Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANTin tứcNhững thách thức đang chờ đợi Thái Lan trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN

Những thách thức đang chờ đợi Thái Lan trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN

ThaiLanAseanChairman

Nhà báo Patpon Sabpaitoon cho biết, trước các mối đe dọa bên ngoài như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, thì những quyết định đúng đắn từ lãnh đạo của khối ASEAN trong năm nay trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Vào tThứ ba vừa qua (1/1), Thái Lan đã bắt đầu đảm nhận chức chủ tịch ASEAN năm 2019, cũng như đối mặt với các mối đe dọa và thách thức sắp đến. Các chuyên gia cảnh báo rằng Thái Lan và ASEAN sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng cho các ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và nỗ lực nhiều hơn để thúc đẩy tự do thương mại.

Piti Srisangnam, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ASEAN của Đại học Chulalongkorn, dự đoán rằng năm nay sẽ rất quan trọng đối với khối ASEAN khi mà có vô số vấn đề Thái Lan phải giải quyết với tư cách là chủ tịch ASEAN.

Ông Piti cho biết, những tranh chấp đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, bao gồm cả khả năng các doanh nghiệp Mỹ phải dời cơ sở sản xuất về quê nhà, sẽ khiến ASEAN gặp rủi ro vì điều này có thể làm gián đoạn chuỗi giá trị toàn cầu trong khối.

Đối với ASEAN, để tránh được các tác động lan tỏa từ cuộc chiến thương mại, khu vực này cần đẩy nhanh quá trình hoàn tất các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), ASEAN+6 và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Ông Piti phát biểu: "Thái Lan, với cương vị chủ tịch, sẽ giúp ASEAN đứng vững và đảm bảo duy trì lập ủng hộ thương mại tự do và mở cửa của khối".

Vị trợ lý giáo sư cũng cho biết thêm, sự ác cảm giữa Nhật Bản và Trung Quốc có thể dẫn đến cả hai quốc gia cùng chuyển hướng đầu tư trực tiếp vào các quốc gia khác trong khu vực, bao gồm cả các thành viên ASEAN, tạo ra một tình huống cùng có lợi (win – win) cho tất cả các bên.

Ông Piti cũng cho rằng chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương đang được quảng bá mạnh mẽ, với nhiều hoạt động ở eo biển Malacca và trong chính khu vực ASEAN, gần như chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho các quốc gia thành viên.

Ông cho biết: "ASEAN chính là cầu nối giữa Ấn Độ và Thái Bình Dương, vì thế không thể bỏ qua khối ASEAN khi thực hiện kế hoạch này.

“Các hiệp định thương mại tự do sẽ có lợi cho Thái Lan và toàn bộ khối ASEAN. Lĩnh vực xuất khẩu của Thái Lan đang dần chững lại, vì thế nước này cần RCEP hơn bao giờ hết.”

“Thái Lan đã trải qua ​​một thời kỳ tăng trưởng, nhưng hiện tại, nước này đang trên bờ vực suy thoái.”

“Chúng tôi cũng điều chỉnh các kế hoạch cho phù hợp với chương trình “Thái Lan+1”, tập trung vào các nền kinh tế mới nổi ở các nước CLMV (bao gồm: Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam). Tuy nhiên, các thị trường mới nổi cũng đang bước vào đoạn phát triển chậm lại. Do đó, giải pháp thay thế là dựa vào thương mại tự do với các đối tác rộng lớn hơn."

Kaewkamol Pitakdumrongkit, phó giám đốc và là trợ lý giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu đa phương, Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam (RSIS), Singapore, nhấn mạnh lại mối lo ngại rằng mối đe dọa lớn nhất đối với ASEAN vào năm 2019 sẽ là ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, và việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.

biết: "Tôi không nghĩ rằng thỏa thuận ngừng chiến trong 90 ngày sẽ chấm dứt căng thẳng và xung đột giữa hai cường quốc này. Đối với Trung Quốc, việc mua hàng hóa từ Mỹ để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Bắc Kinh là dễ dàng. Nhưng để Trung Quốc có thể triển khai những chính sách giải quyết các vấn đề bất công trong thương mại đạt mức mà Chính quyền Trump hài lòng sẽ vô cùng khó khăn trong khung thời gian 90 ngày".

Do đó, bà Kaewkamol nhận định rằng những căng thẳng sẽ còn kéo dài qua tháng ba năm nay, và kết quả là các nền kinh tế khu vực có thể chịu ảnh hưởng từ hậu quả của cuộc chiến.

Bà Kaewkamol nói thêm: "Việc tăng lãi suất của Fed có thể dẫn đến sự bất ổn về tài chính cho một số nền kinh tế, như đã thấy trước đây ở Indonesia và Philippines. Lần tăng lãi suất tiếp theo có thể làm cho dòng vốn chảy khỏi một số nền kinh tế của khu vực và gây ra bất ổn tài chính hoặc thậm chí khủng hoảng".

Trong khi đó, với tư cách là chủ tịch của ASEAN, Thái Lan có thể tỏa sáng trong lĩnh vực an ninh. Với thế mạnh là một quốc gia không nằm trong vùng tranh chấp lãnh thổ như tại Biển Đông sẽ cho phép Thái Lan giữ vai trò là một trọng tài độc lập.

Liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, bà đưa ra phát biểu: "Vai trò của chúng tôi như đã từng là điều phối viên trong mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc là một trường hợp điển hình. Nhóm MFA từng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra tham vấn không chính thức đầu tiên cho CoC."

Bà tuyên bố rằng tiến trình đàm phán RCEP có thể sẽ có nhiều tiến bộ hơn vào khoảng nửa cuối năm 2019. Theo bà: "Bởi vì Ấn Độ, Indonesia, Úc và Thái Lan đều sẽ có cuộc bầu cử trong nửa đầu năm 2019, nên họ sẽ tập trung hơn vào các vấn đề trong nước. Tiến trình đàm phán RCEP dự kiến ​​sẽ ít tiến triển trong nữa đầu năm".

Hơn nữa, RCEP cũng đang đối mặt với những thách thức lớn, chẳng hạn như sự thiếu đường lối lãnh đạo rõ ràng và sự khác biệt nổi cọm giữa các bên đàm phán trong một số vấn đề. Bà nghi ngờ về khả năng các thành viên có thể hoàn tất ký kết hiệp định vào năm 2019.

Về sự chuẩn bị của đất nước để tiếp nhận vị trí lãnh đạo khu vực, ông Piti cho biết, các công chức và những cơ quan như Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng đã sẵn sàng nhưng những nỗ lực của họ cần có sự phối hợp nhiều hơn.

nhấn mạnh rằng nhân quyền là mối quan tâm lớn đối với ASEAN, không chỉ ở bang Rakhine (Myanmar) mà còn ở Philippines và Lào. Ông lên tiếng cảnh bảo: "Về vấn đề này, chính sách không can thiệp hiện tại có thể hủy hoại sự thống nhất của khối".

Tuy nhiên, ông cho rằng chìa khóa để giải quyết vấn đề là làm việc theo cách thức không đối đầu lẫn nhau. Ví dụ, xung đột giữa các nước ASEAN có thể được giải quyết một cách không chính thức. Sự can thiệp của Indonesia vào vấn đề tranh chấp đền Preah Viget năm 2013 giữa Thái Lan và Campuchia đã kết thúc bằng một giải pháp hòa bình, là một ví dụ điển hình cho việc này.

Nguồn: Bangkok post

Từ khóa: Thái Lan, Chủ tịch ASEAN 2019, thách thức, chiến tranh Mỹ - Trung, hiệp định thương mại tự do, CPTPP, RCEP

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401748
Go to top