Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANTin tứcASEAN mạnh tay ngăn chặn nhập khẩu phế liệu

ASEAN mạnh tay ngăn chặn nhập khẩu phế liệu

phelieu

Sau khi gửi trả các container rác thải về lại những nền kinh tế phát triển, các nước Đông Nam Á đang triển khai những công cụ pháp lý để chống lại việc bị đối xử như bãi rác thải của những nước giàu.

Ngày 22/7, Quốc hội Philippines đã thảo luận về một dự luật nhằm cấm nhập khẩu mọi loại phế thải. Động thái này diễn ra sau khi Philippines gửi trả 69 container phề thải về lại Canada.

Thượng nghị sĩ Philippines Franklin Drilon, người đề xuất dự thảo luật, đã tuyên bố rằng ông hi vọng động thái này sẽ “gửi đi một thông điệp rõ ràng đến các nước khác rằng Philippines không phải bãi chứa rác thải.”

Ông nói: “Chúng ta phải ngăn cấm nhập khẩu mọi loại thế thải và phế liệu, kể cả những vật liệu tái chế. Chúng ta không được phép biến đất nước mình thành bãi rác”.

Trong những tuần qua, Malaysia, Indonesia và Campuchia cũng đã gửi trả các lô hàng phế thải về Mỹ, , Australia, Canada, các nước Tây Âu và Nhật Bản.

Tuy nhiên, gửi trả lô hàng phế thải chỉ mới là bước khởi đầu. Giống như Philippines, các nước Đông Nam Á khác đã tuyên bố triển khai kế hoạch cấm hoặc hạn chế nhập khẩu đối với mọi loại phế thải.

Thái Lan đang hướng đến ngưng nhập khẩu mọi loại phế liệu nhựa từ nước ngoài vào năm 2021. Việt Nam cũng đã ngưng cấp giấy phép nhập khẩu phế liệu giấy, nhựa, kim loại và các loại phế liệu khác, và điều tra xử lý các lô hàng nhập khẩu trái phép. Bộ Lâm nghiệp và Môi trường Indonesia cũng lên kế hoạch siết chặc các quy định về nhập khẩu phế liệu giấy.

Abigail Aguilar, một nhà vận động chiến dịch của tổ chức Greenpeace tại Philippines, đã hoan nghênh những động thái chống lại phế liệu nhập khẩu. Nhưng bà cho rằng, chìa khóa để ngăn chặn các nước công nghiệp hóa đẩy rác thải sang Đông Nam Á không chỉ nằm ở những chính sách đơn phương, mà còn cần đến nỗ lực chung của khu vực.

Bà Aguilar chia sẽ với tờ China Daily: “Điều đáng mừng là một số nước đã có chính sách chống lại phế liệu nhập khẩu, nhưng chỉ vậy thì chưa đủ. Điều gì sẽ xảy ra khi một nước Đông Nam Á cấm nhập khẩu phế liệu? Các nhà xuất khẩu chỉ cần chuyển sang những nước láng giềng với quy định thoáng hơn.”

Các nước phát triển đã chuyển hướng sang Đông Nam Á sau khi Trung Quốc bắt đầu cấm nhập khẩu phế liệu vào năm ngoái. Trước đây, Trung Quốc là nơi tiếp nhận 45% khối lượng phế liệu nhập khẩu của thế giới.

Theo một báo cáo của Greenpeace có tên “Đông Nam Á chật vật chống lại hoạt động mua bán phế liệu nhựa”, phát hành hồi tháng 6, khối lượng phế liệu nhựa nhập khẩu vào khu vực đã tăng 171%, lên thành 2,26 triệu tấn trong năm 2018.

Tổ chức môi trường này cho rằng một số lô hàng nhập khẩu là được vận chuyển trái phép dưới vỏ bọc “vật liệu tái chế”, mặc dù chúng là nhựa độc hại hoặc bị trộn lẫn với những loại phế thải khác.

Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) cho biết, mỗi ngày tại Đông Nam Á, khối lượng chất thải rắn đô thị được tạo ra theo bình quân đầu người là 1,14kg. Chỉ có Singapore là ngoại lệ, do nước này sở hữu một hệ thống quản lý rác thải hiệu quả. UNEP cho biết hầu hết các nước Động Nám Á chỉ biết xử lý rác thải bằng cách đốt chúng đi.

Greenpeace và các tổ chức môi trường khác trong khu vực đang kêu gọi 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bổ sung lệnh cấm nhập khẩu phế liệu vào chương trình nghị sự chung của khối khu vực, và đảm bảo rằng mọi nước thành viên ASEAN đều phê chuẩn Công ước Basel.

Công ước Basel là một hiệp ước quốc tế ra đời vào năm 1989, hướng đến cắt giảm hoạt động vận chuyển rác thải độc hại giữa các nước.

Các nhà môi trường học cho rằng việc cấm nhập khẩu phế thải chỉ giải quyết được một phần bất cập trong hoạt động giao dịch phế thải trên toàn cầu. Các nhà hoạch định chính sách cũng cần tập trung vào toàn bộ vòng đời của rác tái chế - bắt đầu với khâu sản xuất – để có thể tái chế các sản phẩm nhựa.

Chia sẽ với tờ China Daily, Aileen Lucero, một điều phối viên quốc gia thuộc Liên minh EcoWaste tại Philippines, đã thúc giục giới sản xuất công nghiệp chuyển sang áp dụng các hệ thống đóng gói và giao nhận bền vững.

Fajri Fadhillah, nhà nghiên cứu tại Trung tâm về Luật Môi trường Indonesia, cho rằng việc siết chặc các quy định nhập khẩu phế thải là chưa đủ, mà các nhà sản xuất nhựa cũng phải tìm cách tạo ra những sản phẩm có thể tái chế và không chứa thành phần độc hại.

Danny Marks, trợ lý giáo sư khoa nghiên cứu môi trường tại Phòng Nghiên cứu Châu Á và Quốc tế, Đại học Hong Kong, cho biết chỉ 9% sản lượng nhựa trên thế giới hiện nay đã được tái chế.

Ông nói: “Khối lượng này là quá ích. Vậy nên, các nước phương Tây nên cải thiện triệt để hơn cơ sở hạ tầng và quản lý tái chế của họ.”

Nguồn: China Daily

Từ khóa: ASEAN, nhập khẩu phế liệu, hội nhập kinh tế, phát triển bền vững

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403601
Go to top