Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnXây dựng Chính phủ điện tử hướng tới kinh tế số, xã hội số

Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới kinh tế số, xã hội số

Ngày 6/1, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 06 phê duyệt đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030". Đây là 1 đề án rất lớn, chưa từng có trong tiền lệ với mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam. Rất nhiều các thủ tục hành chính được cắt giảm, loại bỏ; các dịch vụ công trực tuyến tiến tới nâng lên cấp độ 4 và nhiều lợi ích khác tới đây người dân và doanh nghiệp được thụ hưởng trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

chính phủ điện tử

Năm 2021, Bộ Công an đã xây dựng và đưa vào vận hành chính thức khai thác Hệ thống CSDLQG về dân cư - một trong 6 CSDLQG cốt lõi.

Khai thác giá trị từ hệ thống quan trọng này, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng chính phủ, bộ, ngành, cơ quan xây dựng Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Tại hội nghị triển khai Đề án, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh: Đây là nền tảng quan trọng để triển khai các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp,các bộ, ngành, địa phương khẩn trương đẩy mạnh các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu để phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được xác định trong Đề án thực hiện kết nối, liên thông cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, cơ sở dữ liệu an sinh xã hội, thông tin vaccine, xét nghiệm COVID-19, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm xác thực chính xác thông tin nhất là các cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, thuế, hải quan, ngân hàng, giấy phép lái xe, bảo hiểm, y tế, giáo dụcvà sắp tới là đất đai, chứng khoán.

5 nhóm tiện ích cốt lõi được xây dựng, xác định mục tiêu lộ trình cụ thể trong Đề án. Tạo cơ sở quan trọng đưa hầu hết các dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 4.

Với việc kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và việc đưa vào vận hành Hệ thống định danh và xác thực điện tử, công dân sẽ được định danh số thống nhất, chính xác, mức độ tin cậy cao. Công dân chỉ phải cung cấp thông tin một lần khi thực hiện các thủ tục hành chính khác nhau.

Dự kiến chỉ riêng năm 2022, nếu hoàn thành việc tái cấu trúc, tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư phục vụ định danh, xác thực và giải quyết 25 thủ tục hành chính thiết yếu theo lộ trình của Đề án sẽ giúp tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Việc triển khai Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030" gắn với Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Người dân và doanh nghiệp không chỉ là đối tượng được thụ hưởng, cùng với đó, sự tham gia của người dân và các Bộ ngành là điều kiện quan trọng để Đề án về đích thành công việc thực hiện kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu để giải quyết các thủtục hành chính, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Với việc hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dữ liệu khách hàng của tập đoàn điện lực Việt Nam đã được kết nối, giờ đây, người dân khi đăng kí mới, thay thế thông tin trong hợp đồng mua bán điện được thực hiện dễ dàng trong hồ sơ giao dịch điện tử.

Doanh nghiệp này cũng sẽ tiết kiệm chi phí lớn trong công tác quản lý, vận hành cho việc kiểm tra, xác minh, lưu trữ thông tin, giấy tờ công dân.

Kết nối, tích hợp, phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực cùng với các ngành, lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, điện, nước, sẽ giúp doanh nghiệp trong các lĩnh vực này tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Đồng thời, giúp đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi tiêu cực như: trốn thuế; trục lợi bảo hiểm; rửa tiền; lừa đảo trên mạng.

Thực hiện đề án ngay trong quý I năm 2022, đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Tới đây người dân chỉ cần sử dụng duy nhất thẻ CCCD gắn chip điện tử được tích hợp nhiều trường thông tin quan trọng như thẻ Bảo hiểm y tế; thông tin đăng ký xe ô tô, giấy phép lái xe ô tô...sẽ được các Bộ Ngành đẩy mạnh việc tích hợp.

Dữ liệu dân cư là tài nguyên quan trọng. Cùng với dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử là cơ sở để chuyển đổi số trong cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số, hình thành công dân số, hoàn chỉnh hệ sinh thái số, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, và hiện thực hóa khát vọng về một Việt Nam hùng cường trong tương lai./.

Nguồn: ANTV

Từ khóa: chính phủ điện tử, định danh, giao dịch, hệ sinh thái số 

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007401331
Go to top