Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtTrung Mỹ căng thẳng vì TPP

Trung Mỹ căng thẳng vì TPP

TPP-textile

Lượng hàng dệt may xuất khẩu của Trung Mỹ dự kiến ​​sẽ tăng trưởng chậm trong năm 2016 vì Việt Nam tiếp tục giành được thị phần Mỹ, khiến khu vực Trung Mỹ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh căng thẳng và buộc phải đưa ra các chiến lược mới.

Theo bà Karin de Leon, Giám đốc Hội đồng ngành dệt may Cộng hòa Dominica – khu vực Trung Mỹ (the Central America - Dominican Republic Apparel and Textile Council) (gọi tắt là Cecatec), hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã khiến nhiều nhà đầu tư chuyển hướng đến Việt nam.

Việt Nam đã giành thị phần của Trung Mỹ ở Mỹ - thị trường quần áo lớn nhất thế giới năm 2015, với thị phần của Việt Nam chiếm 11,48% hàng may mặc nhập khẩu vào thị trường Mỹ, trong khi thị phần của toàn bộ khu vực Trung Mỹ chỉ chiếm 11,26% tại thị trường này. Trong năm 2014, thị phần của Việt Nam tại thị trường Mỹ là 10,73%, còn thị phần của khu vực Trung Mỹ là 11,67%.

Bà Leon dự báo, lượng hàng xuất khẩu theo DR-CAFTA (Hiệp định thương mại tự do Cộng hòa Dominica - Trung Mỹ gồm Mỹ, Guatemala, El Salvador, Honduras, Nicaragua, Costa Rica và Cộng hòa Dominican) có thể tăng 2% (tức 8,6 tỷ USD) trong năm 2016. Con số này thấp hơn một chút đối với năm 2015 (2,3%), nhưng chỉ bẳng một nửa so với thời gian trước năm 2013 (4% - 5%) vì suy thoái kinh tế Mỹ khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh.

Đi ngược lại CA-DRFTA?

Vào mùa hè năm 2014, các doanh nghiệp dệt may đã lo ngại Trung Mỹ có thể mất 6 tỷ USD trong ba năm đầu tiên của TPP nếu Việt Nam không cần phải tuân theo quy tắc “từ sợi trở đi” khi tham gia hiệp định này. Mặc dù điều trên đã không xảy ra, nhưng Mỹ đã đưa chương trình IPA (Import Program Allowance) cùng các quy tắc linh hoạt hơn về vấn đề nguồn cung cấp vào TPP so với DR-CAFTA mà Mỹ đã ký với các nước khu vực Trung Mỹ. Do vậy, các nước Trung Mỹ vẫn lo ngại họ phải chịu những tổn thất lớn từ TPP.

Các điều khoản này đi ngược lại tinh thần mang lại sự tiến bộ cho khu vực Trung Mỹ và xây dựng quan hệ đối tác cung ứng đáng tin cậy giữa khu vực này và Mỹ theo DR-CAFTA.

IPA được xem là một TPL (Tariff Preference Level) ngược, vì IPA cấp cho Việt Nam một mức “tín dụng nhập khẩu” lên đến 70% từ những nước như Trung Quốc đối với mỗi mét vuông vải Mỹ mà Việt Nam sử dụng cho đến năm 2021. Trong khi đó, Nicaragua đã từng cố gắng đàm phán điều kiện linh hoạt nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước bên ngoài CA-DRFTA nhưng đã không thành công.

Trung Mỹ lo ngại Việt Nam sẽ mua rất nhiều nguyên liệu của Trung Quốc khiến chuỗi dệt may của khu vực Trung Mỹ bị ảnh hưởng.

Mặc dù Việt Nam sẽ phải thay đổi cho phù hợp với quy tắc “từ sợi trở đi” của hiệp định TPP và cũng phải mất nhiều năm thì thuế mới được hoàn toàn miễn trừ, nhưng theo bà Leon nhận định, Trung Mỹ vẫn phải đối mặt với khoản lỗ rất lớn khi Việt Nam tăng trưởng thị phần của mình.

Việt Nam tăng gấp đôi sản xuất dệt may nhờ TPP

Theo bà Leon, chính phủ Việt Nam đã có một chiến lược rất tích cực nhằm phát triển ngành công nghiệp dệt may, đồng thời xây dựng các nhà máy hơn và tăng gấp đôi năng lực sản xuất trong vòng 5-10 năm tới. Hiệp định TPP đã được ký kết, và điều mà các nước Trung Mỹ cần làm bây giờ là phải cùng nhanh chóng hành động.

Cecatec hy vọng chiến lược mới của các nước Trung Mỹ sẽ được nhanh chóng thực hiện vào cuối năm 2016. Bà Leon không cung cấp chi tiết nội dung chiến lược này, nhưng cho biết mục đích của chiến lược là nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh của khu vực trong phân khúc thời trang nhằm khiến thị trường Mỹ quen thuộc với các nhãn hiệu từ khu vực Trung Mỹ.  

Bà Leon cho biết, Trung Mỹ sẽ có cơ hội trong lĩnh vực hàng dệt may tổng hợp và hàng dệt thoi – những mặt hàng mà Việt Nam sẽ phải mất từ 10 đến 12 năm mới đưa được vào thị trường Mỹ. Theo bà Leon, các lĩnh vực trên cũng liên quan đến các mặt hàng như trang phục thể thao, quần nữ và váy nữ, quần đùi, áo lót nữ, đồ ngủ, và áo jacket nữ - những mặt hàng vốn được hưởng các quy định về nguồn gốc xuất xứ linh hoạt, cho phép các nhà sản xuất nhập vải từ Colombia hay Trung Quốc.

Các cuộc họp giữa Trung Mỹ và ác quan chức thương mại và quốc hội Mỹ vào cuối tháng 12/2015 đảm bảo rằng Mỹ sẽ không từ bỏ khu vực Trung Mỹ.

"Mỹ đang cân nhắc lợi ích trong khu vực Trung Mỹ vì khu vực này là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng của Mỹ", bà Leon cho biết.

Mở rộng phân khúc

Các thành viên của Ủy ban cách thức và phương tiện của Quốc hội Mỹ (Congress's Ways and Means committee) cho thấy họ sẵn sàng giao vấn đề lo ngại của khu vực Trung Mỹ cho các nhà lập pháp khi họ bắt đầu soạn thảo quy định thực hiện của hiệp định TPP. Trung Mỹ hy vọng Mỹ sẽ đưa ra các quy tắc xuất xứ nghiêm khắc, đảm bảo Việt Nam sẽ loại bỏ các trợ cấp không công bằng cho ngành công nghiệp dệt may, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn lao động cùng các quy định khác.

Tuy vậy, hiện tại Trung Mỹ vẫn có thời gian để lập kế hoạch đối phó và tiến hành thực hiện. Bà Leon cũng cho biết bà hy vọng hiệp TPP không được chấp thuận cho đến khi cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11/2016 của Mỹ kết thúc, tức là việc phê duyệt hiệp định TPP sẽ bị trì hoãn đến năm 2017 hoặc năm 2018.

Ông Alejandro Ceballos, phó chủ tịch hội thương mại Vestex của Guatemala, cho biết các công ty Mỹ vẫn quan tâm đến Trung Mỹ, chủ yếu là để tìm nguồn cung mặt hàng quần áo.

Đầu tư vào sản xuất đang gia tăng ở Honduras và Nicaragua, và đầu tư vào Nicaragua đã vượt qua Guatemala, mặc dù Nicarague đã mất đi TPL (Tariff Preference Level) vào năm 2015.

Các công ty Gildian, Haines và Sae-A gần đây cũng đã dành một khoản tiền đầu tư lớn vào việc sản xuất các loại sợi polyester mới ở khu vực Trung Mỹ.

Vấn đề nhập cư

Theo ông Ceballos, Mỹ sẽ không thể thay thế Trung Mỹ bằng Việt Nam vì như vậy có thể khiến gia tăng lượng người nhập cư bất hợp pháp. Thực ra, Mỹ hy vọng sẽ đưa được 750 triệu USD vào Tam giác phía Bắc khu vực Trung Mỹ (gồm Guatemala, Honduras và El Salvador) theo kế hoạch Liên Minh Thịnh Vượng dành cho khu vực Trung Mỹ của nước này.

Quỹ trên sẽ được dành riêng để cải thiện an ninh và phát triển cơ sở hạ tầng nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng GDP ở khu vực vốn nổi tiếng với nhiều tệ nạn và tội phạm trên. Ông Ceballos hy vọng số tiền rất lớn mà quỹ này cung cấp cũng sẽ giúp phát triển lĩnh vực dệt may ở khu vực này

Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ theo TPP vì nước này sẽ phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt mà nước này vốn không quen thuộc.

Theo ông Ceballos, Việt Nam hiện đang hoạt động dựa trên cơ sở thương mại mở, tức là không tuân theo quy tắc nào. Nhưng khi hiệp định TPP có hiệu lực, Mỹ sẽ giám sát để bảo đảm Việt Nam tuân thủ đầy đủ các quy tắc trong hiệp định này. Do đó, ông Ceballos cho rằng khi đó, Việt Nam sẽ không thể tiếp tục tăng trưởng thị phần tại Mỹ với tốc độ tương tự hiện tại.

Trung Mỹ hiện đang bị chia rẽ trong vấn đề liệu có nên gia nhập hiệp định TPP hay không. Nguyên nhân chủ yếu là do Guatemala và El Salvador là các nhà sản xuất nguyên liệu vải lớn trong khi các nước còn lại thì tập trung nhiều hơn vào mảng sản xuất trang phục. Ông Ceballos cũng nhận định việc sửa đổi DR-CAFTA nhằm giúp ngành công nghiệp dệt may Trung Mỹ có nhiều quy định linh hoạt hơn sẽ rất khó đạt được.

Honduras muốn tham gia hiệp định TPP nhưng nhiều nước khác lại không muốn vì các nước này có ngành công nghiệp dệt may lớn hơn Honduras và họ sẽ không được hưởng được nhiều lợi ích nếu gia nhập TPP.

Dệt may Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn hơn các nước Trung Mỹ khi TPP được thực thi

Ông Tony Malouf, Giám đốc của hãng sản xuất sợi Tejidos Corporativos, nhận định rằng Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với khó khăn ngày càng tăng.

Theo ông Malouf, "sau khi xem xét kỹ lưỡng cho thời hạn mười năm theo DR-CAFTA, ông nhận thấy rằng DR-CAFTA sẽ mang lại cho khu vực Trung Mỹ lợi thế, vì các nước Trung Mỹ sẽ không phải chịu sự giám sát quá mức chặt chẽ về các vấn đề tiêu chuẩn lao động và môi trường như Việt Nam.

Ông Malouf cho biết, ban đầu xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng nhưng cuối cùng nước này sẽ giống như Trung Quốc, tức là sẽ đạt trạng thái bình ổn và không tăng tiếp được nữa.

Trong khi Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho hiệp định TPP,  Trung Mỹ có cơ hội phát triển các loại sợi tổng hợp mới và vải chuyên dụng để sản xuất ra những sản phẩm may mặc thời trang hơn, chiếm lượng tồn kho nhỏ nhưng có vòng quay lớn.  

Ngoài ra Trung Mỹ cũng có thể tập trung nghiên cứu các loại vải polyester tái chế và các loại vải thân thiện môi trường khác để có thể nổi bật hơn trên thị trường thế giới so với Việt Nam và các đối thủ châu Á đang phát triển khác như Malaysia.

Nhưng theo ông Jose Antonio Lopez, một nhà quản lý sản xuất của HANSAE ở Nicaragua cho biết vẫn còn nhiều việc khác cần phải làm, chẳng hạn như nâng cao công nghệ để sản xuất hiệu quả hơn.

Mặc dù Trung Mỹ đang dần trở thành một nhà cung cấp lớn đối với mặt hàng thời trang, nhưng nhìn chung kiểu dáng và loại vải hàng thời trang từ khu vực này vẫn chưa thực sự nổi bật. Theo ông Lopez, Trung Mỹ vẫn chưa có đủ khả năng để làm hàng dệt kim hay hàng đan dọc. Trung Mỹ vẫn cần thêm nhiều khoản đầu tư và đào tạo.

Tuy nhiên, ông Lopez cũng cho biết gần đây HANSAE đã đẩy mạnh nâng cao kỹ thuật để gia tăng hiệu quả sản xuất, trong khi các đối thủ của HANSAE gồm Sae-A và Gildian cũng đã thiết lập các phòng ban kỹ thuật mới.

Theo http://www.just-style.com – TV

Từ khóa: Trung Mỹ, căng thẳng, vì TPP

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007414438
Go to top