Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnĐộng lực và tín hiệu tích cực phục hồi kinh tế năm 2022

Động lực và tín hiệu tích cực phục hồi kinh tế năm 2022

1 tang doanh so ban hang 1655692829Tháng 5/2022, ADB và BIDV dự báo: kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2-3,6% GDP; Việt Nam có thể đạt tăng trưởng 5,5-6% GDP (kịch bản cơ sở) và cao hơn trong năm 2023. Lạm phát mức 3,8-4,2% năm 2022 và duy trì mức 4% năm 2023...

Theo Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2022 xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực cho cho hồi kinh tế: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,3% so cùng kỳ năm 2021. Số doanh nghiệp thành lập mới (62.961) và quay lại hoạt động (35.615) lớn hơn số doanh nghiệp bị phá sản (6.901) và dừng hoạt động (64904). Vốn FDI thực hiện: 7,71 tỷ USD, tăng 7,8%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ: Tăng 9,7 %. Tổng xuất khẩu tăng 16,3%. Tổng nhập khẩu tăng 14.9%. Xuất siêu 516 triệu USD và thu hút khách du lịch quốc tế tăng tới 350,8% so cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, Việt Nam đang có cơ hội tích cực từ sự cải thiện môi trường đầu tư quốc tế và tuân thủ các cam kết hội nhập giúp Việt Nam cải thiện nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế quan trọng khác và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, tiêu biểu là Việt Nam lần đầu tiên đã chính thức được bước vào nhóm các nền kinh tế có "tự do trung bình" (Moderately Free) nhờ cải thiện Chỉ số tự do kinh tế, cũng như nằm trong Khoảng Tin cậy (từ khoảng 42 đến 47) trong xếp hạng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) của Liên hợp quốc. Đồng thời, ngày 26/5/2022 Việt Nam còn được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng “Ổn định”.

Với phương châm hành động năm 2022 mà Chính phủ xác định là “Phục hồi hiệu quả, Phát triển bền vững”, năm 2022, động lực phục hồi, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trước hết đến từ sự thành công của chiến lược tiêm phủ vắc-xin trên cả nước tạo tiền đề cho sự nới lỏng và dỡ bỏ các giãn cách xã hội diện rộng kéo dài…Nhờ đó, các hoạt động kinh tế đang được khôi phục bình thường trở lại. Động lực tăng trưởng còn được tiếp nối và khai thác từ sự kế tục thành quả đổi mới, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như nhờ xuất khẩu tăng trưởng, nhu cầu nội địa mạnh mẽ và vị thế điểm đến hàng đầu Đông - Nam Á về thu hút FDI, các quan hệ đối ngoại mở rộng vững chắc; chính sách tài khóa, nợ công linh hoạt và hiệu quả. 

Việt Nam đang và sẽ kỳ vọng vào động lực mới gia tăng từ các xu hướng tự động hóa và số hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ trong nhiều lĩnh vực. Năm 2022 sẽ là năm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành trên phạm vi toàn quốc, toàn dân và toàn diện, là năm đầu thực hiện các chiến lược mới về hạ tầng số, dữ liệu, công nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ số, chuyển đổi số báo chí...hướng mạnh đến mục tiêu năm 2025 cả nước có 100.000 doanh nghiệp công nghệ số, với ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ số đóng vai trò dẫn dắt, có năng lực cạnh tranh quốc tế, doanh thu trên 1 tỷ USD; có ít nhất 10 địa phương đạt doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin trên một tỷ USD; ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông dịch chuyển từ gia công, lắp ráp sang "Make in Viet Nam", tức làm sản phẩm tại Việt Nam, đạt trên 45%.

Động lực mới còn được kỳ vọng vào kết quả triển khai trên thực tế Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội thông qua chiều 11/1/2022, với tổng quy mô gói hỗ trợ gần 350.000 tỉ đồng (trong đó, hỗ trợ tài khóa khoảng 291.000 tỉ đồng; hỗ trợ tiền tệ khoảng 46.000 tỷ đồng, hỗ trợ qua các quỹ khác gần 10.000 tỉ đồng và một số khoản khác).

Ngoài ra, động lực và cơ hội tăng trưởng kinh tế năm 2022 còn được cộng hưởng và mở ra từ các giải pháp cần thiết đẩy mạnh giải ngân đầu tư công gắn với chống tham nhũng, lãng phí, sử dụng các nguồn lực hiệu quả và kiểm soát an toàn nợ công, lạm phát và nợ xấu, nới lỏng chính sách tiền tệ và cơ cấu lại nợ…  

Trong bối cảnh dịch bệnh có thể kéo dài, động lực phát triển năm 2022 được hội tự từ việc kích thích cả tổng cung và tổng cầu; cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn cả về thể chế hành chính, về tín dụng và về tài chính cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19;tiếp tục tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động, bảo đảm tính khả thi và tổ chức triển khai nhanh trong thực tế; đẩy nhanh cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt...; đẩy mạnh đa dạng hóa xuất khẩu, đáp ứng và khai thác các cơ hội mới từ các FTA quan trọng (như CPTPP, EVFTA); khuyến khích các mô hình kinh tế mới và mở rộng không gian kinh tế trong nước và tham gia sâu hơn vào cấu trúc đầu tư, trật tự thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu; thúc đẩy phát triển liên kết vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị, kinh tế đô thị, đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch; Gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội; phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam; chú trọng thực hiện chính sách người có công, bảo trợ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; nâng cao năng lực hệ thống y tế, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng để phục hồi và phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới.

Động lực và triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam năm 2022 cũng tùy thuộc quan trọng vào sự ổn định chung thị trường dầu mỏ, sự cân bằng khả năng kiểm soát lạm phát thế giới với yêu cầu giữ lãi suất cơ bản, lãi cho vay tín dụng ngân hàng không tăng cao và sự cải thiện các quan hệ căng thẳng địa chính trị thế giới, nhất là sự đối đầu toàn diện giữa các cường quốc lớn cả về quân sự và kinh tế…

Về tổng thể, kết quả và triển vọng phục hồi kinh tế cả cấp vĩ mô và vi mô, trước mắt và lâu dài tùy thuộc quyết định vào sự chủ động dự báo, thông tin, giữ vững lòng tin, hài hòa lợi ích, tránh cực đoan và cứng nhắc cả trong nhận thức và trong hành động vượt qua khủng hoảng; bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp hài hoà cả bàn tay nhà nước và bàn tay thị trường, coi trọng tính đồng bộ và chú ý đến tính 2 mặt của các giải pháp chính sách hỗ trợ toàn diện, thích hợp, kịp thời, hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp từ tất cả các cấp, ngành đơn vị chức năng trong hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022) và Nghị quyết số 11/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ trong triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình đã được Quốc hội thông qua...Tất cả nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, phấn đấu đạt tăng trưởng bình quân 6,5 - 7%/năm, lạm phát dưới 4%; các chỉ tiêu nợ công dưới mức cảnh báo Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 23/2021/QH15; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%...trong cả giai đoạn 2021 – 2025.

Nguồn: Doanh nghiệp Hội nhập

Từ khoá: GDP, chuyển đổi số, phục hồi kinh tế, tài khoá

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007371642
Go to top