Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPRCEP cho thấy chủ nghĩa khu vực cởi mở vẫn còn nhiều khó khăn

recpCho dù hoàn toàn có ý định hay không, chính sách thương mại của Úc đang bao hàm yếu tố tự thân vốn hạn chế lợi ích lâu dài của đất nước. Canberra nhiệt tình chào đón các thỏa thuận có tiềm năng rõ ràng hướng đến mục đích đa dạng hóa thương mại để hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Cụ thể như Hiệp định Thương mại Tự do Úc - Anh (FTA) được ký kết vào tháng 12 năm 2021 và Hiệp định Hợp tác Kinh tế và Thương mại Úc - Ấn Độ được ký vào tháng 4 năm 2022. Hơn nữa, hiệp định quan trọng nhất sẽ thấy rõ được ​​Úc hội nhập chặt chẽ hơn trong hệ thống thương mại khu vực Đông Á dù cho Trung Quốc cố thủ hơn để trở thành trọng tâm của khu vực.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) gồm 15 thành viên, có hiệu lực vào đầu năm 2022, được mô tả là “khối thương mại được hợp nhất đầu tiên ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”. Nhưng với việc Ấn Độ từ chối tham gia RCEP vào phút cuối và Mỹ cũng không quan tâm đến việc tham gia dẫn đến mục đích liên kết thỏa thuận nhằm xây dựng khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương – để cố gắng làm giảm sự ảnh hưởng về kinh tế và chiến lược của Trung Quốc – đã bị đứt gãy.

Quan trọng là với tư cách là thành viên hiệp định RCEP, Úc thừa nhận tầm quan trọng của khối ASEAN. ASEAN đã khởi xướng RCEP và xem trọng việc hội nhập kinh tế, bao gồm cả với Trung Quốc, là nguồn gốc tạo sự thịnh vượng và an ninh của khu vực. Đặc khu hành chính Hồng Kông (SAR) đã nộp đơn đăng ký xin gia nhập.

Mặc dù các cơ hội tiếp cận thị trường mới mà RCEP dành cho Úc còn hạn chế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khuyến nghị về việc tham gia và nhấn mạnh rằng tầm quan trọng của nó nằm ở việc “tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập chuỗi cung ứng ngày càng tăng” thông qua việc đơn giản hóa và hài hòa các quy tắc, tiêu chuẩn thương mại trong khu vực. Nghĩa là, cải cách này sẽ dẫn đến tăng tỷ trọng thương mại nội khối RCEP nhiều hơn.

Các động lực kinh tế phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là cung cấp thêm sản lượng và sức mua, có nghĩa là kim ngạch nhập khẩu của 11/15 quốc gia thành viên đã chiếm hơn ½ giá trị tổng nhập khẩu. Trong trường hợp xuất khẩu, 9 quốc gia thành viên đã vượt ngưỡng tương tự.

Tỷ trọng nền kinh tế của Trung Quốc là vượt trội, chiếm 51% tổng GDP của thành viên RCEP. Đặc khu hành chính Hồng Kông sẽ là thành viên lớn thứ 8. Không có thành viên nào khác tiến gần thị trường hoặc có khả năng trở nên nổi bật hơn trong chuỗi cung ứng nội khối. Theo dự báo mới của Bộ Ngân khố của Khối thịnh vượng chung, tỷ trọng của Trung Quốc hiện nay tăng từ 19% GDP toàn cầu lên 24% vào năm 2035.

Một yếu tố khác trong RCEP sẽ làm tăng trọng lượng của Trung Quốc là cam kết của Bắc Kinh trong việc cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận thị trường. Trong khi các doanh nghiệp Úc đã được hưởng ưu đãi tiếp cận thông qua FTA Trung Quốc - Úc, thì giờ đây, tất cả các thành viên được đề nghị cắt giảm thêm 20% số dòng thuế của Trung Quốc với mức giảm nhượng thuế trung bình là 10 điểm phần trăm trên mỗi dòng. Sau khi được triển khai hoàn toàn, Nhật Bản sẽ có tỷ lệ dòng thuế không cam kết cao hơn Trung Quốc ở mức 12% so với 9%.

Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) của chính quyền Biden, được khởi động vào tháng 4 năm 2022, đã được coi là “đối trọng” với ảnh hưởng trong khu vực của Trung Quốc và là “mô hình mới” về cam kết kinh tế đáng mong đợi của Washington. Nhưng những tuyên bố này khó được thực hiện một cách nghiêm túc.

Có thể nói, những gì Nhà Trắng đã làm được sau 18 tháng chính là tuyên bố "khởi động các cuộc thảo luận chung hướng đến những phiên đàm phán trong tương lai". Và khác biệt với các cam kết của Bắc Kinh trong RCEP, cam kết về mở thị trường từ phía Mỹ hoàn toàn bị bị qua Cũng không có kết luận cho bất kỳ “cuộc đàm phán trong tương lai'” nào được cho là có giá trị ràng buộc.

Mặc dù nhiều thành viên RCEP đã tham gia các cuộc thảo luận của IPEF, bao gồm cả Indonesia có tỷ trọng lớn trong khối ASEAN, nhưng Mỹ xem nhẹ những đóng góp của các quốc gia này, đặc biệt việc loại trừ đối tác kinh tế quan trọng nhất của họ là Trung Quốc.

Vào ngày 26 tháng 5 năm 2022, Thủ tướng Singapore - Lý Hiển Long đánh giá về hiệp ước khu vực, ông tuyên bố rằng Singapore sẽ tham gia vào khuôn khổ IPEF, nhưng tốt hơn là nền kinh tế của Trung Quốc nên hội hập với khu vực hơn là để nó tự hoạt động theo quy tắc khác”. Cựu thủ tướng Malaysia- Mahathir Mohamad thẳng thừng hơn khi cho rằng “một nhóm loại trừ Trung Quốc” là về chính trị chứ không phải về kinh tế.

Cũng như bất kỳ hiệp định thương mại, không có gì đảm bảo rằng các quy tắc của RCEP sẽ luôn được chú ý đến. Thực tế đã cho thấy, việc ban hành các quy tắc không khiến Bắc Kinh lập tức rút lui chiến dịch kéo dài 2 năm nhằm làm hạn chế hàng xuất khẩu của Úc. Nhưng tác động tiêu cực của các lệnh trừng phạt này đã bị giảm đi đáng kể do sự mở cửa thị trường và thương mại đa phương, dựa trên hệ thống quy tắc phù hợp và vững chắc của RCEP.

Đồng thời, được hỗ trợ bởi các sáng kiến ​​khác như Thỏa thuận về Cơ chế Trọng tài phúc thẩm tạm thời nhiều bên (MPIA), một hệ thống thay thế để giải quyết các tranh chấp WTO mà Úc và Trung Quốc đã ký kết, RCEP cung cấp một khuôn khổ mang tính xây dựng để quản lý các mâu thuẫn - bao gồm cả những mâu thuẫn trong lĩnh vực địa chính trị. Mô hình thay thế chủ nghĩa bảo hộ cực đoan hoặc đề xuất về hệ thống thương mại phân nhánh được cổ vũ bởi những cá nhân cam kết chống cuộc chiến tranh Lạnh mới có thể được xem là sự bế tắc của việc thúc đẩy lợi ích trong khu vực

RCEP chứng minh rằng đối với tất cả những căng thẳng địa chính trị đang thể hiện giữa các thành viên như Úc và Trung Quốc trong nửa thập kỷ qua, vẫn có nhiều cam kết chung hỗ trợ cho tương lai khu vực Đông Á được ủng hộ bởi khối ASEAN.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: Hiệp định RCEP, khuôn khổ IPEF, Quan hệ Trung Quốc – Úc, Mỹ- Trung, chủ ngĩa khu vực 

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007392592
Go to top