Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtHoàn thiện TPP: Một bước quan trọng cho Đông Á

Hoàn thiện TPP: Một bước quan trọng cho Đông Á

law-2

Việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được xem là sẽ cung cấp một liều thuốc bổ cho các nền kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Sau khi kết thúc đàm phán cuối mùa thu năm ngoái, Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cuối cùng đã được ký kết bởi 12 quốc gia thành viên vào ngày 4 tháng 2 năm 2015. Hiệp định thương mại do Mỹ dẫn đầu này sẽ chỉ có hiệu lực sau khi tất cả các thành viên phê chuẩn thỏa thuận. TPP được đề xuất là một hiệp định thươngmại và đầu tư toàn diện đang được đàm phán giữa 12 nước ven bờ Thái Bình Dương, baogồm cả Mỹ. Với tổng dân số khoảng 800 triệu người và tổng GDP khoảng 28 ngàn tỉUSD, 12 nước này chiếm 11% tổng dân số thế giới và khoảng 40% tổng GDP thế giớinăm 2012.

Ngoài Mỹ, hiệp định bao gồm Canada, Mexico, Australia, New Zealand, Peru và Chile. Năm trong số các quốc gia thành viên hiện tại đang ở khu vực Đông Á gồm Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Singapore. Những quốc gia khác trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines cũng đã thể hiện sự quan tâm đến việc gia nhập TPP.

Tại Mỹ, TPP đã được báo trước bởi chính quyền Obama như một thỏa thuận chiến lược làm nền tảng cho chính sách "tái cân bằng" tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Trong thực tế, Barack Obama thậm chí đã đóng khung TPP là một nỗ lực nhằm đảm bảo rằng Trung Quốc không thể "viết các quy tắc" về các vấn đề kinh tế khu vực.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - không chỉ là một sự sắp xếp kinh tế thúc đẩy lợi ích của các công ty và tạo việc làm cho người dân trên cả hai bờ Thái Bình Dương mà còn là một công cụ địa chính trị để làm suy giảm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và cuối cùng buộc Trung Quốc phải đồng ý với các luật lệ kinh tế của Mỹ. Luật sư Jane Kelsey của New Zealand cho biết, đó là những điều cơ bản Tổng thống Obama đã nói trong cuộc tranh luận bầu cử tổng thống trước ứng cử viên đối thủ Romney trong năm 2012 - "Chúng tôi đang tổ chức các mối quan hệ thương mại với các nước khác ngoài Trung Quốc để Trung Quốc bắt đầu cảm thấy áp lực nhiều hơn về đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế cơ bản. Đó là khả năng lãnh đạo chúng tôi đã thể hiện trong khu vực và chúng tôi sẽ tiếp tục thể hiện. TPP có các quy tắc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nghiêm ngặt, chống lại cạnh tranh không công bằng…nhằm tạo ra một mô hình kinh tế chuẩn mực trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nói cách khác, Washington phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi hệ thống quy tắc kinh tế và an ninh trong khu vực. Trong khi nó không chắc rằng TPP sẽ được phêchuẩn trước khinhiệm kỳ của Obama kết thúc. TPP vẫn là trụ cột kinh tế "tái cân bằng" của Obama và đã được bổ sung bằng nhiều sáng kiến ​​thành công về mặt quốc phòng và an ninh (tính đến thời điểm này).

Những lợi ích của Nhật Bản khi tham gia TPP

Bên cạnh việc đảm bảo lợi ích kinh tế và chiến lược của Washington trong khu vực, TPP sẽ cung cấp một liều thuốc bổ cho các quốc gia châu Á thành viên. Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, có thể đạt được nhiều lợi íchkhi hiệp định được thực thi.

Tuy nhiên, Tokyo đã phải đối mặt với những thách thức lớn nhất là sự phản đối trong nước và thực hiện những cải cách quan trọng cần thiết đầy thách thức, nếu hiệp định được đưa vào thực thi. Các thành viên TPP chiếm gần một phần ba tổng thương mại của Nhật Bản - một con số vượt quá thương mại với Trung Quốc.

TPP đại diện cho một liên kết chiến lược giữa Mỹ và khu vực - một hệ quả tất yếu cần thiết cho quan điểm nhất quán của Washington với ý định nâng cao và duy trì vai trò quan trọng hơn của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tokyo đã có một trang web các hiệp định tự do thương mại song phương trong khu vực TPP (với tám trong số 11 nước thành viên), nhưng lợi ích thực sự là tiếp cận thị trường Mỹ. Một vấn đề quan trọng nữa là sự bao gồm Canada và New Zealand - hai thành viên khác mà Nhật Bản hiện đang chưa có FTA.

Một nghiên cứu của Văn phòng Nội các Nhật Bản cuối tháng 12 cho rằng, GDP của nước này được dự báo sẽ tăng 140 tỷ USD hoặc 2,6% nhờ hiệp định thương mại này. Ngoài dòng chảy thương mại tăng, thỏa thuận này sẽ mở ra cánh cửa cho sự gia tăng đáng kể đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thị trường các nước thành viên".

Xét cho từng lĩnh vực cụ thể, TPP sẽ thúc đẩy sản xuất ô tô của Nhật Bản thông qua tiếp cận thị trường Mỹ lớn hơn và rẻ hơn, thị trường hàng đầu cho xe xuất khẩu của Nhật Bản.

Những bất lợi thuộc về các mặt hàng nông sản, nhóm mà Tokyo đã buộc phải nhượng bộ đau đớn về thuế quan vốn từ trước tới nay luôn áp ở mức cao để nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài như thịt bò, thịt lợn và sữa. Trước khi phê chuẩn, TPP sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ trong quốc hội Nhật Bản.

Có sự quan tâm đặc biệt tại Nhật Bản - đặc biệt là nhóm trang trại vốn đang lo ngại rằng TPP sẽ hủy diệt thị phần của họ khi dỡ bỏ thuế quan truyền thống và hàng rào phi thuế quan bảo vệ ngành công nghiệp của họ.

Lợi ích của các quốc gia khi tham gia ký kết TPP

Nhưng Nhật Bản không phải là nước duy nhất ở Đông Nam Á được hưởng lợi từ TPP. Việt Nam, Singapore, Malaysia và Brunei tất cả đều đảm bảo một chỗ đứng trong khu vực mạnh hơn thông qua sự tham của họ trong thương vụ này.

Việt Namđược cho là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định này. Theo Eurasia Group, GDP của Việt Nam có thể tăng trưởng 11% khi tham gia TPP. Trong khi đó, Malaysia có thể đạt được tăng trưởng GDP 6%, Singapore và Brunei giành 2% và 1% tương ứng từ việc tham gia hiệp định.

Malaysia và Việt Nam sẽ đượchưởng lợi nhiều nhất lớn trong lĩnh vực dệt may và quần áo, trong khi Singapore sẽ đạt được lợi ích trong các lĩnh vực công nghệ cao và các điện tử.

Nhưng bên cạnh những lợi ích kinh tế, hoàn thiện TPP sẽ là một chiến thắng về địa chính trị cho các thành viên khối thương mại trong khu vực Đông Nam Á. TPP đại diện cho một liên kết chiến lược giữa Mỹ và khu vực - một hệ quả tất yếu cần thiết cho quan điểm nhất quán củaWashington rằng nó có ý định nâng cao và duy trì vai trò quan trọng hơn của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Việt ký kết và thông qua hiệp định này là vô cùng cần thiết khi nhiều quốc gia trong khu vực Đông Á đang phải vật lộn với sự nổi lên của Trung Quốc và lo ngại về sự quyết đoán của mình - đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hải ở Biển Đông và Nam Trung Quốc.

Việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được xem là sẽ cung cấp một liều thuốc bổ cho các nền kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Có lẽ quan trọng hơn, hiệp định này sẽ giúp trấn an mạng lưới các liên minh và quan hệ đối tác chủ chốt của Washinton trong khu vực rằng Mỹ có ý định duy trì một chiến lượctăng cường tham gia năng động và đa dạng ở châu Á trong dài hạn.

J Berkshire Miller là giám đốc của Hội đồng về chính sách quốc tế và là một thành viên Đông Nam Á cho Viện EastWest.

Theo Al Jazeera – PT

Từ khóa: Hoàn thiện TPP,  một bước quan trọng, Đông Á

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007414460
Go to top