Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnLo ngại thuế tối thiểu toàn cầu làm giảm sức hút của Việt Nam với đầu tư nước ngoài

Lo ngại thuế tối thiểu toàn cầu làm giảm sức hút của Việt Nam với đầu tư nước ngoài

Samsung Thai NguyenCác chuyên gia lo ngại Việt Nam sẽ thất thế trong cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài do áp dụng chính sách về mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu.

Cuối năm 2021, 137/141 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên của Khuôn khổ hợp tác toàn diện BEPS (Inclusive Framework on BEPS, IF) – bao gồm Việt Nam – đã thông qua thỏa thuận khung về áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu vào cuối năm 2023. Theo đó, các công ty có doanh thu toàn cầu từ 750 triệu euro – tương đương khoảng 870 triệu đô-la Mỹ trở lên – sẽ bị áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu ở mức 15%. Các công ty hưởng thuế suất thấp hơn mức 15% tại quốc gia đầu tư sẽ phải nộp bổ sung khoản chênh lệch tại chính quốc.

Với thoả thuận này, bà Nguyễn Thị Minh Hiền – nguyên Tham tán kinh tế, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ – dự báo Việt Nam sẽ đối mặt với một số thách thức trong việc duy trì tính cạnh tranh của môi trường đầu tư trong mắt các doanh nghiệp nước ngoài thuộc phân khúc trên – có quy mô hoạt động lớn trên toàn cầu.

Cụ thể, các doanh nghiệp như Samsung, Panasonic, Intel… được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư tại Việt Nam, gồm các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với mức ưu đãi 10-15% trong 15-30 năm. Ngoài ra, họ sẽ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tương ứng 4-9 năm.

Theo bà Hiền, ưu đãi thuế vẫn là công cụ chính sách chính giúp Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài. Vì vậy, việc áp dụng quy tắc về thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sẽ hạn chế khả năng dùng công cụ ưu đãi thuế để cạnh tranh vốn đầu tư.

“Các công ty đa quốc gia chịu tác động sẽ xem xét các yếu tố khác ngoài thuế như cơ sở hạ tầng, thị trường, môi trường chính sách, ổn định chính trị, lao động và các biện pháp hỗ trợ khác ngoài thuế để quyết định địa điểm đầu tư”, bà Hiền chia sẻ tại hội thảo “Thuế tối thiểu toàn cầu và những vấn đề đặt ra với Việt Nam”.

Cũng theo bà Hiền, số lượng các nhà đầu tư thuộc phân khúc trên chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong số các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, nhưng họ có vai trò lôi kéo và dẫn dắt chuỗi cung ứng, đồng thời phần nào định hình cơ cấu vốn và ngành nghề mà các doanh nghiệp FDI chọn đầu tư tại Việt Nam. Vì vậy, ảnh hưởng họ tạo ra không hề nhỏ.

Đồng quan điểm, bà Annett Perschmann-Taubert – Phó tổng giám đốc phụ trách tư vấn thuế của PwC – lo ngại Việt Nam có thể thất thế trong cuộc đua cạnh tranh thu hút đầu tư trong bối cảnh các ưu đãi thuế tại Việt Nam hiện không còn hấp dẫn và các nhà đầu tư có thể lựa chọn các quốc gia khác.

Bên cạnh rủi ro này, hai chuyên gia đều cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài được thuế suất thấp hơn mức 15% tại Việt Nam sẽ phải nộp bổ sung phần thuế chênh lệch tại chính quốc. Điều này có thể dẫn tới thất thu thuế khi ưu đãi thuế dành cho các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam quay về đất nước của họ.

Để Việt Nam giữ vững lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài, TS Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV – kiến nghị nhanh chóng thực hiện một số giải pháp trước thời gian áp dụng Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu.

Với Chính phủ, ông Lực kiến nghị cần sớm chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) rà soát, đánh giá tác động cụ thể, đề xuất phương án phù hợp. “Việt Nam có nên áp mức thuế này không hay có lộ trình, mức thuế nào khác? Việc tổ chức thực hiện thế nào đảm bảo khả thi, hiệu quả và không xảy ra tranh chấp”, ông Lực nêu vấn đề

Với cơ quan thuế, chuyên gia này cho rằng cần rà soát các chính sách phát luật về thuế để trình sửa đổi các quy định, quy trình kê khai thuế phù hợp với tiêu chuẩn hành động của BEPS để ban hành sớm nhất, trước khi BEPS có hiệu lực.

Đồng thời, có kế hoạch truyền thông về các chính sách này và tập huấn cho cán bộ, các doanh nghiệp nắm bắt, thực hiện đúng các điều chỉnh về quy định pháp lý.

Với các bộ, ngành địa phương, cần nâng cao năng lực về chống trốn thuế, quản lý thuế.

Về chiến lược thu hút đầu tư, ông Lực cho rằng cần thay đổi chính sách theo hướng tập trung vào nâng cao năng lực cạnh tranh từ các yếu tố như môi trường kinh doanh, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng… vốn là các yếu tố cơ bản khi đưa ra các quyết định đầu tư kinh doanh.

“Cần chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách, đẩy mạnh cải thiện thực chất môi trường kinh doanh, thúc đẩy tăng năng suất lao động, đóng góp của TFP (năng suất nhân tố tổng hợp), nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, các ngành và nền kinh tế”, ông Lực nói.

Bà Annett Perschmann-Taubert kiến nghị Việt Nam nên thiết kế các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các mục tiêu đầu tư, như hỗ trợ đầu tư vào một số thiết bị, tài sản, nghiên cứu và phát triển, đầu tư vào con người.

“Những hỗ trợ này sau đó sẽ trực tiếp mang lại lợi ích cho việc đầu tư cho dù công ty đang ở trong tình trạng lãi hay lỗ”, bà Annett phân tích.

Cũng theo bà Annett, các quốc gia khác như Ấn Độ, Trung Quốc và một số quốc gia châu Âu không chỉ cung cấp ưu đãi thuế để thu hút FDI, mà còn cung cấp hỗ trợ dưới hình thức cấp tiền mặt trước việc thực thi thuế tối thiểu toàn cầu.

Còn bà Hương Vũ – Tổng giám đốc EY Consulting Việt Nam – mong muốn Việt Nam có thể nghiên cứu phương pháp hỗ trợ bằng tiền trong bối cảnh các biện pháp như tăng chi phí khấu hao, hỗ trợ đào tạo nhân lực có thể không phát huy hiệu quả dưới tác động của thuế tối thiểu toàn cầu.

Theo bà Hương Vũ, nhiều quốc gia đã áp dụng biện pháp này và đạt được một số hiệu quả nhất định.

Về phía Chính phủ, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế Văn phòng Chính phủ, cho biết Thủ tướng đã đồng ý thành lập tổ công tác đặc biệt liên ngành bao gồm đại diện các bộ, ngành để xử lý vấn đề liên quan tới thuế tối thiểu toàn cầu.

Tổ này gồm đại diện các bộ ngành liên quan cùng đối tượng được điều chỉnh, các chuyên gia, các nhà khoa học để đẩy nhanh quá trình xem xét, đảm bảo tinh thần như các diễn giả vừa nói, cái quan trọng nhất là thông điệp với các nhà đầu tư khi Việt Nam quan tâm vấn đề đảm bảo lợi ích nhà đầu tư.

“Tôi nghĩ Chính phủ sẽ sớm có chương trình hành động cụ thể, làm việc với nhà đầu tư, các đối tượng được điều chỉnh, cách đặt vấn đề này như thế nào sẽ sớm được rút ra trong thời gian tới”, ông Hùng cho biết.

Nguồn: Kinh tế SG

Từ khoá: thuế tối tiểu, tính cạnh tranh, môi trường đầu tư, hiệu quả

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007392958
Go to top