Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin hội nhập trong nướcDN Việt Nam cần chuẩn bị chiến lược để nắm bắt cơ hội khi EVFTA được ký

DN Việt Nam cần chuẩn bị chiến lược để nắm bắt cơ hội khi EVFTA được ký

Hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU tăng cường năng lực và chuẩn bị các giải pháp, chiến lược tốt nhất trong việc tuân thủ các quy tắc và quy chuẩn kỹ thuật của thị trường EU khi hai Bên thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU thực sự là việc nên làm ngay lúc này.

Với mục đích trên, ngày 19/6, tại Hà Nội, Dự  án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) hỗ trợ Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam tổ chức Hội thảo “ Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật xuất khẩu vào thị trường EU”.

Thông tin tới Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – EU tăng 7 lần từ 4,5 tỷ USD (2001) lê 33,7 tỷ USD (2013). Từ năm 2012, EU đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất và là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, tập trung vào các sản phẩm dệt may, giày dép, điện thoại và linh kiện máy tính, nông sản, thủy sản, đồ gỗ...Đây là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh với các nước. Trong khi đó, EU chủ yếu xuất khẩu sang Việt Nam các sản phẩm như máy móc – thiết bị - dụng cụ, dược phẩm, sữa và sản phẩm từ sữa. Đặc điểm của thị trường EU là tính bổ trợ cao giữa hai thị trường.

Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 42% kim ngạch XK của VN sang Châu Âu được hưởng mức thuế GSP là 0%, tuy nhiên, thời gian tới, để được hưởng mức thuế này, điều kiện dành cho Việt Nam sẽ còn chặt chẽ hơn. Thị trường EU cũng rất khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt. Để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này đòi hỏi DN trong nước cần chuẩn bị chiến lược, giải pháp để thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường EU.

Quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai bên còn thể hiện qua việc 23/28 nước thành viên EU có dự án đầu tư vào Việt Nam. Cho đến cuối năm 201, EU có hơn 1.900 dự án đầu tư ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký 33,6 tỷ USD, vốn thực hiện 13 tỷ USD. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là ngành công nghệ cao, có xu hướng chuyển sang lĩnh vực dịch vụ.

Nhận thức được tầm quan trọng của Hiệp định FTA Việt Nam - EU trong việc thúc đẩy xuất nhập khẩu, tháng 10/2010, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu tuyên bố thống nhất khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Tiếp đó, ngày 26/6/2012, Bộ trưởng Bộ Công thương và Cao ủy Thương mai EU Karel De Gucht chính thức tuyên bố khởi động đàm phán. Đến nay, hai bên đã hoàn tất 07 phiên đàm phán, dự kiến phiên đàm phán thứ 8 sẽ diễn ra ngày 23-27/62014 tại Bruxsel, Bỉ. Hai bên đặt quyết tâm cao nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản hoàn tất đàm phán trong năm 2014.
FtaEUVN
90% kim ngạch xuất khẩu của VN sang EU sẽ được hưởng thuế 0%

Thực tế, nếu Việt Nam có Hiệp định tự do thương mại với EU thì tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này được hưởng mức thuế 0% sẽ tăng lên đáng kể, thậm chí có thể đạt mức 90%. Như vậy, sẽ tạo cơ hội tiếp cận thị trường, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là những sản phẩm ta có thế mạnh như dệt may, thủy sản, giày dép, sản phẩm gỗ...Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng cường tham gia chuỗi cung ứng, thúc đẩy đầu tư của các nước thành viên EU vào Việt Nam, nhờ thế giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang có nhiều chuyển biến và hội nhập sâu rộng, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp không ít thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc ký kết các hiệp định thương mại tự do là một trong những định hướng chiến lược không chỉ của Việt Nam mà của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Trong số đó, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và đang được tích cực đẩy mạnh đàm phán nhằm hướng tới mục tiêu kết thúc đàm phán trong năm 2014. EU hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là thị trường nhập khẩu lớn thứ năm của Việt Nam. Các doanh nghiệp kì vọng FTA VN-EU sẽ đem lại cơ hội cho hoạt động kinh doanh nhưng cũng nhận thấy nhiều thách thức cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Bên cạnh những lợi thế dành cho doanh nghiệp khi EVFTA được ký kết, các DN sẽ chịu sức ép cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt, các doanh nghiệp có sức cạnh tranh yếu sẽ phải trưởng thành thực sự để thích nghi với sự điều chỉnh quy định và chính sách về thương mại, đầu tư, đấu thầu và sở hữu trí tuệ.

Theo khuyến nghị của bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công thương), doanh nghiệp sẽ phải thích ứng với các quy định sẽ thay đổi trong thời gian tới. Ngay lúc này, các doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin về cam kết của các bên, qua đó xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh để nắm bắt được cơ hội, đặc biệt là quy định về xuất xứ để đảm bảo được hưởng ưu đãi. Kèm theo đó cần xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp để tận dụng cam kết mở cửa thị trường, đối phó với cạnh tranh, tham gia chuỗi cung ứng khu vực. Ngoài ra, doanh nghiệp cần nắm vững tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm và thói quen tiêu dùng của EU. Đó là mục tiêu trước mắt để chuẩn bị đối phó với những tác động về mọi mặt của EVFTA, còn về dài hạn, doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu.

Theo eFinance Online

Từ khóa: doanh nghiệp, chuẩn bị, chiến lược, cơ hội, EVFTA

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007416587
Go to top