Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANTin tứcDoanh nghiệp châu Âu không còn quá mặn mà với FTA EU-Philippines

Doanh nghiệp châu Âu không còn quá mặn mà với FTA EU-Philippines

cangtrungquoc

Một cuộc thăm dò mới đây tiết lộ, tâm trạng háo hức của doanh nghiệp EU dành cho hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa liên minh châu Âu (EU) và Philippines đã suy giảm, kể từ khi các cuộc thảo luận giữa hai phía bị đình trệ, mặc dù các doanh nghiệp vẫn đánh giá đây là một thỏa thuận quan trọng.

Đây là báo cáo khảo sát thường niên lần thứ năm được tiến hành bởi Hội đồng kinh doanh EU-ASEAN, dùng làm kim chỉ nam cho doanh nghiệp EU khi kinh doanh tại Đông Nam Á, giúp các doanh nghiệp nắm bắt về các vấn đề như: điều kiện vĩ mô, môi trường chính sách và quy định, cũng như diễn biến tình hình các FTA đa phương và song phương trong khu vực.

Kết quả khảo sát được công báo vào cuối tuần trước, được hoàn thành nhờ vào sự hỗ trợ của Phòng Thương mại Châu Âu (EuCham) tại 10 quốc gia Đông Nam Á.

Philippines hiện đang hưởng thuế quan bằng 0 đối với 6,274 dòng thuế, theo chương trình ưu đãi thuế quan đặc biệt của EU, hay còn gọi là GSP+. Tuy nhiên, hiện đang có những lo ngại cho rằng Philippines có rủi ro không được tiếp tục hưởng ưu đãi, vì các vấn đề nhân quyền dưới thời của chính quyền Tổng thống Rodrigo R.Duterte.

Dưới thời chính quyền trước đây, các quan chức chính phủ đã hi vọng sẽ nâng cấp GSP+ lên thành một hiệp định thương mại tự do với EU. Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines cho biết, dựa trên số lượng thương mại của EU, tỷ lệ tận dụng GSP+ của Philippines đã tăng từ 68% năm 2015 lên 73% năm 2018. Doanh thu xuất khẩu của Philippines vào EU cũng đã tăng tương ứng, từ 6.68 tỷ Euro năm 2015 lên 7.49 tỷ Euro năm 2018. Các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao nhất của Philippines theo GSP+ là cầu cọ thô và cá ngừ đóng hộp.

Trong đợt khảo sát mới đây nhất về niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, 59% người trả lời cho biết họ đánh giá các cuộc thảo luận FTA là quan trọng. 27% có lập trường trung lập về vấn đề này, 5% cho rằng các cuộc thảo luận là không quan trọng, trong khi 9% thì không chắc chắn.

“Malaysia và Thái Lan tiếp tục là những lựa chọn thay thế tốt nhất tiếp theo, mặc dù hiện nay Malaysia đang vươn lên vị trí thứ hai và Thái Lan đang tụt lại vị trí thứ ba. Vì Indonesia và Philippines đang trong quá trình đàm phán với EU, chúng tôi không yêu cầu người trả lời phải xếp hạng thứ tự ưu tiên đối với hai quốc gia này”, báo cáo khảo sát cho biết.

Kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp châu Âu gần như ủng hộ tuyệt đối việc đẩy nhanh các thỏa thuận thương mại. “Hầu hết những người được hỏi đều cho rằng EU nên tăng tốc đàm phán các hiệp định thương mại với ASEAN, cho dù là hiệp định song phương hay hiệp định liên khu vực”.

Khảo sát cũng cho thấy phần lớn người được hỏi tiếp tục mong muốn được chứng kiến một FTA liên khu vực giữa EU và ASEAN, và ước ao được chứng kiến việc đó diễn ra ‘ngay lập tức’.

Người tham gia khảo sát cũng đánh giá cao hiệp định ở cấp độ khu vực hơn là các thỏa thuận song phương giữa EU và từng thành viên ASEAN.

“Tuy nhiên, tỷ lệ số người yêu thích FTA khu vực so với FTA song phương đã giảm từ 87% xuống còn 72%. Điều này có lẽ là do cộng đồng doanh nghiệp không nhìn thấy các tiến độ hữu hình trong tiến trình đàm phán hiệp định liên khu vực, mà chỉ thấy rằng các FTA song phương với Singapore và Việt Nam đã được ký kết”.

Hơn một nửa số người trả lời tin rằng việc thiếu một FTA liên khu vực đang đặt doanh nghiệp của họ vào tình thế bất lợi chung so với các đối thủ cạnh tranh đến từ các quốc gia đã có hiệp định thương mại với ASEAN. Các nước này bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand.

“Tuy nhiên, số người cho rằng doanh nghiệp EU gặp vị thế bất lợi cũng đã giảm tương đối so với năm trước. Cũng như trước đây, các doanh nghiệp sản xuất là đối tượng nhạy cảm hơn với lợi thế cạnh tranh, có lẽ bởi vì bản thân các doanh nghiệp này có nhu cầu di chuyển hàng hóa qua lại biên giới nhiều hơn các doanh nghiệp khác”.

“Số lượng các doanh nghiệp sản xuất cảm thấy họ bị bất lợi khi không có hiệp định liên khu vực cũng đã giảm đáng kể”.

Nhìn chung, các doanh nghiệp châu Âu tỏ ra lạc quan về thị trường ASEAN. Tâm lý lạc quan vẫn còn cao, với 74% người tham gia khảo sát nhận định rằng, thị trường ASEAN sẽ ngày càng trở nên quan trọng trên thế giới về mặt doanh thu trong hai năm tiếp theo.

Trong số những người được hỏi, 73% cũng kỳ vọng lợi nhuận từ hoạt động của họ trong khu vực sẽ tăng trong năm nay. Các doanh nghiệp châu Âu tại ASEAN cũng tiếp tục xem khu vực như một trong những cơ hội kinh tế tốt nhất trong vòng 5 năm tiếp theo.

Nguồn: bworldonline

Từ khóa: doanh nghiệp châu Âu, mặn mà, FTA EU-Philippines

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402614
Go to top