Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnTrung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP. HCM phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương tổ chức thành công khóa đào tạo: “Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa”.

Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP. HCM phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương tổ chức thành công khóa đào tạo: “Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa”.

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một giải pháp tiến bộ trong Hiệp định Thương mại hàng hóa trong ASEAN (ATIGA) và là xu hướng tất yếu trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục vận dụng hiệu quả các FTA mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, Trung tâm Hội nhập quốc tế phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức khóa đào tạo “Tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá năm 2020” tại Thành phố Hồ Chí Minh.

13.07-51

Hình: Ông Phạm Bình An – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP. HCM
phát biểu khai mạc tại Khóa đào tạo

Đến tham dự và phát biểu khai mạc khóa đào tạo, ông Phạm Bình An – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP. HCM cho biết: “Việt Nam đã tham gia 16 FTA, có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và là một trong những quốc gia tích cực hội nhập hàng đầu khu vực ASEAN. Đặc biệt, Việt Nam tham gia 02 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, có tiêu chuẩn và chất lượng cao là Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực 14/01/2019 và Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực từ 01/8/2020”. Việc ký kết và tham gia các FTA thế hệ mới này sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam, cụ thể là cắt giảm thuế quan gần như về 0% theo lộ trình từng Hiệp định; giúp mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu sang các nước đối tác sẽ tăng, củng cố thị trường truyền thống, khơi thông nhiều thị trường tiềm năng trên cơ sở thúc đẩy quan hệ với các đối tác chiến lược kinh tế quan trọng. Vì vậy, để tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan từ các FTA này thì yêu cầu quan trọng là các doanh nghiệp phải đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định đã cam kết trong từng Hiệp định.

Với vai trò là báo cáo viên tại Khóa đào tạo, bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã trình bày tổng quan về xuất xứ hàng hóa và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ tại các FTA Việt Nam tham gia. Đặc biệt, bà Hiền thông tin thêm một số nội dung chính của Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA sắp có hiệu lực. Với những thông tin cập nhật như Thông tư quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong EVFTA, cơ chế chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng xuất khẩu của Việt Nam đi các nước EVFTA; so sánh quy tắc xuất xứ hàng hóa EVFTA, GSP và một số FTA mà Việt Nam tham gia… Nội dung đã mang lại những thông tin hữu ích cho học viên trong việc phân biệt quy tắc xuất xứ hàng hóa của từng hiệp định và hiểu thêm về cơ hội do Hiệp định EVFTA mang lại.

Trong khóa đào tạo, ông Vũ Hùng Thịnh, Phó Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương – báo cáo viên tại Khóa đào tạo cũng đã trình bày về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cập nhật mới nhất về xuất xứ hàng hóa đến các học viên, từ đó là cơ sở để hướng dẫn các học viên thực hiện quy định xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất đối với trường hợp tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra, ông Thịnh còn hướng dẫn học viên trả lời bộ câu hỏi và chuẩn bị hồ sơ xác minh xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu… Qua đó nhằm hỗ trợ, giúp cho học viên hiểu rõ, nắm bắt và tận dụng được những ưu đãi từ Hiệp định; nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập sâu rộng của từng ngành nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng.

13.07-50

Hình: Ông Vũ Hùng Thịnh - Phó trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu,
Bộ Công Thương trao đổi và giải đáp thắc mắc của học viên

Tham dự khoá đào tạo, Ông Trần Ngọc Bình - Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương đã trình bày, so sánh về quy định GPS tự chứng nhận xuất xứ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam đi EU với quy định về C/O mẫu D điện tử trong ATIGA, đồng thời lưu ý một số vướng mắc thường gặp về C/O mẫu D điện tử trong ATIGA và hướng dẫn các doanh nghiệp cách chuẩn bị thông tin khai báo, đăng ký tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Điều này giúp các học viên nắm rõ hơn cách thức thực hiện khai báo xuất xứ hàng hóa, tạo sự chủ động, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp hơn so với quy trình xin cấp C/O truyền thống, đặc biệt là tận dụng ưu đãi thuế quan trong Chương trình thí điểm về Tự chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).

Khóa đào tạo được tổ chức trong 03 ngày, nội dung trọng tâm về quy tắc xuất xứ và thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ mẫu D theo Hiệp định ATIGA; so sánh quy tắc xuất xứ trong các FTA Việt Nam tham gia; hướng dẫn các doanh nghiệp vận dụng cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa, được trình bày theo 09 chuyên đề chính:

Chuyên đề 1: Tổng quan về xuất xứ hàng hóa

-        Tận dụng ưu đãi thuế quan FTA: Góc nhìn từ xuất xứ hàng hóa

-        Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cập nhật về xuất xứ hàng hóa

Chuyên đề 2: Nguyên tắc và tiêu chí xác định xuất xứ hàng hóa

-        So sánh quy tắc xuất xứ tại các FTA Việt Nam tham gia

Chuyên đề 3: Các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ

-        Phân biệt cơ chế tự chứng nhận xuất xứ tại các FTA Việt Nam tham gia

Chuyên đề 4: Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ theo ATIGA áp dụng từ 01/9/2020

Chuyên đề 5: Hướng dẫn quy định xác minh hồ sơ, xác minh xuất xứ đối với trường hợp tự chứng nhận xuất xứ 

Chuyên đề 6: Hướng dẫn thủ tục khai báo

-        Hướng dẫn thủ tục đề nghị cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ và quy trình đăng ký mẫu dấu, chữ ký của cán bộ ký chứng từ tự chứng nhận xuất xứ

-        Hướng dẫn khai báo trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ

Chuyên đề 7: Phụ lục Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR)

-        Bài tập về xác định xuất xứ hàng hóa theo PSR

Chuyên đề 8: Hướng dẫn thực hiện hồ sơ chứng minh hàng hóa đáp ứng xuất xứ

Chuyên đề 9: Tổng hợp kiến thức và ôn tập

-        Cách xác định xuất xứ hàng hóa

-        Quy trình tự chứng nhận và xác minh xuất xứ hàng hóa

Cuối Khóa đào tạo, các học viên phải trải qua kỳ thi sát hạch, nếu đủ điều kiện học viên sẽ được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành Khóa đào tạo Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa – một trong những tiêu chí bắt buộc để trở thành thương nhân tự chứng nhận xuất xứ.

13.07-49

Hình: Các báo cáo viên và học viên tham dự khóa đào tạo Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa năm 2020

Nguồn: CIIS

Từ khóa: quy tắc xuất xứ; tự chứng nhận xuất xứ; xuất xứ hàng hóa; C/O form D; Asean

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403052
Go to top