trong 10 tháng qua là 9,97%, dự báo cả năm 9,44% - đạt và vượt chỉ tiêu đề ra đầu năm (kế hoạch năm 2022 là 6 - 6,5%), Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi chia sẻ tại phiên họp kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm mới đây.

Chúng ta nhớ rằng vào thời điểm kết thúc tháng 9/2021 - trước khi mở cửa lại kinh tế - lần đầu tiên trong lịch sử, tốc độ tăng trưởng GRDP quý III của TP HCM giảm hơn 24% so với cùng kỳ 2020, kéo tốc độ tăng trưởng cả năm 2021 âm 6,78%. Mức 9,71% của 9 tháng 2022 hay 9,97% của 10 tháng 2022, cho thấy nỗ lực phục hồi của TP HCM trong mục tiêu “lấy lại những gì đã mất” vì năm đại dịch khốc liệt vừa qua.

Những con số tăng trưởng, thu ngân sách đầy tích cực một mặt, là “tiếng reo vui” phản ánh sự hồi sinh thực sự của Thành phố; mặt khác, lại cũng khiến chúng ta không khỏi lo âu khi tương tự như tăng trưởng GDP mạnh mẽ của cả nước trong quý III, luôn được giới chuyên môn thận trọng “đính kèm” so sánh là “từ nền tăng trưởng thấp của cùng kỳ năm trước”.

Trong khi đó, lãnh đạo và chuyên gia TP HCM lại cho biết, TP hiện đang chịu hai sức ép - từ bên ngoài do bối cảnh thế giới và nội tại khi hàng loạt vụ án kinh tế tác động đến thị trường.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan thậm chí còn cho rằng, hiện thành phố đã tăng tốc tới ngưỡng. Năm tới (2023) giữ mức tăng trưởng 9,4% hoặc lên đôi chút là được, chứ không nên tăng tốc vì không có điều kiện.

Về vấn đề nội tại của TP HCM, ông đánh giá cải cách hành chính còn nhiều hạn chế như số hoá "nửa vời" khi nhiều cơ quan "đi hai chân" - vừa hồ sơ giấy, vừa hồ sơ điện tử…

 “Tăng tốc tới ngưỡng”, vốn dĩ đã là bài toán đặt ra cho TP HCM trước đại dịch. Giai đoạn 2016-2020, mặc dù tăng trưởng của TP HCM khá cao, GRDP bình quân đầu người gấp 2,4 lần so với bình quân chung của cả nước, nhưng quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, chất lượng tăng trưởng của thành phố đã được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế và quy mô dân số lớn vốn có của mình.

Thành phố lại đang đứng trước nhiều thách thức tới hạn về phát triển công nghiệp, bị thu hẹp khoảng cách với các tỉnh thành khác về chỉ số cạnh tranh, bị giảm vai trò động lực phát triển của kinh tế vùng và vẫn đang “kẹt” trong các bài toán hệ quả của tốc độ đô thị hóa quá nhanh, dân số tăng nhanh, hạ tầng quá tải, ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng sống của người dân…

Những bài toán cũ chưa có lời giải quyết rốt ráo mặc dù TP HCM đã xác định được các động lực mới, được áp dụng thí điểm cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 54, được điều tiết ngân sách giữ lại từ 18% lên 21%..., thì nay, những áp lực mới khách quan và nội tại tiếp tục “ập” tới. Kinh tế toàn cầu xấu đi, suy thoái toàn cầu tương đối rõ, lạm phát tăng và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất, đẩy kinh tế thế giới đi vào trì trệ… là các yếu tố khách quan được TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính- tiền tệ quốc gia, chỉ ra.

TS Trần Du Lịch cũng đánh giá về nội tại, việc thiết lập kỷ cương trên thị trường tài chính, bất động sản cả nước là rất tốt về trung và dài hạn, nhưng trong ngắn hạn, tác động không thuận lợi, nhất là đến tâm lý thị trường. Nhà đầu tư có xu hướng chờ đợi thay vì chạy đua phục hồi sau đại dịch. “Nếu dòng vốn của nền kinh tế chững lại chỉ trong hai quý cuối năm không chỉ ảnh hưởng đến năm 2023 mà cả 2024”, ông nói.

Đánh giá tháng 10 xuất hiện nhiều tình huống mới, như các vấn đề xoay quanh Ngân hàng Sài Gòn - SCB ảnh hưởng nhiều đến kinh tế - chính trị, tác động đến ngân hàng, tài chính, bất động sản; Tình trạng cung ứng xăng dầu cũng tạo tâm lý thiếu tin tưởng, ảnh hưởng đời sống nhân dân, Chủ tịch Phan Văn Mãi đặt ra các nhiệm vụ để tháo gỡ điểm nghẽn, “giải phóng sức mạnh” của Thành phố.

Có lẽ hơn lúc nào, vai trò của một Thành phố “đầu tàu” kinh tế của cả nước, với quy mô kinh tế chiếm gần 23% GDP, đóng góp 27% ngân sách ở lúc bình thường (không dịch bệnh, không bất ổn), cần được nhìn nhận rõ hơn, có các đánh giá, ưu tiên tương xứng. Cũng như TP càng cần được, và chủ động đánh giá rõ hơn, sâu sát, chi tiết các tác động của những thách thức cố hữu trước đây và tồn đọng, những áp lực biến động trước mắt từ bên ngoài, lẫn các lực tác động của chính sách vĩ mô và như Chủ tịch UBND Thành phố đề cập, là “các vụ án lớn”, như lúc này.

Bởi chỉ khi nhìn rõ, đánh giá đúng, thì các giải pháp “giảm xóc” và kiến nghị, triển khai các biện pháp kích thích mới phù hợp, liều lượng mới đủ và trúng, mới có thể đưa Thành phố vượt qua ngưỡng “tới hạn”, qua khó khăn, tiến đến các mục tiêu, các chỉ tiêu ở 2023.

May mắn là cho đến lúc này, một số các cơ sở có thể hỗ trợ thêm cho nội lực Thành phố, còn dư địa, đã được “trải đường”. Đó là cơ chế thí điểm đặc thù, vốn bị “bó tay” không phát huy cao độ vì 2 năm đại dịch, có thể được Quốc hội xem xét cho phép thí điểm kéo dài đến hết 2023. TP HCM cũng kiến nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách và điều chỉnh dự toán ngân sách năm tới. Nhận thêm một đồng vốn, bớt đi một phần áp lực thực sự sẽ có ý nghĩa rất lớn tạo động lực cho vùng đất vẫn đang phải phục hồi.

Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp

Từ khóa: kinh tế TPHCM

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007394151
Go to top