Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin hội nhập trong nướcViệt Nam - Hàn Quốc: Thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế hướng tới nền kinh tế xanh và sáng tạo

Việt Nam - Hàn Quốc: Thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế hướng tới nền kinh tế xanh và sáng tạo

vn hq

Đây cũng là chủ đề của “Diễn đàn kinh tế và thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 2022” (VIKOEF 2022) diễn ra vào sáng 18/10. Diễn đàn được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Hàn Quốc (15/8/1945-15/8/2022), đồng thời đánh dấu sự kiện quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc: kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, nâng cấp quan hệ hai quốc gia lên “Đối tác chiến lược toàn diện”.

Sáng 18/10/2022, tại Grand Plaza Hanoi Hotel, trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam- Hàn Quốc, Đại học Quốc gia Pusan (Hàn Quốc), Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KORCHAM) tổ chức “Diễn đàn kinh tế và thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 2022” (VIKOEF 2022), chủ đề “Kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc 2022: Sự chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế hướng tới nền kinh tế xanh và sáng tạo”. 

Đây là diễn đàn được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Hàn Quốc (15/8/1945-15/8/2022), đồng thời đánh dấu sự kiện quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc: kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, nâng cấp quan hệ hai quốc gia lên “Đối tác chiến lược toàn diện”.

Ngày 9/2/2022, Hàn Quốc tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng đầu tiên của Chương trình Khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tại Seoul, hoàn thành xuất sắc vai trò đồng Chủ tịch của chương trình giai đoạn 2018-2022. Việt Nam sẽ tích cực phát huy vai trò điều phối quan hệ ASEAN - Hàn Quốc, chung tay thúc đẩy quan hệ phát triển, hướng tới thiết thực kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ASEAN - Hàn Quốc năm 2024.

Tham dự diễn đàn có PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường, trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN; TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc (VIKOFA), Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; GS.TS. Lee Keunjae, Đại học Quốc gia Pusan (Hàn Quốc); ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM); ông Min Moonki, Tùy phái viên Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam; ông Ko Sang Goo, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Hàn Quốc - Việt Nam (KOVIFA); các doanh nghiệp; Các cơ quan, tổ chức phát triển; các hiệp hội và hội nghề nghiệp, giảng viên đại học và các nhà khoa học.

Về quan hệ kinh tế, những năm gần đây, Hàn Quốc luôn nằm trong top những quốc gia dẫn đầu về đầu tư vào Việt Nam. Năm 2020, doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam 3,949 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn FDI vào Việt Nam trong năm và đứng thứ 2 trong tổng số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, chỉ sau Singapore. Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam đóng góp khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu quốc gia, trong đó hơn 1/2 là các mặt hàng điện tử và khoảng 1/4 là của 1 doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc trong đó có Samsung Việt Nam. Điều này cho thấy tác động cũng như đóng góp quan trọng của FDI Hàn Quốc đối với xuất khẩu của Việt Nam.

Doanh nghiệp Hàn Quốc hiện có mặt ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam: dịch vụ, logistics, tài chính ngân hàng, may mặc, xây dựng, chế tạo, công nghiệp chế biến,... tạo việc làm cho khoảng 700.000 lao động địa phương, thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp xây dựng, dịch vụ, xuất khẩu phát triển, góp phần chuyển đổi cơ cấu. Gia tăng dòng vốn FDI của Hàn Quốc trong giai đoạn vừa qua còn giúp Việt Nam cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Hàn Quốc hiện đã đầu tư tại 59 tỉnh thành phố của Việt Nam (trong đó có khu vực dầu khí). Bắc Ninh là địa phương dẫn đầu về vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam với 957 dự án, tổng vốn đầu tư là 10,7 tỷ USD, chiếm 14,9% tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam; đứng thứ hai là Hải Phòng với 185 dự án, tổng vốn đầu tư 8,1 tỷ USD, chiếm 11,2% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là Hà Nội với 2.327 dự án, tổng vốn đầu tư 7,78 tỷ USD, chiếm 10,8%. Tiếp theo là Đồng Nai, Thái Nguyên, Tp Hồ Chí Minh và các địa phương khác.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) chính thức được ký ngày 5/5/2015 và có hiệu lực từ ngày 20/12/2015. Đây là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên trong số các FTA song phương giữa Việt Nam với các đối tác kinh tế. Sau 6 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng từ 43,7 tỷ USD năm 2015 lên 74,1 tỷ USD năm 2021.

Trong 8 tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh dịch COVID 19 vẫn đang diễn biến phức tạp, việc nhập cảnh của nhà đầu tư vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam vẫn đạt kết quả rất khả quan. Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam (sau Singapore và Nhật Bản) trong 8 tháng đầu năm với 251 dự án mới, 179 dự án tăng vốn và 967 lượt dự án góp vốn, mua cổ phần với tổng vốn đăng ký 2,43 tỷ USD, chiếm tới 12,7% tổng vốn FDI vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm.

Trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục, sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác trong lĩnh vực văn hóa- giáo dục giữa Hàn Quốc và Việt Nam đã không ngừng được tăng cường. Do hai bên có nền tảng văn hóa tương đồng, người dân Hàn Quốc đã rất quen thuộc với văn hóa Việt Nam, ngược lại người Việt Nam cũng biết nhiều về văn hóa Hàn Quốc. Trong số 32 trung tâm văn hóa Hàn Quốc mở tại 27 quốc gia, Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam (thành lập tháng 11/2006) là trung tâm văn hóa đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á và đóng vai trò là cầu nối văn hóa giữa hai nước. Cùng với văn hóa, giáo dục được coi là một trong các ưu tiên trong Chiến lược đối tác phát triển của Hàn Quốc với Việt Nam. Tính đến cuối tháng 10/2017, đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt gần 66 triệu USD với 62 dự án, chiếm khoảng gần 9% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này của Việt Nam. Năm 2019, số lượng du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc lớn thứ hai (sau Trung Quốc) với 37.426 sinh viên (chiếm 23,4% tổng số sinh viên nước ngoài đang theo học các chương trình giáo dục bậc đại học tại Hàn Quốc).

Bên cạnh các lĩnh vực kể trên, Việt Nam và Hàn Quốc cũng đang hợp tác chặt chẽ và trao đổi kinh nghiệm về thúc đẩy tăng trưởng xanh. Ngày 30/5/2021, tại Hội nghị thượng đỉnh Đối tác về tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ hai khai mạc tại thủ đô Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã công bố kế hoạch tăng cường hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, bằng cách tăng đáng kể Vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ nay tới năm 2025 cho các dự án thân thiện môi trường và bảo vệ khí hậu.

“Diễn đàn kinh tế và thương mại Việt Nam - Hàn Quốc 2022” (VIKOEF 2022) tổ chức hướng tới các mục tiêu:

- Làm rõ những thành tựu của mô hình nhà nước kiến tạo phát triển của Hàn Quốc và những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể vận dụng trong bối cảnh phát triển hiện nay.

- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế và thương mại gắn với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu Ong giữa hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc. 

- Kết nối các đối tác thương mại, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam và Hàn Quốc, đánh giá thực trạng và tìm kiếm giải pháp tháo gỡ các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế; cung cấp những luận cứ khoa học, các giải pháp chính sách, tài chính, kĩ thuật và xã hội hướng tới mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và phát triển bền vững tại Việt Nam và Hàn Quốc.

Diễn đàn bao gồm 04 phiên chuyên đề, phiên tổng thể và các phiên thảo luận chính sách. Tại các phiên chuyên đề, các diễn giả thảo luận về những nội dung chính là: Chuyển đổi số, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam và Hàn Quốc; Phát triển nền kinh tế xanh tại Việt Nam và Hàn Quốc; Hợp tác kinh tế văn hóa, giáo dục và thế thao Việt Nam - Hàn Quốc. Có 03 báo cáo tham luận được trình bày: Chính SOCI 40/18 trưởng xanh tại Hàn Quốc” (Ông Donghyun Ko, nghiên cứu sinh chuyên ngành Kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN); “Nhìn lại văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam” (TS. Nguyễn Thị Phi Nga, giảng viên trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN); “Bằng Hà chứng về tác động của thuế đến giá nhà tại các nền kinh tế tiên tiến trong APEC” (GS.TS. Yoon Yeo Jun, Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc). PGS.TS. Nguyễn An Thịnh (Trưởng khoa Kinh tế phát triển, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN) và GS.TS. Lee Keunjae (Trưởng khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc) chủ tọa thao luận tại các phiên chuyên đề.

Trong phiên toàn thể, trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN giới thiệu Ấn phẩm bằng tiếng Anh “Sự chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam và Hàn Quốc trong thế kỷ XXI hướng tới nền kinh tế xanh và sáng tạo” do Nhà xuất bản ĐHQGHN phát hành. Các đồng chủ biên của cuốn sách bao gồm: PGS.TS. Nguyên Trúc Lê (Bi thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường, trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Trưởng ban tổ chức diễn đàn), TS. Vũ Tiến Lộc (Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội), PGS.TS. Nguyễn An Thịnh (Trưởng khoa Kinh tế phát triển, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN) và GS.TS. Lee Keunjae (Trưởng khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc). Cuốn sách dày khoảng 450 trang với lời giới thiệu của Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM).

Nội dung cuốn sách gồm 21 chương được cấu trúc theo 4 nhóm chủ đề: Hợp tác kinh tế và thương mại tại Việt Nam và Hàn Quốc (phần 1); Quan hệ đầu tư và kinh doanh giữa Việt Nam và Hàn Quốc (phần 2); tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam và Hàn Quốc (phần 3); chuyển đổi văn hóa – xã hội và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam và Hàn Quốc (phần 4). Điểm nổi bật của cuốn sách là cung cấp cho người đọc thông tin tổng hợp về thực trạng, bài học kinh nghiệm và những hàm ý chính sách của Việt Nam và Hàn Quốc trong tất cả các lĩnh vực hợp tác phát triển, đặc biệt là những cơ hội thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam – Hàn Quốc đi vào chiều sâu, hiệu quả trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA).

Tại phiên toàn thể, các diễn giả thảo luận về chủ đề: “Bức tranh kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc: từ kỳ tích sông Hàn và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. Có 02 báo cáo tham luận được trình bày trong phiên toàn thể: “Mô hình tăng trưởng của Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc” (GS.TS. Lee Keunjae, Trưởng khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc); “Vai trò của Nhà nước trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường: Kinh nghiệm của Hàn Quốc và ý nghĩa đối với Việt Nam” (PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp, Phó Trưởng khoa Kinh tế chính trị, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN). 

Phiên thảo luận tập trung vào mối quan hệ kinh tế và thương mại Việt Nam - Hàn La Quốc hướng tới nền kinh tế xanh và sáng tạo và những khuyến nghị chính sách cho Việt TH Nam. Các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến về xây dựng chính sách cho Việt Nam, bao gồm: PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê, PGS.TS. Nguyễn An Thịnh (Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN), GS.TS. Lee Keunjae, GS.TS. Choi Sung Hee, GS.TS. Yoon Yeo Jun (Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc), GS.TS. Jang Yong Jun (Đại học Kyung Hee, Hàn Quốc), ông Hong Sun (Phó Chủ tịch KORCHAM) và đại diện các doanh nghiệp Hàn Quốc. Phiên này do PGS.TS. Nguyễn Anh Thu (Phó Hiệu trưởng, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN) và TS. Vũ Tiến Lộc làm chủ tọa. Ý kiến tham luận của các đại biểu tập trung vào các vấn đề:

- Vấn đề quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc: Phát triển kinh tế Hàn Quốc, chuyển đổi mô hình phát triển, nền kinh tế sáng tạo và mô hình nhà nước kiến tạo phát triển; Đánh giá tổng quan 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam và Hàn Quốc; Thực trạng quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Hàn Quốc:  chính sách, rào cản thương mại, xúc tiến thương mại và đầu tư; Cơ hội và thách thức đối với quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ VKFTA: thuế quan, phi thuế quan, quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ đầu tư; Giải pháp thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc: tổ chức các chương trình nhằm nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam từ VKFTA, thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm tư vấn cung cấp thông tin về thương mại và đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc.

- Vấn đề phát triển xanh, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam và Hàn Quốc: Chính sách phát triển xanh, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu: Những thành quả và kinh nghiệm trong thực hiện Chính sách tăng trưởng xanh của - Hàn Quốc sẽ rất bổ ích cho các nước đang phát triển như Việt Nam, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tái cơ cấu nền kinh tế và phát triển bền vững. Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện và phê duyệt Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia với mục tiêu đến năm 2050. Chính sách tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển xanh của Hàn Quốc mở ra nhiều cơ hội phát triển sâu rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác Việt Nam và Hàn Quốc. 

- Vấn đề Hợp tác kinh tế giáo dục, văn hóa và thể thao giữa Việt Nam và Hàn Quốc: Chính sách thúc đẩy hợp tác về kinh tế văn hóa và thể thao: Hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong các lĩnh vực thể thao thành tích cao. Việt Nam và Hàn Quốc phối hợp tổ chức các sự kiện quảng bá văn hóa, du lịch như “Lễ hội văn hóa và ẩm thực Việt Nam- Hàn Quốc” “Những ngày Hàn Quốc tại Việt Nam”, “Tuần lễ Văn hóa-Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc” “Tuần phim Hàn Quốc tại Việt Nam”,... Hai bên chú trọng hợp tác trong lĩnh vực di sản văn hóa, phối hợp nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể, khai quật và nghiên cứu về các di sản văn hóa biển... Chính sách thúc đẩy hợp tác về kinh tế giáo dục: hợp tác về văn hóa - xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục và công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa hai quốc gia không ngừng được mở rộng. Các đơn vị nghiên cứu về Hàn Quốc tại Việt Nam có chung mục đích là đây mạnh các hoạt động nghiên cứu, giới thiệu về đất nước, lịch sử con người, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, ngôn ngữ, quan hệ quốc tế của Hàn Quốc; góp phần cung cấp thông - tin, luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách đối ngoại giữa hai quốc gia. Tại Hàn Quốc, hàng loạt cơ sở giáo dục đại học như Đại học ngoại ngữ Pusan, Đại học Công nghiệp Chung Nam, Đại học chuyên ngữ Sung Sim, Đại học Liên hiệp châu Á,... đã thành lập Khoa đào tạo tiếng Việt.

- Vấn đề chuyển đổi số, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc: huyển đổi số đang trở thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, qua đó mở ra nhiều cơ hội và triển vọng tăng trưởng cho Việt Nam trong tương lai gần. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngay từ khi khởi nghiệp, việc tiếp cận và chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp chuyển hóa hoạt động và quá trình vận hành từ phản ứng chạy theo với những diễn biến trên thị trường sang tâm thế chủ động theo dõi diễn biến của thực tế và tiên lượng những gì sẽ xảy ra. Tùy theo các cấp độ chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể đi theo, đáp ứng và dẫn đầu các thay đổi. Việt Nam thực hiện “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030” với mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.

Đây là một diễn đàn để các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc trình bày và thảo luận những vấn đề về hợp tác phát triển trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa, xã hội, đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong bối cảnh hiện nay. Diễn đàn này sẽ mở ra những hợp tác mới trong nghiên cứu giữa các trường đại học thuộc ĐHQGHN với các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức phát triển, các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam và Hàn Quốc, hướng tới giải quyết các vấn đề lớn về phát triển bền vững kinh tế xã hội, tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam và Hàn Quốc.

Nguồn: Doanh nghiệp Hội nhập

Từ khóa: Việt Nam- Hàn Quốc

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393653
Go to top