Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnHội thảo “Triển vọng thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu ngành dệt may trong tình hình mới” ngày 11/04

Hội thảo “Triển vọng thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu ngành dệt may trong tình hình mới” ngày 11/04

Trong những năm qua, Hoa Kỳ liên tục là đối tác thương mại quan trọng và là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 96,8 tỷ USD. Hoa Kỳ cũng là một trong 7 quốc gia Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, cùng với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc.

Với mong muốn cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin hữu ích về quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ, những quy định và lưu ý khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ, tận dụng các cơ hội thương mại mới khi hai quốc gia nâng tầm quan hệ, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế Thành phố phối hợp với Hội Dệt - May - Thêu - Đan Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Triển vọng thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu ngành dệt may trong tình hình mới”, vào ngày 11/4/2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo có sự tham dự của nhiều diễn giả, chuyên gia; cơ quan quản lý Nhà nước; các Hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dệt may và các cơ quan truyền thông báo đài trên địa bàn Thành phố.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Bà Khưu Thị Thanh Thủy, Tổng Thư ký Hội Dệt - May - Thêu - Đan Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Ngành dệt may Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ tiếp tục đối diện với hàng loạt khó khăn, chịu tác động bởi kinh tế thế giới và trong nước dẫn đến nhu cầu sản phẩm giảm. Bên cạnh đó là hàng loạt các chi phí đầu vào tăng như giá điện, giá cước vận tải, lương tối thiểu cùng các quy định mới từ thị trường xuất khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp dệt may ngoài tăng năng suất lao động, số hóa quản trị sản xuất, đầu tư vào chiều sâu để đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu mà còn đa dạng hóa thị trường để không bị gián đoạn sản xuất; tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do và các nước có quan hệ đối tác chiến lược.

1 ht 15.04.2024

Hình ảnh: Bà Khưu Thị Thanh Thủy, Tổng Thư ký Hội Dệt - May - Thêu - Đan Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc tại Hội thảo

Tại Hội thảo, Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP.HCM đã giới thiệu tới đại biểu những thông tin hữu ích để hỗ trợ doanh nghiệp nhận diện cơ hội, thách thức khi thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ trong tình hình mới. Theo ông, bối cảnh thế giới có nhiều biến động như biến đổi khí hậu (hạn hán, ô nhiễm môi trường, thiếu lương thực); xu hướng chuyển đổi xanh; xung đột quân sự; sự dịch chuyển chuỗi cung ứng (Hoa Kỳ chính sách friendshoring); CMCN 4.0; lạm phát các nước lớn; làm ảnh hưởng thương mại toàn cầu, tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm. Trong bối cảnh chung đó, ngành dệt may cũng chịu nhiều ảnh hưởng như chi phí đầu vào tăng; chi phí logistics tăng cao; mất lợi thế lao động giá rẻ, thiếu lao động có trình độ; yêu cầu đáp ứng tiêu chuẩn của Brand, ESG, thẩm định chuỗi cung ứng, phát triển bền vững. Ngoài ra, Việt Nam – Hoa Kỳ vừa nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại hai nước, dư địa xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ còn rất lớn. Tuy có nhiều cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhưng doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như Hoa Kỳ ban hành nhiều chính sách hạn chế nhập khẩu, tăng dần việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại; Đạo luật liên quan đến hàng dệt may; yêu cầu minh bạch thông tin; áp lực cạnh tranh với các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh; nguồn cung nguyên phụ liệu nhập khẩu Trung Quốc;…

2 ht 15.04.2024

 Hình ảnh: Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP.HCM

Ông Phùng Gia Đức – Phó trưởng phòng, Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương chia sẻ những lưu ý cho doanh nghiệp dệt may khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, ông cũng hướng dẫn doanh nghiệp dệt may ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Theo ông Phùng Gia Đức, giai đoạn 1995 – đến tháng 6/2023, các vụ việc điều tra phòng vệ của Hoa Kỳ chủ yếu là chống bán phá giá, trong đó 891 vụ khởi xướng điều tra với 628 vụ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Trong đó, các mặt hàng đã bị Hoa Kỳ điều tra phòng vệ thương mại chủ yếu là sắt thép, nguyên liệu cơ bản. Dệt may tuy chiếm rất ít nhưng nguy cơ trong thời gian tới vẫn có thể xảy ra. Trong thời gian qua Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng dệt may nhập khẩu chủ yếu là biện pháp chống trợ cấp. Vì vậy trong thời gian tới, ông Đức lưu ý các doanh nghiệp dệt may cần chủ động nâng cao năng lực phòng vệ thương mại thông qua việc xây dựng các lộ trình phát triển, xuất khẩu phù hợp, để giảm thiểu nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại.

3 ht 15.04.2024

Hình ảnh: Ông Phùng Gia Đức – Phó trưởng phòng, Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài,

Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương báo cáo tại Hội thảo

Ông Tô Thái Ninh – Trưởng phòng, Phòng Điều tra Bán phá giá và Trợ cấp, Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương đã giới thiệu tới đại biểu các quy định pháp luật trong điều tra, tính toán thuế chống bán phá giá. Theo ông, nếu bị áp thuế cao, doanh nghiệp, ngành hàng sẽ bị mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu do không cạnh tranh được với các đối thủ. Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực phòng vệ thương mại còn hạn chế, không đủ kinh nghiệm và nguồn lực để theo đuổi các vụ điều tra. Trong khi đó, các quy định điều tra phòng vệ thương mại thường khắt khe, yêu cầu cung cấp lượng thông tin lớn, thời gian chuẩn bị ngắn. Vì thế, để ứng phó thành công với các vụ điều tra, doanh nghiệp cần đầu tư nhân lực, trí lực, thời gian và tiền bạc cũng như sự tư vấn của luật sư là vô cùng cần thiết để đạt được biên độ phá giá hợp lý nhất. Việc lựa chọn luật sư tư vấn phù hợp và sớm là một yếu tố quan trọng. Bên cạnh việc chủ động chuẩn bị hồ sơ trả lời bản câu hỏi điều tra sớm, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước để có những tác động phù hợp, kịp thời đến các yếu tố của vụ việc.

Ở góc độ doanh nghiệp, Bà Lê Nguyên Trang Nhã, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Viking Việt Nam đã có những chia sẻ kinh nghiệm khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ. Bà cho biết, với xu thế của thế giới và Hoa Kỳ trong ngành may mặc, doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực đáp ứng các nhu cầu thế giới từ giá trị bền vững đến dòng sản phẩm đa dạng và cạnh tranh; năng lực sản xuất tiêu chuẩn quốc tế bằng: tín chỉ carbon, công nghệ sản xuất tiên tiến kỹ thuật cao, phát triển bền vững và minh bạch.

Hội thảo là cơ hội để doanh nghiệp dệt may và các bên liên quan có được nhiều thông tin hữu ích, hiểu rõ hơn về các xu thế mới trong ngành dệt may, nhận thức được các cơ hội, thách thức khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tình hình mới, thực tiễn điều tra phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ cũng như chia sẻ kinh nghiệm nhằm thúc đẩy xuất khẩu hành dệt may sang Hoa Kỳ trong thời gian tới.

4 ht 15.04.2024

Hình ảnh: Các đại biểu tham dự chụp hình kỉ niệm cùng chuyên gia tại Hội thảo

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian tới, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức nhiều chương trình thiết thực và hữu ích hơn đến các cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội doanh nghiệp và Hội ngành hàng.

Từ khóa: quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, phòng vệ thương mại, xuất khẩu

Nguồn: CIIS 

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007398906
Go to top